Người xưa tin vào thuyết định mệnh và luật nhân quả, cho rằng một đời người đã được Trời cao an bài. Vì thế, “Công danh lợi lộc nào giữ mãi/Thế đạo hưng suy định bởi trời”. Căn cứ theo những hành vi thiện và ác của bản thân người đó đường đời đã được an bài, cũng gọi là định số được an bài như vậy. Tuy nhiên định số đó có thể thay đổi nhờ vào một việc, đó là tu tâm hướng Phật.
- Việc làm không đúng đắn ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh đời người
- Người xưa dạy con: tích đức đắc phúc báo
Trong chúng ta ai có lẽ cũng từng đặt câu hỏi: mục đích của cuộc đời là gì? Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ là mục đích là phải có tiền. Có tiền thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Có tiền để mua đất, xây nhà, lập gia đình, sinh con… Nhưng có phải cứ mong muốn là được đâu. Một người có bao nhiêu tiền trong đời này đã được định sẵn dựa vào việc tốt và việc xấu người ấy đã làm trong các đời trước và đời này. Tuy nhiên, dù có an bài nhưng vẫn có thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng tốt đó là người này quyết tâm tu tâm hướng Phật, không làm điều xấu. Một cách thứ 2 là người này điều gì cũng dám làm, không việc ác nào không từ, đường đời sẽ đi theo một ngả khác.
Nội dung chính
Danh thần thời Bắc Tống được báo trước sẽ có phúc phận lớn
Đó là câu chuyện được ghi trong lịch sử về Tôn Cửu Đỉnh (1080 -1165), tự Quốc Trấn, người Định Tương Hân Châu (Nay là Định Tương Sơn Tây), năm Chính Hòa thứ ba thời vua Tống Huy Tông (1113). Tôn Cửu Đỉnh học tại Thái học, ngày bảy tháng bảy ông tới ngõ Trúc Sân thăm đồng hương tên Đoạn Tuấn Nghi.
Cuộc gặp gỡ với anh rể đã mất Trương Sân
Ông đang đi men theo bờ sông thì đột nhiên nghe thấy trong đám đông có người gọi tên mình. Định thần nhìn lại. Hóa ra là một viên quan toàn thân mặc kim giáp cưỡi một con ngựa cao to. Ngay cả tùy tùng của vị quan cũng có phong thái vô cùng đạo mạo.
Người này nhanh chóng nhảy xuống ngựa tiến tới trước mặt ông mà nói: “Quốc Trấn, xa cách lâu ngày, cậu dạo này có khỏe không?”. Tôn Cửu Đỉnh nhìn kỹ mới nhận ra đó là anh rể mình tên Trương Sân.
Sau đó, người anh rể chỉ vào một quán rượu ở phía bắc đường lớn và nói: “Tốt nhất hay là cậu hãy mời ta một chén. Ta tới đằng kia ngồi một chút. Chúng ta có thể chậm rãi nói chuyện”. Tôn Cửu Đỉnh nói: “Anh rể là người có tiền, sao lại để một nho sinh nghèo như em trả tiền rượu chứ?” Trương Sân nói: “Tiền của ta không tiện sử dụng ở đây”. Nói rồi hai người tới quán rượu và ăn uống vui vẻ.
Một lát sau, họ Tôn mới nhớ ra anh rể mình đã mất, bèn hỏi: “Anh mất lâu lắm rồi sao bây giờ lại ở đây? Em gặp anh sẽ có điều gì không tốt phải không?” Trương Sân nói: “Không đâu, phúc phận cậu rất lớn, có thể không sao cả”. Tiếp đó nói chi tiết tỉ mỉ lại chuyện năm xưa ông chết như thế nào và việc em rể đưa tang ra sao.
Công danh, lợi lộc là có định số an bài theo đức và nghiệp
Trương Sân lại nói tiếp: “Trung thu năm ngoái, ta có về nhà một lần. Chị cậu và mọi người vẫn thong dong nhàn rỗi uống rượu như bình thường, không nhớ gì tới ta. Ta rất tức giận, liền cầm bầu rượu ném vào con gái mới rời đi”.
Tôn Cửu Đỉnh lại hỏi: “Giờ anh làm gì?“, Trương Sân nói: “Ta hiện đảm nhiệm chức phán quan ghi chép phúc lộc trong miếu thành hoàng”. Nghe thấy vậy họ Tôn rất vui vẻ, liền hỏi tiền đồ của mình. Họ Trương nói: “Giờ vẫn chưa rõ ràng. Loại sự việc như thế này cứ mười năm mới được truyền lệnh xuống một lần. Ta chưa nhìn thấy tên của cậu. Ngoài ba mươi tuổi cậu sẽ làm quan, chức quan cũng không thấp đâu”.
