Tại sao sự kiện thỉnh nguyện ôn hoà ngày 25/4/1999 của các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh đáng được quan tâm?
Vào ngày 11/4/1999, Hà Tộ Hưu đã đăng một bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công; trên tạp chí “Triển lãm Khoa học và Công nghệ Thanh niên” của Học viện Giáo dục Thiên Tân.
Một số học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân cho rằng cần phải phản ánh sự thật; (giảng chân tướng) cho các bên liên quan.
Từ ngày 18-24/4, một số học viên Pháp Luân Công tự phát đến Học viện Giáo dục Thiên Tân và các cơ sở liên quan khác để phản ánh sự thật. Với ngữ khí ôn hòa họ nói về những lợi ích cả về thể chất và tinh thần; có được thông qua việc tu luyện Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, ngày 23-24/4, Sở Công an Thiên Tân bất ngờ sử dụng cảnh sát chống bạo động; để đánh các học viên Pháp Luân Công đi phản ánh tình hình; khiến một số học viên Pháp Luân Công bị thương, và bắt đi 45 người.
Khi các học viên Pháp Luân Công yêu cầu thả người thì Thiên Tân thông báo Bộ Công an đã can thiệp vào vụ việc; nếu không có sự cho phép của Bắc Kinh, thì không được thả người. Sở Công an Thiên Tân đề nghị các học viên Pháp Luân Công: “Đến Bắc Kinh… đến Bắc Kinh thì vấn đề mới có thể được giải quyết”. Thái độ bất thường của Thiên Tân khiến mọi người cảm thấy áp lực từ cấp cao nhất của ĐCSTQ.
Nội dung chính
Ngày 25/4 là ngày gì
Vào ngày 25/4, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công tự phát đến Văn phòng thỉnh nguyện Quốc vụ viện; gần Trung Nam Hải để thỉnh nguyện, thực hiện quyền kiến nghị của công dân.
Lúc đó Thủ tướng Trung Quốc hạ lệnh cho cảnh sát Thiên Tân thả người và nhắc lại chính sách không can thiệp vào việc luyện công của nhân dân. Được đáp ứng các học viên lẳng lặng rời đi. Toàn bộ quá trình thỉnh nguyện ôn hoà, trật tự. Khi giải tán, mọi người chủ động dọn dẹp sạch sẽ, đến tàn thuốc do cảnh sát ném ra cũng không còn.
Để bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã gán ghép cuộc thỉnh nguyện của học viên Pháp Luân Công là “gây rối” và “bao vây Trung Nam Hải”.
Hoàn toàn là vu khống hãm hại. Cuộc thỉnh nguyện diễn ra ôn hòa, không ồn ào náo động, không tắc nghẽn giao thông. Họ chỉ làm theo luật, tập thể đến văn phòng thỉnh nguyện nằm gần Trung Nam Hải để phản ánh vấn đề. Điều 41 Hiến pháp Trung Quốc quy định: “Công dân có quyền phê bình và góp ý với bất kỳ cơ quan nhà nước, cơ quan chức năng nào của nhà nước”.
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 là dưới áp lực bức hại của ĐCSTQ mà các học viên Pháp Luân Công mới phải thực hiện hành động hợp pháp và hợp lý này để kiến nghị.
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 thể hiện dũng khí khi đứng ra bảo vệ chính nghĩa và đạo đức; lương tri của các học viên Pháp Luân Công.
Sự kiện ngày 25/4 là một cuộc kiến nghị hợp pháp, nhưng nó đã bị ĐCSTQ biến thành “cuộc bao vây tấn công” và mượn cớ để đàn áp.
Sự kiện 25/4 đã dẫn đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ?
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4 là do cảnh sát Thiên Tân bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, một âm mưu dày công dàn dựng của ĐCSTQ. Sự kiện 25/4 chỉ là kịch bản sắp đặt của nhiều năm áp bức. Ngay từ năm 1996, Bộ Công an Trung Quốc đã thành lập chuyên án điều tra Pháp Luân Công. Nhưng Pháp Luân Công quá tốt, quá ngay chính nên không có cớ nào để hạ thủ.
Bức hại không phải là do sự kiện 25/4, mà là do bản chất tà ác của ĐCSTQ.
Vì có nhiều người thỉnh nguyện dẫn đến cuộc đàn áp
Các học viên Pháp Luân Công thực hiện quyền thỉnh nguyện của công dân; là bao nhiêu người thì cũng đều hợp pháp, chưa kể họ rất ôn hòa và lý trí. Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công liên quan đến gần trăm triệu học viên khắp nơi; số lượng người thỉnh nguyện chưa đến một phần vạn số học viên ở Trung Quốc. Vậy nói nhiều sao được được? Thực ra là quá ít.
Ở Mỹ, ngay trong lễ nhậm chức của tổng thống, cả hơn 10.000 người đi biểu tình, phản đối, nhưng không xảy ra một cuộc đàn áp nào cả.
Có thể thấy rằng cuộc bức hại xảy ra không phải vì quá đông người; mà là do ĐCSTQ không để người dân bày tỏ ý kiến của mình, càng không cho phép nhiều người làm người tốt như vậy.
Không được làm chính trị
Các học viên Pháp Luân Công kiến nghị, bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đối với quyền lực người tu luyện không hề hứng thú; và bản thân rất nhiều học viên là người trong guồng máy công quyền đó.
Nói đến chính trị, thì khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công; các học viên Pháp Luân Công đương nhiên có quyền phản đối cuộc bức hại; vạch trần cuộc bức hại và vạch trần chế độ ĐCSTQ đang bức hại họ; đó là quyền căn bản nhất của con người.
Tình huống của các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan, Châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khác; cũng đủ để chứng minh rằng Pháp Luân Công không phải là một tổ chức chính trị; và chưa bao giờ tham gia vào các đảng phái chính trị.
Khi thỉnh nguyện vào ngày 25/4 năm đó, các học viên Pháp Luân Công chỉ là đang bảo vệ tín ngưỡng và quyền làm người tốt của họ.
Đây là quyền cơ bản của con người, và họ đường đường chính chính bảo vệ quyền làm người này. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã vạch trần bản chất xấu xa của nó; dùng “chính trị” để trừng phạt mọi người.
Nếu không cùng một giuộc với nó thì nó ghi vào trong lý lịch không có bản lĩnh chính trị; khi biểu đạt ý kiến, đòi quyền làm người thì nó nói là hoạt động nhân quyền, làm chính trị.