Con người vì sao không nhìn thấy Thần? Khoa học hiện đại vì sao không chứng minh được sự tồn tại của Thần? Đây là đề tài mà rất nhiều người thường thắc mắc và bàn luận.
- Cố tránh tai họa mà họa vẫn đến, tôn kính Thần Phật lại được bình an
- Khinh nhờn Thần Phật giảm phúc báo, tôn kính Thần Phật đắc bình an
Chúng ta hãy cùng thảo luận vấn đề này từ trải nghiệm hai lần cầu Đạo của Hiên Viên Hoàng Đế – vị quân chủ huyền thoại, người đã khai sáng nền văn hoá, văn minh Hoa Hạ.
Cầu Đạo bất thành
Truyện kể rằng, Hoàng Đế vốn có tâm muốn cầu Đạo, nên đã tới núi Không Đồng, tìm Quảng Thành Tử để bái sư vấn Đạo. Khi đó ông đã trị vì đất nước được 20 năm, trên thân toát lên khí chất và vẻ uy nghi của một vị quân chủ.
Hoàng Đế ngồi trên lưng voi đi trước, dẫn theo sau là nguyên phi Luy Tổ và Nữ Tiết, còn có hơn trăm công thần, tướng quân, võ tướng,… oai hùng tiến về núi.
Để bày tỏ sự thành ý, Hoàng Đế đã cho đốt hương thảo dưới chân núi, khói xanh dập dờn, hương thơm hòa quyện, quần thần ca múa, huyên náo chấn động cả sơn cốc.
Quảng Thành Tử xuất hiện trên mây, thâm ý nói với Hoàng Đế: “Những kẻ thống trị thiên hạ, muốn mưa trước khi thấy mây, muốn cỏ cây chuyển sang màu vàng trước khi mùa thu đến. Làm sao có thể bàn luận về Đạo được?” Nói xong, Quảng Thành Tử giương phất trần rồi biến mất trong mây. Hoàng Đế cầu Đạo bất thành.
Hoàng Đế suy ngẫm về những lời nói của Quảng Thành Tử. Sau khi trở về, ông chuyên tâm cho việc nước, chiêu mộ hiền tài, trọng người hiền đức; dốc sức vì dân vì nước và đạt được nhiều thành tựu to lớn về văn hóa và quân sự; được hậu thế đời đời kính ngưỡng.
Tương truyền chữ viết, nghề nuôi tằm, tàu thuyền, âm luật, y học, số học, hôn nhân, tang lễ, v.v. đều bắt nguồn từ thời Hoàng Đế.
Dốc lòng cầu Đạo không sợ khổ, cảm động Thần linh
Hoàng Đế mặc dù ở ngôi thiên tử, nhưng luôn nhớ đến Quảng Thành Tử. Khoảng sáu mươi năm sau, khi ông đã một trăm tuổi, Hoàng đế quyết định đến núi Không Đồng một lần nữa để bái sư học Đạo.
Lần này Hoàng Đế một mình lặng lẽ rời khỏi Hiên Viên để tới núi Không Đồng. Lúc này ông đã trở nên khiêm cung, không còn dáng vẻ oai hùng, cao ngạo như trước. Trên đường đi đã gặp được một vị trưởng lão (tiên nhân Xích Tùng Tử) chỉ điểm:
“Tiên phàm bản vô giới, chích tại tâm thượng phần; bất tích tất hành khổ, nhất thành bách đạo thông”. Ý nói tiên phàm vốn không có ranh giới, chỉ là do tâm phân biệt, không ngại quỳ gối chịu khổ, một niệm chân thành vạn Đạo đều thông suốt.
Suốt đường đi, Hoàng Đế không ngừng suy nghĩ những lời này. Mãi đến khi giày mòn, chân mỏi không thể đi tiếp, ông mới chợt nhận ra rằng mình nên quỳ gối mà đi. Lúc này sỏi đá trên đường giống như dao cứa vậy, khiến đầu gối ông bị rách và chảy máu, những nơi mà Hoàng Đế đi qua; đất, sỏi, đá tất cả đều nhuốm máu.
Quảng Thành Tử đã sớm biết Hoàng Đế lại đến cầu Đạo, sự chân thành và quyết tâm của Hoàng Đế đã khiến Quảng Thành Tử cảm động. Khi Hoàng Đế đi tới chân núi Không Đồng, Quảng Thành Tử liền phái một con rồng vàng đến đưa ông lên núi.
Sau đó, Quảng Thành Tử thuyết pháp truyền Đạo cho Hoàng Đế. Sau khi Hoàng Đế trở về, ông tuân theo pháp mà Quảng Thành Tử đã truyền; nghiêm cẩn tịnh tu, lúc một trăm hai mươi tuổi, Hoàng Đế cưỡi rồng bay về trời.
Thần nhìn vào tâm con người chứ không phải hình thức
Hoàng đế hai lần bái sư học Đạo, hai lần với hai tâm thái và mức độ chân thành khác nhau nên dẫn đến kết quả khác nhau. Điều này cũng để lại nhiều suy ngẫm cho hậu thế.
Lần đầu tiên, Hoàng Đế mặc dù có tâm cầu Đạo, biểu hiện ra cũng rất kính trọng và thành ý, nhưng đồng thời cũng có chút tự đại, nông nổi. Vậy nên tuy gặp được Thần, nhưng lại không đắc được Đạo.
Ở lần thứ hai, Hoàng Đế đã không còn sự kiêu ngạo; thay vào đó là sự khiêm cung, kiên trì chịu khổ, dốc lòng cầu Đạo; cuối cùng đã khiến Quảng Thành Tử cảm động.
Đứng trước vũ trụ và thiên nhiên, con người vô cùng bé nhỏ. Các vị Thần không quan tâm đến sang hèn, giàu nghèo nơi thế gian, họ chỉ nhìn vào nhân tâm. Đức tin và sự thành kính là tiền đề để có thể gặp được Thần. Nói cách khác, gặp hay không gặp phụ thuộc vào tâm bạn như thế nào, là kiêu căng ngạo mạn, hay là thành tâm, thành kính?
Khoa học hiện đại không những không tin vào Thần, không kính Thần, thậm chí coi Thần là sự mê tín, phỉ báng Thần; hủy hoại tiêu chuẩn đạo đức mà Thần quy phạm cho con người, đi ngược lại với chỉ dụ của Thần.
Với tâm thái bất kính như thế, nên vĩnh viễn không nhìn thấy Thần, làm sao có thể chứng minh được sự tồn tại của Thần? Thần lẽ nào có thể dùng khoa học để đo lường?
Theo Zhbaike