Văn hóa truyền thống

Câu chuyện về đạo vợ chồng

07/05/22, 08:10
nên duyên vợ chồng
Người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, có thể kết thành vợ chồng thì mối duyên càng sâu đậm (ảnh: Pinterest).

Đạo vợ chồng rất thiêng liêng. “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên.

Gia thế của chàng trai và cô gái

Hách Vân Sĩ là người Dương Châu Nghi; những năm cuối thời Càn Long từng đảm nhiệm chức Sử Bộ Lang trung. Khi đó, Hòa Thân lạm quyền tham ô, Hách Vân Sĩ a dua, nịnh hót. Khi đề bạt nhân tài cũng là những tay chân cấp dưới của họ; từ đó nhận của đút lót cho Hòa Thân. Hách Vân Sĩ cũng nhân cơ hội đục nước béo cò, từ đó ngày một giàu có.

Hách Vân Sĩ có một người con trai khờ khạo. Vợ lẽ của Hách Vân Sỹ là Lý Thị sinh được hai người con gái là Ngao Ngọc và Sô Ngọc. Ngao Ngọc được gả cho Lưu Văn Ba, con trai quan án sát Quảng Đông. Sô Ngọc mới mười lăm tuổi, nhưng dung mạo vô cùng xinh đẹp, tựa như tiên nữ giáng phàm. Hách gia vô cùng yêu quý cô con gái này, muốn tìm một gia đình giàu có làm thông gia.

Đạo vợ chồng dân gian cư xử với nhau trọng nhất là hai chữ hoà thuận
Hai gia đình quả thực môn đang hậu đối (ảnh minh họa)

Hách Vân Sĩ rất giỏi Bát tự, tướng số, bói toán. Ông có một người bạn tốt tên Lã Phượng Đài, là một vị gián quan.

Ngày nọ, Hách Vân Sĩ cố ý để Lã Phượng Đài nói ra ngày tháng năm sinh của mình; để có thể xem bói cho ông ta. Ông bói ra người bạn này có mệnh phú quý có thể làm tới quan nhất phẩm; con trai ông ta cũng là người có mệnh phú quý.

Con trai Lã Phượng Đài tên Lã Sênh, tự Tấn Trai; dung mạo giống như ngọc quý được khảm trên vương miện. Dù mới mười bảy tuổi đã có thể viết chữ rất đẹp theo phong cách thư pháp của Chử Toại Lương.

Biến cố xảy đến với gia đình chàng trai

Nhà họ Lã cũng muốn cưới được một cô con dâu tốt; nhưng vẫn chưa tìm được đối tượng ưng ý. Hách Vân Sĩ nhờ người mai mối, bày tỏ nguyện vọng muốn làm thông gia. Lã gia từ lâu đã nghe nói, Hách Sô Ngọc xinh đẹp như tiên nữ, vì vậy đã đồng ý cuộc hôn nhân này. Sau lễ đính hôn, mối quan hệ hai gia đình lại càng trở nên thân thiết.

Con người gặp nhau là bởi chữ duyên, sống và yêu nhau là bởi chữ nợ.
Sau lễ đính hôn biến cố lại xảy đến với gia đình chàng trai (ảnh minh họa pinterest)

Lã Phượng Đài có một người thầy là Vương Hoài Tổ, người Cao Bưu; là quan chủ khảo trong các kỳ thi của ông. Vương Hoài Tổ nổi tiếng khắp cả nước trong việc nghiên cứu những tác phẩm kinh điển.

Một hôm cả hai bàn luận về những việc làm hại dân hại nước của Hòa Thân. ông Vương tin rằng hoàng thượng tuổi đã cao, tất sẽ càng thiên lệnh tin tưởng Hòa Thân. Ông chuẩn bị liệt kê và bình luận những tội ác của Hòa Thân. Lã Phượng Đài nói: “Học trò đã muốn luận tội ông ta từ lâu, nay đã thu thập được 24 tội trạng, viết ra bản thảo và ký tên rồi. Sáng mai sau khi thắp hương, lễ bái sẽ đệ trình lên hoàng thượng”.

