Trí nhớ vô cùng quan trọng với mỗi người trong sinh hoạt và công việc thường ngày. Khi có trí nhớ tốt, bạn sẽ cảm thấy ung dung, thoải mái.
- Nỗi đau khổ của người vợ trẻ khi chồng bị mất trí nhớ
- Khoa học đã chứng minh: Thiền sẽ giúp não bộ luôn tươi trẻ
Nội dung chính
Vai trò của việc tăng cường trí nhớ
Một nhà khoa học gia về thần kinh ở Mỹ đã chia sẻ bài tập trí não mà ông thực hiện để tăng cường trí nhớ, và những hành vi sai lầm có thể làm khả năng này bị thương tổn.
Khi điều mà bạn muốn biết không xuất hiện trong đại não khi cần, hoặc đột nhiên không thể nhớ lại những tình tiết cụ thể về sự việc đã qua. Bạn sẽ đột nhiên cảm thấy uể oải. Việc dễ dàng quên đi mọi việc có thể là dấu hiệu của bệnh đãng trí hoặc không tập trung.
Do vậy, rèn luyện trí nhớ một cách có ý thức sẽ giúp cuộc sống và công việc trở nên tốt hơn. Ngoài ra, việc hỗ trợ tăng cường trí nhớ sớm có thể giúp ngăn ngừa việc não bộ bị thoái hóa. Nó còn giúp giảm nguy cơ mắc sa sút trí tuệ và Alzheimer.
Tiến sĩ Amishi Jha là một nhà thần kinh học nổi tiếng và là giáo sư tâm lý học tại Đại học Miami. Cô là chủ nhiệm khoa nghiên cứu và thực hành về thần kinh thiền định.
Ngày 1 tháng 1, cô có bài báo đăng tải trên trang web tài chính. Cô chia sẻ ba điều quan trọng mỗi chúng ta nên làm để có thể ghi nhớ mọi việc.
Tập luyện để tăng cường trí nhớ
Trong quá trình làm việc hàng ngày, hãy tập trung theo dõi thông tin: ví dụ bạn vừa nghe thấy đồng nghiệp mới giới thiệu tên mình. Bạn nghe thấy thông tin quan trọng nhất về khóa đào tạo công việc mà bạn đã tham dự; chi tiết về trải nghiệm thú vị mà bạn vừa có.
Ở trường, khi bạn học với Flash Cards, đó cũng là cách luyện tập. Flashcard là một mảnh giấy nhỏ được sử dụng như một công cụ hỗ trợ giảng dạy trong trường học. Nó dùng để ghi lại từ vựng, thời gian của các sự kiện lịch sử, công thức. Và hơn cả thế nữa…. Mục đích chính của Flash Cards là giúp ghi nhớ, cải thiện sự chủ động học tập của học sinh. Nó kích thích các giác quan của học sinh trong lớp học.
Ngoài ra, khi bạn nhớ lại những khoảnh khắc vui vẻ hoặc những sự việc đã qua khiến bạn đau khổ. Đó cũng là một hình thức tập luyện cho đại não.
Bạn có thể lưu lại mọi thứ trong không gian sống của mình: nhà ở, phòng làm việc, phòng bếp…. Khi mọi việc được chi tiết hóa bằng cách phơi bày một cách hệ thống và khoa học, bạn sẽ giải quyết từng việc một cách nhẹ nhàng
Chi tiết hóa sự việc
Chi tiết hóa liên quan đến việc sử dụng sự chú ý, để kết nối trải nghiệm, hoặc thông tin mới với kiến thức, hoặc trí nhớ của chính mình. Bằng cách này, mọi người có thể lưu trữ những ký ức phong phú hơn.
Ví dụ: tưởng tượng một con bạch tuộc, nó có ba trái tim. Nếu bạn chưa biết điều này, khi đọc được kiến thức này, bạn đang liên kết kiến thức mới với hình ảnh bạch tuộc đã biết từ trước.
Lần sau khi bạn nhìn thấy một con bạch tuộc hoặc một đoạn video về con bạch tuộc. Bạn có thể chợt nhớ ra, quay sang người bên cạnh và nói: “Bạn có biết rằng bạch tuộc có ba trái tim không?”
Khi tạo ra mối liên hệ giữa các sự việc, cũng đồng thời bạn đang tạo “dấu ấn” để không bỏ quên việc cần nhớ. Chẳng hạn khi cần nhớ năm sinh của một ai đó, bạn có thể liên hệ tới trước, sau năm sinh của bản thân mình hoặc của một người quan trọng khác. Cách này quả thực rất dễ thực hiện đúng không?
Tích hợp khi bận rộn
Cả hai quá trình nêu trên đều hỗ trợ việc hình thành những ký ức ban đầu. Tuy nhiên, từ những giai đoạn ban đầu này cho đến khi thông tin được ghi nhớ ở dạng lâu bền hơn. Đó chính là sự củng cố của trí nhớ dài hạn. Củng cố, lặp lại nhiều lần những ký ức sẽ để lại dấu tích giúp bạn ghi nhớ sự việc.
Khi bạn đang mua sắm ở cửa hàng tạp hóa, bạn chọn đây đồ vào giỏ hàng. Bạn đi đến quầy thanh toán. Khi rút điện thoại ra và phát hiện có một email công việc và một email cá nhân. Bạn đọc cả hai bức thư và bắt đầu viết mail trả lời công việc.
Sau khi viết một email nháp và lưu nó, bạn bắt đầu duyệt Twitter. Ở đó có người trả lời những gì bạn đã tweet trước đó và bạn tweet lại. Đó là khi một mẩu tin tức lọt vào mắt bạn và bạn bắt đầu nhấp vào để đọc.
Khi nhân viên thu ngân bắt đầu xử lý giao dịch mua hàng của bạn. Bạn đã đọc xong một bài báo. Bạn đặt một túi chứa đầy đồ đã mua vào giỏ hàng của mình…
Tích hợp bộ nhớ là giải pháp tối ưu nhất khi bạn quá bận rộn
Cảnh tượng này thường xảy ra trong cuộc sống của nhiều người. Cuộc sống bận rộn trong xã hội hiện đại khiến mọi người thường giải quyết nhiều việc khác nhau. Tuy nhiên theo bà Jha, có một lợi ích quan trọng khi cho não của bạn tạm nghỉ ngơi đó là: hỗ trợ tích hợp bộ nhớ.
Cô ấy đưa ra một ví dụ, bạn đã bao giờ có một ý tưởng hay trong khi tắm chưa? Có thể đó không phải là mùi hương của dầu gội đã truyền cảm hứng cho bạn. Đó là vì những giọt nước từ vòi hoa sen đã làm tư tưởng bạn thư thái, tĩnh lặng. Bạn không thể mang điện thoại hoặc máy tính vào phòng tắm. Khi bạn đang tắm, không có gì cần bạn quan tâm đặc biệt.
Jha viết rằng thời gian não bộ ở trạng thái tạm dừng không có nhiệm vụ nào. Nó có thể mang tới một số sáng tạo. Đó thời gian sáng tạo nhất — tạo ra các liên hệ mới, tạo ra ý tưởng mới và hỗ trợ tích hợp bộ nhớ.
Như vậy, ở bất kì giai đoạn tuổi tác nào việc tăng cường trí nhớ luôn có vai trò quan trọng. Bằng cách này con người có thể phát huy hết khả năng lưu trữ của não bộ một cách khoa học nhất.
Theo The Epochtimes
Xem thêm: