Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Câu chuyện

Bí quyết khỏi bệnh ung thư của giáo sư 82 tuổi và người phụ nữ 40 tuổi

01/11/20, 09:18

20 năm qua, dù mang 2 căn bệnh ung thư phổi và dạ dày, giáo sư Triệu Xuân Sinh (82 tuổi) vẫn khỏe mạnh. Một trường hợp khác là chị Đỗ Thị Liên (40 tuổi) đã khỏi ung thư tuyến giáp.

Ung thư là căn bệnh thầm lặng và nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp khi bị ung thư thì khả năng sống sót sau 10 năm là rất khó. Việc kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố đó bao gồm: giai đoạn mắc bệnh, phương pháp điều trị, lối sống hàng ngày…

Mắc ung thư phổi và dạ dày, vẫn sống khỏe mạnh sau 20 năm

Trên thế giới, từng có những trường hợp mắc ung thư nhưng vẫn sống khỏe mạnh sau nhiều năm, nhờ những nỗ lực của bản thân người bệnh. Giáo sư 82 tuổi Triệu Xuân Sinh – thuộc Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh – Trung Quốc là một minh chứng.

Giáo sư Triệu Xuân Sinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi vào năm 2000. Ông đã phẫu thuật và 4 tháng sau, ông lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Ông đã giảm 26 kg sau khi trải qua 2 cuộc phẫu thuật và 6 lần hóa trị.

Đến nay, sau 20 năm, ông vẫn luôn khỏe mạnh và không có dấu hiệu của căn bệnh ung thư. Nhờ sức khỏe tốt, giáo sư Triệu Xuân Sinh đã phát triển thành công trên con đường nghiên cứu khoa học.

Giáo sư Zhao Chunsheng (Ảnh: Gia đình)

Khỏi bệnh ung thư tuyến giáp, trở nên hồng hào vui vẻ

Chị Đỗ Thị Liên sinh năm 1970 là một nông dân. Chị được chẩn đoán ung thư tuyến giáp vào năm 2015. Sau khi trị xạ một lần ở Viện 108, chị phải cắt bỏ cả 2 tuyến giáp rồi lại tiếp tục xạ trị, kéo theo xơ gan cấp độ 4. Suốt một năm sau đó chị chạy vạy chữa bệnh ở Bạch Mai rồi bệnh viện Huyết học trung ương nhưng tình trạng ngày càng đi xuống mà thuốc uống thì nhiều không đếm xuể.

Đến nay, sau 5 năm chị đã khỏi bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh khác trong cơ thể. Chị không còn phải đi viện. Ba năm gần đây không cần uống một viên thuốc nào.

Bí quyết chiến thắng “Tử thần” của giáo sư Triệu Xuân Sinh là gì? Vì sao mang 2 căn bệnh ung thư mà giáo sư Triệu Xuân Sinh luôn khỏe mạnh suốt 20 năm? Bí quyết của ông chính là mỗi ngày sống lạc quan và tập thể dục. Còn trường hợp của chị Liên, nhờ một phương pháp khí công tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn, được yêu thích tại hơn 100 quốc gia mà chị đã thoát khỏi những năm tháng ám ảnh bệnh tật. Điểm chung của hai người chính là rèn luyện cả tâm và thân.

Khỏi bệnh ung thư tuyến giáp
Chị Liên đã khỏi bệnh ung thư tuyến giáp sau khi luyện tập Pháp Luân Công

Tinh thần lạc quan – ý chí kiên cường – tấm lòng thiện lương giúp khỏi bệnh ung thư

Giáo sư Triệu Xuân Sinh sinh ra vào những năm 1930 ở Hồ Nam (Trung Quốc). Xuất thân từ gian khổ, nên ông luôn luôn có một ý chí kiên cường vượt khó.

Ngay cả khi chống chọi với bệnh tật, ông vẫn luôn tâm huyết với công việc nghiên cứu của mình. Động cơ siêu âm của ông, đã được ứng dụng thành công trên tàu “Chang’e-3” . Cùng đó, dự án thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc được thực hiện suôn sẻ.

Tuy say mê công việc nhưng sau khi bị ung thư, ông đã tự cân bằng lại cuộc sống. Ông điều chỉnh tâm trạng, luôn sống tích cực, hợp tác với bác sĩ điều trị. Ông giảm tải lượng công việc, dành thời gian đọc báo, thư giãn tinh thần. Theo các bác sĩ, tinh thần lạc quan của người bệnh giúp chiến thắng 70% bệnh tật.

Nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chị Liên đã trở thành một người tốt sống theo Chân Thiện Nhẫn. Ngay cả khi bị chồng hiểu nhầm, đánh mắng, chị cũng không nóng giận và ấm ức.

Từ ngày tu luyện, gia đình chị cũng không xin hộ nghèo, nhường xuất cho người khác. Người nào vay tiền mãi không trả chị cũng nghĩ cho họ, khi nào họ có tiền thì trả… Chỉ cần có cơ hội giúp được ai thì chị sẽ làm, luôn đối đãi thiện lương với mọi người.

Một thái độ sống tích cực góp phần rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh ung thư tái phát. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California cho biết: Những người làm việc chăm chỉ và có định hướng, sống lâu hơn những người sống mềm yếu và vô kỷ luật là 4 năm.

Tập luyện thường xuyên vượt qua ung thư

Tập các môn thể thao thông thường

Sau khi hồi phục, giáo sư Triệu Xuân Sinh kiên trì tập thể dục mỗi ngày với các môn như: cầu lông, đi bộ. Với việc thích thể thao và ưa vận động, đến nay sức khỏe của ông vẫn rất dẻo dai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục đều đặn có tác dụng chống lại các bệnh ung thư. Chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày tập thể dục có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư ruột kết và ung thư phổi.

Các chuyên gia ung thư khuyên rằng tập thể dục không nhất định phải theo đuổi cường độ quá cao; mà quan trọng chính là sự kiên trì. Ngoài ra, bạn hãy lựa chọn chương trình phù hợp với bản thân. Ngay cả môn thể dục đơn giản như đi bộ cũng có ích cho quá trình trao đổi chất của cơ thể; giúp tâm trạng vui vẻ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Rèn luyện tâm và thân

Đối với chị Liên thì việc tập luyện là không thể thiếu hàng ngày. Môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp gồm 5 bài tập nhẹ nhàng mà có tác dụng rõ rệt trong việc lưu thông mạch máu trong cơ thể. Thông thường mọi người tập xong đều chia sẻ rằng họ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, đi lại thanh thoát. Đặc biệt, trong 5 bài tập luyện thì bài công pháp thứ 5 là thiền định, giúp tâm trí cân bằng.

Rèn luyện cả tâm và thân chính là chìa khóa của sự sống. Trường hợp của giáo sư Triệu Xuân Sinh và chị Đỗ Thị Liên mặc dù áp dụng các phương pháp khác nhau nhưng điểm giống nhau đều là thay đổi bản thân cả trên phương diện tinh thần và hoạt động. Khi Tây y bất lực trước căn bệnh ung thư quái ác thì mỗi người đều có cơ hội tìm giải pháp giữ lấy sinh mệnh cho mình.

Bài tập tĩnh theo Pháp Luân Công
Bài tập tĩnh theo Pháp Luân Công

Video xem thêm: Huấn luyện viên Latvia: Tôi tập Pháp Luân Công hơn 10 năm qua

x