Vương tiên sinh vô cùng kinh ngạc nói: “Con thực sự can đảm như vậy sao? Vậy thì tấu trương của lão già này cũng sẽ được trình lên ngay sau đó”.

Lã Phượng Đài trở về nhà, cặm cụi biên soạn tấu chương suốt đêm. Ngay sau khi bản tấu chương được trình lên hoàng thượng, đã có mệnh lệnh truyền xuống, Lã Phượng Đài bị bắt và bỏ tù.

Cha của chàng trai bị đày ra biên cương

Lã Sênh đến tìm nhạc phụ tương lai để cầu xin cứu cha mình. Hách Vân Sĩ cười khẩy, chế nhạo nói:

“Cha cậu thật là ngu xuẩn, Hòa đại nhân có thù hận gì với cha cậu? Cha cậu phát biểu ngông cuồng. Hiện nay triều đình vô cùng tức giận; nếu chỉ trừng trị bằng cách đầy ải ra biên cương là quá may mắn rồi. Ta có thể giúp ông ấy như thế nào được nữa? Hơn nữa, khi đính hôn, ta chẳng qua chỉ dựa vào kiến thức bói toán nông cạn ban đầu bói toán cho rằng cha cậu có thể làm tới chức quan to. Đó là vì ta chiêm bói không chuẩn xác. Hôm nay sao lại tới dùng mối nhân duyên này mà làm phiền”.

Nghe thấy giọng điệu tức giận của Hách Vân Sĩ, Lã Sênh chỉ còn cách cáo từ.

Sau đó, Lã Phượng Đài được Lưu Dung biện hộ giúp, được giảm án, đưa tới trấn thủ biên cương ở Urumqi. Lã Sênh tới bên đường, khóc lóc tiễn cha, xin được cùng cha đi canh giữ biên giới. Lã Phượng Đài giận dữ nói: “Ta ăn nói thẳng thắn, can gián, tự biết trước sẽ gặp phải họa binh đao. Hôm nay nhờ ân đức của Thiên Thượng, ta có thể canh giữ biên cương. Con đi làm gì? Hãy ở nhà phụng dưỡng mẹ con cho tốt, đọc sách, tu dưỡng đạo đức, ta dù chết ở biên cương cũng không hối hận”.

Lã Sênh khóc nức nở tiễn cha ra ngoài thành, đến khi cha quát ngừng lại, cậu mới quay về. Kể từ đó, Lã gia suy bại. Dù rất gần quê hương Hà Nam nhưng cậu không thể về.

Nhạc phụ tương lai khuyên chàng trai viết thư từ hôn

Hàng ngày, Lã Sênh giúp người ta chép sách, ban đêm về nhà học tập dùi mài kinh sử. Trong kỳ thi tại Kim Thái Học quán, cậu nhiều lần giành được vị trí đầu bảng; số tiền nhận được dùng để nuôi mẹ, cứ thế hai năm trôi qua.

Về phía Hách Vân Sĩ, ý nghĩ hủy hôn dần nảy sinh trong đầu ông ta. Ông ta gọi Lã Sênh tới nhà, nhẹ giọng nói: “Gần đây cha cậu không có tin tức gì, biên cương cũng không phải chỗ tốt; e rằng ông ấy không về được. Triều đình miễn tội nhưng đày ông ấy đi không hẹn ngày về; ta lo lắng cho cha cậu thay cậu đấy”.  Nghe những lời này Lã Sênh bật khóc.

Tục ngữ có câu: "Tu trăm năm mới được chung thuyền,
Chàng trai viết thư từ hôn (ảnh minh họa: pinterest).

