Văn hóa truyền thống

Viết sách khiêu dâm phải chịu ác báo khủng khiếp

10/01/22, 07:58
Viết sách khiêu dâm phải chịu ác báo khủng khiếp
Viết ra dâm thư tà thuyết, hại người hại đời, gây độc cho cả trời đất, coi thường thần minh, tội ác cực đại (ảnh: pixabay).

Cổ ngữ có câu “vạn ác dâm vi thủ”; viết sách khiêu dâm, truyền bá những ngôn luận tà dâm tội rất nghiêm trọng, các loại ác nghiệp cũng từ đó mà sinh ra.

Cuộc đối thoại giữa nho sinh và đạo sĩ

Toàn Như Ngọc là một nho sinh ở Bột Hải; tuy gia cảnh bần hàn nhưng luôn hành thiện, nỗ lực chép lại các sách khuyến thiện nhằm hóa đạo thế nhân. Thấy người khác hành thiện, anh cũng hết sức tán thành.

Trong một lần anh đi biển, thuyền bị gió lốc thổi đến một vùng ven núi. Anh đã thấy một vị đạo sĩ từ trong rừng bước ra; nói với anh rằng: “Thế gian đầy những giả dối, mà Thượng Đế thì thích những ai có tâm chân thành. Ngươi bình sinh khuyến nhân hành thiện, truyền bá sách thiện; lại thành tâm không cầu người khác biết mà công nhận, cho nên công đức rất lớn”. Toàn Như Ngọc khiêm tốn nói: “Quả thực là không dám”.

Vị đạo sĩ lại nói: “Nho sinh đọc sách có tài trí thông minh; nếu như không tán dương thánh hiền nghĩa sĩ, trái lại soạn ra dâm thư tà thuyết, sẽ khiến người ta chịu hại; loại người này sẽ phải vào địa ngục chịu vô lượng thống khổ, vĩnh viễn không có ngày nào thoát. Ta sẽ đưa ngươi đi xem, sẽ biết họ phải chịu tội gì, cũng đồng thời thấy được công đức của ngươi”.

Viết sách khiêu dâm bị nghiêm trị không ngừng nghỉ

Đạo sĩ dẫn Toàn Như Ngọc đến địa ngục, và nói: “Viết ra dâm thư tà thuyết, hại người hại đời, gây độc cho cả trời đất, coi thường thần minh, tội ác cực đại”. Có hai sai dịch dẫn Toàn Như Ngọc đến một nơi; thấy một số người, hoặc phải chịu đao chém, hoặc phải chịu cày xới, giày xéo hay là bị nướng. Mỗi lần chịu tội hoàn tất, những người này rất nhanh khôi phục nguyên hình.

Viết sách khiêu dâm phải chịu ác báo khủng khiếp
Thiện ác báo ứng – Viết sách khiêu dâm bị nghiêm trị không ngừng nghỉ.

Toàn Như Ngọc hỏi: “Những người này là thế nào?” Sai dịch giải thích: “Đây là những người đã viết sách tà tâm”. Toàn Như Ngọc lại hỏi: “Phải chịu tội nghiệp đến khi nào?” Sai dịch đáp: “Vạn kiếp trầm luân”.

Toàn Như Ngọc vô cùng kinh hãi, sai dịch đưa anh quay trở lại điện Sâm La. Đạo sĩ cùng Toàn Như Ngọc cáo từ Diêm Vương rời đi. Đạo sĩ lại đưa anh trở lại ven núi. Sau khi trở về, Toàn Như Ngọc đã nói lại cho mọi người những gì bản thân thấy được; cũng không ngừng khuyên nhủ thế nhân hành thiện trừ ác.

Lời cảnh tỉnh của thiền sư về việc viết sách khiêu dâm

Hoàng Sơn Cốc là một thi nhân triều Tống, rất giỏi sáng tác văn thơ sắc tình dâm loạn. Một lần, nhân lúc nhàn tản, ông đến bái kiến thiền sư Viên Thông Tú. Vừa mới gặp mặt; thiền sư Thông Tú liền nghiêm giọng trách mắng ông: “Đại trượng phu tài năng văn phú; sao lại can tâm dùng vào việc sáng tác những thứ dâm loạn hạ đẳng như vậy?”.

Trước đó, Thiền sư Thông Tú khuyên răn đại họa sĩ Lý Bá “đừng say mê vẽ ngựa nữa”; và đã thành công. Câu chuyện này mau chóng truyền rộng trở thành giai thoại mà mọi người đều biết.

