Nói dối là hành vi phát ngôn sai sự thật để lừa gạt người khác. Ngoài ra nói dối còn có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác. Khi nhắc đến nói dối, chúng ta thường nghĩ đó là một hành vi tiêu cực và người thường xuyên nói dối sẽ không được xã hội xem trọng. Tuy vậy, thuận theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật; khi văn minh vật chất tăng lên thì văn minh tinh thần lại đi xuống. Nhiều người vẫn thường cho rằng những lời nói dối vụn vặt hay những lời nói dối vô hại cho người khác thì có thể được chấp nhận. Thế nhưng thực tế thì ngược lại, nói dối dù ở mức độ nào cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu.
Nội dung chính
Nói dối gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Trước hết, nói dối sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dù lời nói dối ấy lớn hay nhỏ. Theo Giáo sư Đại học Tâm lý Notre Dame, Anita Kelly, người nói dối dễ sinh ra cảm giác lo lắng, buồn bã và thường bị đau đầu, tiêu chảy, đau lưng. Khi thay đổi lối sống và bắt đầu nói thật thường xuyên hơn, họ có thể cải thiện sức khỏe về cả tinh thần và thể chất.
Nghiên cứu của Anita Kelly là quan sát 110 người trong độ tuổi từ 18 đến 71. Một nửa số người tham gia đồng ý cố gắng không nói dối dù đó là lời nói dối lớn hay nhỏ trong suốt thời gian thử nghiệm. Trong khi số còn lại không nhận được hướng dẫn gì đặc biệt. Người tham gia sẽ phải làm bài kiểm tra về nói dối hằng tuần để đánh giá số lượng và loại nói dối mà họ đã thực hiện trong tuần trước.
Kết quả bất ngờ là nhóm người hạn chế nói dối có sức khỏe cải thiện đáng kể so với người tiếp tục nói dối. Nghiên cứu cho thấy người bắt đầu nói thật gặp ít hơn 54% vấn đề sức khỏe tâm thần và ít hơn 56% vấn đề sức khỏe thể chất. Những người trong nhóm nói thật còn cho biết họ hạnh phúc hơn và mối quan hệ xã hội cũng chuyển biến tốt. Như vậy, nói dối có ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi nói dối chúng ta sẽ cảm thấy lo âu, tội lỗi; và điều này đã tạo nên một áp lực tinh thần khiến hệ miễn dịch suy yếu, từ đó dẫn đến mắc bệnh.
Đạo đức xã hội đi xuống
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở mức độ cá nhân, nói dối còn có ảnh hưởng xấu đến rất nhiều mặt trong đời sống xã hội. Lấy giới trẻ thời hiện đại làm ví dụ, đây có lẽ là tầng lớp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hiện tượng nói dối. Về cơ bản, trẻ em từ khi sinh ra tiên thiên là một tờ giấy trắng; thuận theo việc cha mẹ giáo dục chúng như thế nào thì chúng lớn lên sẽ trở thành người như vậy. Vì vậy hoàn cảnh sống từ nhỏ đối với một đứa trẻ là vô cùng quan trọng.
Do quan niệm đạo đức đã có sự sai lệch, nên ngay cả những bậc cha mẹ cũng cho rằng nói dối sẽ có lúc cần thiết để bảo vệ đứa trẻ khỏi bị thiệt thòi. Cho nên họ thường dạy dỗ con ngay từ tấm bé rằng chúng phải biết sống khôn khéo, lươn lẹo một chút. Ví như nhặt được tiền thì hãy bỏ túi riêng. Đứa trẻ non nớt lúc ấy sẽ không biết phân biệt tốt xấu và làm theo cha mẹ.
Hơn nữa, có bậc phụ huynh còn thường xuyên nói dối ở nhà, ngay trước mặt trẻ. Kết quả là trẻ đã bị nhiễm thói hư tật xấu từ gia đình. Có những đứa trẻ vì muốn được người lớn thưởng quà mà đã học cách ăn nói xu nịnh lấy lòng (dù chúng không thực sự biết rõ những gì mình đang nói).
Nói dối là tiền đề cho những hành động gian dối lớn hơn
Ở trường học, trong giờ kiểm tra thì việc học sinh quay cóp vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Điều quan trọng hơn nữa chính là những người trẻ này sau khi trưởng thành và tiến nhập vào xã hội, họ sẽ mang theo những quan niệm biến dị này trở lại; kéo theo đạo đức xã hội cùng với những thế hệ con cháu đi xuống theo.