Hách Vân Sĩ nói thêm: “Gia đình cậu đến lương thực không đủ ăn, làm gì có nơi tốt đẹp để con gái yêu của ta ở. Lão phu không muốn hủy hôn, tuy nhiên con gái gia đình giàu gả vào gia đình nghèo; gia đình tất sẽ không yên. Cậu hãy nhận lấy 500 lạng bạc này, coi như chúc phúc cho ta, cũng có thêm chút cháo ăn. Cậu chỉ cần viết thư từ hôn là được rồi”.

Lã Sênh thở dài nói: “Nhà họ Lã chưa từng có người vứt bỏ con dâu, hôm nay ý tiên sinh đã quyết như vậy, tiểu sinh không dám từ chối. Tôi đi chép sách cho người ta, đủ tiền gạo nước cho mẹ. Tiên sinh không cần hoang phí nhiều tiền như vậy”. Rồi hỏi mực bút để ở đâu? Hách Vân Sĩ dù có vẻ xấu hổ, những vẫn sai người mang bút mực ra.

Cô gái quyết không từ hôn để giữ trọn đạo vợ chồng

Lã Sênh vừa viết được vài dòng thì nghe thấy sau lưng có tiếng bước chân nhanh chóng tiến lại gần, rồi thấy một bàn tay trắng như ngọc dùng hết sức nắm lấy lá thư từ hôn, hóa ra là Sô Ngọc.

Cô đối mặt với Lã Sênh mà nói: “Tiểu nữ đã phạm tội gì với nhà họ Lã, mà chàng muốn đuổi ta đi. Việc Hòa Thân ăn tiền đút lót chấn động cả nước; Hoàng thượng lười nhác quản việc chính sự, cha thiếp lại cho rằng ông ấy làm đúng. Dương Tiêu Sơn triều nhà Minh bị chặt đầu tại thành Tây Bắc Sài, phường Giáo Trung của kinh thành; nhưng triều đình vẫn có nhiều người giàu có muốn gả con gái cho con trai ông ấy. Nhà thiếp có đức độ như vậy, lẽ nào không thể so sánh với Dương Tiêu Sơn sao? Hôm nay chàng không cần thiếp, thật là khác nhau quá xa”.

Nói xong xé nát thư từ hôn, khóc nức nở. Mọi người trong gia đình đều vô cùng kinh ngạc với hành động này của cô; Hách phu nhân cũng từ trong phòng đi ra nói: “Con trai của Lã gia không phải sẽ nghèo hèn muôn kiếp; sao lại làm ra việc không có tình có lý như vậy”. Mọi người trong nhà đều thay đổi thái độ khiến Hách Vân Sĩ vừa xấu hổ vừa tức giận. Lã Sênh cười một cách đau khổ và từ biệt ra về.

Hôn lễ được tiến hành, trọn vẹn đạo vợ chồng

Lã Sênh về đến nhà, kể lại sự tình cho mẹ. Mẹ cậu nước mắt lưng tròng nói: “Hách Vân Sĩ luôn mưu mô, nịnh hót Hòa Thân. Nghe nói không lâu nữa hoàng thượng sẽ nhường ngôi cho hoàng tử. Hoàng đế mới sống ở Hoàng Trữ, lẽ nào không biết những việc họ Hách kia đã làm? Đại họa cách nhà họ không còn xa nữa. Điều ta thấy đáng tiếc duy nhất là cô con dâu hiền đức kia bị vùi lấp trong nhà họ; e rằng không thể nhanh chóng thoát thân. Giờ phải làm thế nào?

Để giữ được hạnh phúc, người chồng và vợ cần phải làm gì và đối xử với nhau như thế nào.
Hôn lễ được chấp thuận, đôi trai gái giữ trọn đạo vợ chồng (ảnh minh họa).

Lời Lã mẫu chưa dứt, nghe được bên ngoài có tiếng xe ngựa đi tới, người hầu vào bẩm báo, Hách tiểu thư đến. 

Hai mẹ con Lã Sênh vô cùng kinh ngạc, chạy ra cửa thì thấy Sô Ngọc tiểu thư ăn vận đơn giản, sắc mặt có đôi chút cáu giận bước vào nhà họ Lã.