Bấy giờ, Hoàng Sơn Cốc sau khi nghe thiền sư Thông Tú phê bình; thì tỏ vẻ không thoải mái, vẫn bỏ ngoài tai. Ông cười bảo: “Bổn nhân viết văn làm thơ, chiếu theo quy luật nhân quả thì đời sau sẽ không được đầu thai làm người mà phải đọa vào trong bụng ngựa hay sao?”.

Thiền sư nói: “Lý Bá khi đó một lòng một dạ mà nghĩ tưởng đến ngựa, nghiền ngẫm ngựa, khổ sở vì ngựa, toàn bộ tinh khí thần của ông ta đều hóa thành ngựa cả. Vậy nên nếu phải đọa lạc, thì chẳng qua cũng chỉ là chuyện của cá nhân ông ấy mà thôi.

Còn ông dùng những lời dâm tà, ướt át, hoa mỹ khuấy động lòng dâm dục của độc giả trong thiên hạ. Dẫn dụ người đời nghĩ tưởng vẩn vơ; khiến cho rất nhiều người ý chí yếu nhược làm ra những chuyện phi lễ, tà dâm trái với luân thường đạo lý”.

Dù nhận ra lỗi lầm, nhưng vẫn phải chịu ác báo

Quả báo của tội ác vốn là quy luật rộng khắp xưa nay. Báo ứng của ông há chỉ dừng lại ở việc bị đọa vào bụng ngựa thôi sao? E rằng sẽ phải bị đọa vào địa ngục lưỡi cày vĩnh viễn không được siêu thoát đó”.

Hoàng Sơn Cốc nghe vậy, liền rợn cả tóc gáy, vô cùng hổ thẹn, ngại ngùng cáo biệt; từ đó về sau không bao giờ sáng tác thơ văn liên quan đến sắc tình nữa. Ngoài ra ông cũng bắt đầu tu thân dưỡng tính, sám hối hành thiện.

Thế nhưng nghiệp tội của ông cũng đã gieo nên hậu quả nhất định phải nhận. Nửa đời sau của ông, cuộc sống gia đình gập ghềnh nhiều khổ nạn. Hai người vợ yêu lần lượt qua đời, con đường công danh thì lên xuống mấy hồi. Lúc về già, bệnh tật khắp thân, thống khổ vô cùng.

Vậy thì hà cớ gì mà còn chưa tỉnh ngộ?

Bài học cảnh tỉnh từ một đệ tử ngông cuồng coi mình cao hơn Như Lai
Chỉ một niệm dâm dục sẽ dẫn khởi nhiều ác nghiệp. Vậy thì hà cớ gì mà còn chưa tỉnh ngộ?

Sáng tác truyền bá nội dung sắc tình là phạm trọng tội, kích động cái tâm dâm của cả thiên hạ; khiến tinh lực thịnh vượng của con người bị tiêu hao vào trong những thứ tà dâm, mê lạc. Người truyền bá những thứ này vì đã gây độc hại cho quần chúng mà phải chịu nhận nghiệp lực to lớn, làm tổn hại đến sự nghiệp và thọ mệnh của bản thân, lại còn gây họa đến tận đời con cháu.

Cổ ngữ có câu “vạn ác dâm vi thủ”. Chỉ một niệm dâm dục sẽ dẫn khởi nhiều ác niệm; làm ra những chuyện không còn liêm sỉ, đi ngược luân lý, các loại ác nghiệp từ đó mà sinh ra. Viết sách khiêu dâm, truyền bá những ngôn luận tà dâm, tà niệm, kích động tư dục tham tâm của người khác; chính là gây tội nghiêm trọng sẽ phải đả nhập địa ngục, khi nghiệp báo đến thì có hối cũng chẳng kịp. Vậy thì hà cớ gì mà còn chưa tỉnh ngộ?

Trong xã hội ngày nay, có thể thấy rằng đâu đâu người ta cũng nói cũng viết về những chuyện về dâm loạn, tình dục… Sách báo, tác phẩm văn học nghệ thuật, phim ảnh, truyền hình đều lấy đó làm đề tài nóng bỏng thu hút độc giả. Như vậy đủ để thấy nhân loại đang đứng trước bờ vực nguy hiểm như thế nào!

Hy vọng những bài học trong quá khứ, sẽ phần nào cảnh tỉnh những người viết sách khiêu dâm.

Theo Minghui.org

x