Có thể nói rằng, nói dối là tiền đề cho những hành động gian dối lớn hơn. Như đã đề cập, khi tiêu chuẩn đạo đức thay đổi thì việc thành thật không còn được xem trọng như trước nữa. Đến nỗi người ta cảm thấy rằng nếu mà không dối trá một chút thì khó mà tồn tại được trong xã hội.
Phim truyền hình là một hình thức truyền đạt văn hóa
Dễ thấy rằng, nói dối ngày này không chỉ đơn giản là thói quen mà đã trở thành một tập quán khó bỏ. Hiện tượng nói dối có thể tồn tại ở bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội; từ giáo dục, y tế cho đến kinh doanh, điện ảnh.
Lấy phim truyền hình Việt Nam làm ví dụ. Trong những năm gần đây, những bộ phim gia đình ăn khách ở Việt Nam đều có những tình tiết táo bạo như ngoại tình, xã hội đen, chiếm đoạt gia tài, báo thù và những cảnh ái tình chiếu gối.
Nhiều người sau khi đã xem qua nhiều bộ phim như vậy, họ cho rằng những gì xem được trên màn ảnh đều là tái hiện chân thật của cuộc sống. Vì vậy tâm lý luôn có sự đề phòng đối với những người xung quanh; kể cả người thân trong gia đình. Họ sợ mình sẽ bị lừa gạt bi thảm giống như những nhân vật trong phim. Cuối cùng họ cho rằng trên thế giới này không còn ai là tốt thật sự cả. Khi được người khác đối xử tốt thì có khi họ lại nảy sinh nghi ngờ; cho rằng người này tốt như vậy chắc chắn có mục đích khác.
Điều này cũng không lạ, bởi vì bản thân phim ảnh đã có sức tái hiện vô cùng mạnh mẽ; trực tiếp tác động đến tất cả giác quan của con người. Thêm vào đó là cốt truyện phóng đại sự thật; chỉ vì chạy theo doanh thu và điểm xếp hạng mà đã phá hoại đi chính tín giữa con người trong cùng một cộng đồng; gây tâm lý bất an.
‘Lời nói dối lặp lại nhiều lần sẽ trở thành chân lý’
Có câu tục ngữ quen thuộc là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cứ mỗi lần xem ti vi, phim ảnh, sách báo là chúng ta lại đang vô ý tự rót vào trong tâm hồn mình những thứ không tốt này một cách không tự biết; như vậy thì nhân cách chúng ta có bị ảnh hưởng không? Đương nhiên, mọi thứ bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với những thập kỷ trước. Tranh ảnh khiêu gợi, những đoạn quảng cáo “nóng” có ở ngay giữa đại lộ; người ta chỉ cần ngước đầu lên là bị đập vào mắt ngay. Dù bạn không muốn xem nhưng vẫn bị buộc phải xem.
Ở mức độ vĩ mô hơn, lời nói dối mà được lợi dụng một cách khôn khéo và tinh vi sẽ mang đến thảm kịch cho lịch sử nhân loại. Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ tuyên truyền của Đức đã từng nói: “Repeat a lie often enough and it becomes the truth” (Tạm dịch: Lời nói dối nếu được lặp lại nhiều lần thì nó sẽ trở thành chân lý).
Một tội ác phản nhân loại vẫn đang diễn ra
Một ví dụ khác xảy ra vào những năm cuối thập kỷ 90 ở Trung Quốc. Trước đó, vào năm 1992, tức là vào cuối thời kỳ “bùng nổ khí công”, đã xuất hiện một môn khí công Phật Gia cổ truyền là Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công). Pháp Luân Công được truyền xuất ra tại tỉnh Cát Lâm, thành phố Trường Xuân. Khác với các môn khí công chữa bệnh thông thường, ngoài 5 bài tập thiền định nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe; môn tập còn yêu cầu người học tu dưỡng đạo đức giữa đời thường, làm người tốt; nhấn mạnh đề cao tâm tính theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Giống như các Pháp môn khác của Phật Gia, môn thực hành tâm linh này cho rằng mọi bất hạnh và bệnh tật đều có liên quan chặt chẽ với “nghiệp lực” và đạo đức của mỗi cá nhân. Do đó, thông qua luyện 5 bài công pháp và đề cao tâm tính; bỏ đi những thói hư tật xấu thì rất nhiều người đã được khỏi bệnh; ngay cả với những bệnh nan y như ung thư và bệnh tim.