Cả 2 cùng xây đắp gia đình, làm tròn đạo vợ chồng

Vừa nhìn thấy mẹ chồng, nàng lập tức cung kính bái lạy và nói:

“Con dâu biết không có lễ rước dâu tự động tới không thành thể thống gì. Tuy nhiên tiểu nữ bất hiếu, hôm nay làm cha giận nên đã đuổi con ra khỏi nhà. Mặc dù con chưa chính thức thành hôn, nhưng con là người nhà họ Lã, xin mẹ không câu nệ lễ nghi, cho phép con dâu mới được qua cửa vào nhà. Con biết mẹ là người hiền đức, cha là người trung thành. Con dâu thực sự có nỗi khổ trong lòng, hy vọng cha mẹ thứ lỗi. Việc đi hay ở của con xin nhờ mẹ định đoạt. Nếu không được cho phép ở lại, con đã mang sẵn một con dao, thề sẽ tự sát ở đây, không quay về nhà mẹ đẻ nữa”.

Lã mẫu nói: “Ôi, thật là một người con dâu hiền lành, đức hạnh! Lúc về già mà có được một người con dâu tài đức vẹn toàn như con là ta có phúc lắm rồi. Hôm nay con hãy ở với ta, ngày mai chúng ta sẽ cử hành hôn lễ”.

Đạo làm vợ theo quan niệm của Đức Phật là “cung kính” đối với chồng
Cô gái làm tròn bổn phận người vợ (ảnh minh họa).

Vương Hoài Tổ tiên sinh nghe vậy liền sai người gửi hai trăm lạng bạc tặng cho Lã Sênh. Hôm sau khi hôn lễ cử hành, họ hàng, quan khách cũng đến chung vui, chúc mừng.

Khi về nhà chồng, Sô Ngọc đích thân xuống bếp nấu ăn, thao tác thành thục; trong khi trước kia là tiểu thư nhà Hách gia, cô chưa bao giờ phải xuống bếp tự tay làm những việc này. Lã Sênh rất ngưỡng mộ người vợ của mình.

Cha chàng trai được minh oan, gia đình hạnh phúc

Vào tháng giêng năm Gia Khánh thứ 4, thái thượng hoàng Càn Long băng hà, Vương Hoài Tổ dâng tấu về việc tham nhũng của Hòa Thân. Hoàng đế Gia Khánh lập tức hạ lệnh truất phế, bắt, tống giam và kết án tử hình ông ta.

Lã Phượng Đài được minh oan và trở về kinh, đảm nhiệm chức Thái thượng tự liễu khanh. Năm sau được thăng chức Thị lang. Còn Hách Vân Sĩ bị đi lưu đày nơi biên cương năm xưa của Lã Phượng Đài. Toàn bộ gia sản bị tịch thu.

Hách phu nhân trở về quê hương Nghĩa Chân với đứa con trai khờ khạo của mình. Sô Ngọc khóc ròng tiễn mẹ ra ngoài thành. Mẹ ngậm ngùi nói với cô: “Con thực sự có thể phân biệt người có tài năng hay không. Mẹ thấy Lã Sênh là người đại căn khí, có thể làm nên nghiệp lớn. Hy vọng tương lai con đừng quên người mẹ này”. Sô Ngọc rơi lệ gật đầu. Lúc này, Lã gia nhận được tin vui, Lã Sênh đứng thứ hai trong kỳ thi hội, sau đó thi đỗ vào Hàn Lâm Viện. Lã Phượng Đài được thăng làm thượng thư, quả nhiên ứng nghiệm với quẻ bói của Hách Vân Sĩ. 

Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên; còn có thể kết thành vợ chồng thì mối duyên càng sâu đậm.

Đạo vợ chồng là nét đẹp trong văn hóa truyền thống được lưu truyền cho tới ngày nay. Giữ đạo vợ chồng là nền tảng căn bản để vợ chồng bên nhau trọn đời.

Theo The Epoch Times

x