Thông qua người truyền người, tâm truyền tâm, môn tập này nhanh chóng trở nên phổ biến cả trong và ngoài nước. Đến năm 1999, ước tính có khoảng 100 triệu người Trung Quốc đang tập luyện Pháp Luân Công từ mọi tầng lớp xã hội. Điều này không những giúp đất nước tiết kiệm được một khoảng lớn chi phí y tế, mà còn thúc đẩy đạo đức xã hội Trung Quốc thăng hoa trở lại sau những cuộc vận động chính trị tàn khốc trước đây.
Giang Trạch Dân chỉ vì đố kỵ mà đàn áp Pháp Luân Công
Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bây giờ là Giang Trạch Dân. Sau khi chứng kiến số người tập Pháp Luân Công tăng lên từng ngày và dần vượt qua số lượng Đảng viên của ông ta (khoảng 80 triệu người), Giang đã sinh tâm đố kỵ và lo sợ hoang tưởng rằng Pháp Luân Công sẽ đe dọa đến quyền lực của mình; vì vậy mà thành lập ra Phòng 610 – một tổ chức nằm ngoài vòng pháp luật, đứng trên tất cả hệ thống an ninh, cảnh sát và tòa án ở Trung Quốc.
Phòng 610 này còn được ví như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã. Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo nhắm vào các học viên Pháp Luân Công trên cả nước. Họ bị bắt cóc, tra tấn, cưỡng bức lao động; và bị cưỡng ép viết cái gọi là “hối quá thư” để từ bỏ đức tin của mình; rất nhiều người vì từ chối nên đã bị giết hại.
Một trong những công cụ không thể thiếu mà Giang Trạch Dân đã sử dụng là truyền thông. Trước khi cuộc đàn áp diễn ra, truyền thông đã ngụy tạo những bằng chứng giả để bôi nhọ thanh danh của những người tập Pháp Luân Công.
Sau khi bắt đầu đàn áp, truyền thông hoạt động một cách “điên cuồng” 24 trên 7. Không ngừng tuyên truyền giả dối; đến mức cứ khi nào mở ti vi lên là bạn chỉ có thể xem thời sự nói về Pháp Luân Công. Cách làm này giống với Hitler; thậm chí đã vượt xa ông ta vì Giang lợi dụng cả khoa học kỹ thuật cho cuộc đàn áp.
Mổ cướp nội tạng sống – tội ác khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử nhân loại
Năm 2006, hai nhà điều tra độc lập David Matas và David Kilgour đã xuất bản một cuốn sách chấn động thế giới với tiêu đề “Thu hoạch đẫm máu”. Cuốn sách đã đưa ra hàng loạt bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đã làm giả số liệu và mổ cướp nội tạng sống hàng nghìn học viên Pháp Luân Công để thu lợi nhuận.
Đến nay đã 22 năm trôi qua nhưng cuộc đàn áp này vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc; bất chấp sự vô lí và giả dối của nó. Hiện nay, Pháp Luân Công đã phổ truyền trên 144 quốc gia trên thế giới. Và đã có hơn 100 triệu người tập luyện. Các học viên đã luôn kiên định với đức tin của mình. Họ nói lên sự thật cho người dân thế giới về cuộc đàn áp tại Trung Quốc với nỗ lực chấm dứt sự tàn bạo này.
Dù trong bất kể tình huống nào cũng không nên nói dối
Như vậy, nói dối là một hành vi rất xấu. Thông qua những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng nói dối sẽ gây hại cho sức khỏe; gây suy đồi về đạo đức xã hội. Điều tồi tệ hơn nữa là có thể gây ra những tội ác diệt chủng vô nhân đạo.
Vì vậy. chúng ta không nên nói dối, dù là nhỏ hay lớn. Thay vào đó, hãy học cách trung thực, học cách nói thật. Ngoài ra, chúng ta cũng có quyền im lặng khi đối diện với những tình huống khó xử và không muốn nói.
Khổng Tử có câu rằng: “Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác”. Cho nên đừng trở thành một người luôn căn vặn làm khó cho người khác; khiến họ phải buột miệng nói dối. Ngoài ra, Lão Tử cũng có câu: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay”. Do đó đừng sợ bị mất lòng người mà nói dối. Sau khi họ hiểu ra mục đích của bạn thì sẽ không giận nữa; mất lòng trước, nhưng được lòng sau.