Họ Tôn lại hỏi: “Anh cả đời thích rượu ham mê sắc, thường làm những việc xâm phạm phụ nữ, hầu như tháng nào cũng có sao lại được làm phán quan tại âm gian?” Họ Trương trả lời: “Đó là những việc ta đã làm. Tuy nhiên bất cứ sự việc gì đều nên quan sát bản thân chủ tâm đó. Nếu chủ tâm không hiểu lý lẽ. Vì vậy làm việc gì mà không thể chứ?”
Nói chưa dứt lời, có vị tùy tùng đi theo tới bẩm báo: “Đến lúc phải đi trực ban rồi”. Họ Trường bèn đứng dậy cùng Tôn Cửu Đỉnh rời khỏi quán. Người anh họ Trương chỉ vào đám tùy tùng và nói: “Những người này đều là dưới âm gian, chỉ là người dương thế không nhìn thấy mà thôi”.
Tôn Cửu Đỉnh là người đầu tiên được bổ nhiệm làm tiến sĩ thời Bắc Tống
Đến cổng Lệ Xuân, anh họ Tôn Cửu Đỉnh cáo biệt và nói: “Cậu hãy dừng lại quay về đi, nhớ không được quay đầu lại nhìn, quay đầu lại sẽ bị chết. Cậu đã bị âm khí thâm nhập, chắc chắn sẽ bị đi ngoài. Cậu nhớ kỹ không được uống thuốc, chỉ cần uống Bình Vị Tán là đủ”.
Sau khi chia tay, Tôn Cửu Đỉnh bắt đầu cảm thấy rất sợ hãi. Khi đến ngõ ngoài đường thì gặp một người bạn. Bạn ông rất ngạc nhiên, nói sắc mặt của họ Tôn rất không tốt, rồi mang rượu thịt ra tiếp đãi. Tối muộn, ông mới tan tiệc về viện Thái Học. Ngày hôm sau, quả nhiên họ Tôn bị đi ngoài hơn ba mươi lần. Ông chỉ cần uống Bình Vị Tán là khỏi.
Sau đó quả thật Tôn Cửu Đỉnh gặp rất nhiều trông gai, trắc trở, lưu lạc kim quốc mười mấy năm. Năm Thiên Hội thứ bảy Kim Thái Thông, Tôn Cửu Đỉnh và em trai là Tôn Cửu Trù, Tôn Cửu Ức ba người cùng có tên trên bảng vàng vào năm Kỷ Dậu.
Tôn Cửu Đỉnh được bổ nhiệm làm tiến sĩ đầu tiên tức trạng nguyên. Ông trở thành giai thoại lưu truyền chưa từng có trăm nghìn năm. Ông đã đảm nhiệm các chức vụ như Đô sát ngự sử, thị lang nội hàn… Cả đời cương trực không xu nịnh, thanh liêm. Ông là danh thần nổi tiếng thời đó. Câu truyện trên đây là câu chuyện được cha của trọng thần yêu nước đời Bắc Tống Hồng Họa tức Hồng Mại kể lại
Đại Tướng Tào Bân và câu chuyện “đức năng thắng định số”
Chinh phạt Giang Nam không giết chết một sinh mệnh nào
Người Phương Đông thường quan niệm, số phận vốn dĩ đã được thiên mệnh an bài. Con người chỉ có thể thuận theo dòng nước, nghèo thì chịu, sang thì hưởng, không có quyền kháng cự. Thế nhưng Phật dạy: đức năng có thể chiến thắng số phận. Con người nếu năng hành thiện tích đức, sẽ nhận được nhiều phúc báo, tiêu giảm đi ác nghiệp, vận số hanh thông. Nhờ đó, cuộc đời sẽ trở nên an lạc, tươi sáng.
Đời nhà Tống (Trung Hoa) có một vị đại tướng tên là Tào Bân. Với trí dũng và mưu lược song toàn, Tào Bân đã giúp Tống Thái Tổ bình định thiên hạ. Lần nọ, Tào Bân gặp một vị cao nhân tướng số tên là Trần Đoàn. Mới nhìn qua, Trần Đoàn đã phán: “Thời niên thiếu tuy giàu sang phú quý, nhưng về già lại không có phúc.” Tào Bân nghe xong, ông cúi đầu cảm tạ.
Sau này, Tào Bân được lệnh dẫn quân chinh phạt Giang Nam. Vì không muốn thấy muôn dân sống trong loạn lạc, đói khổ, nên Tào Bân bèn giả bệnh. Tướng sĩ hay tin, đều đồng loạt đến thăm hỏi, ông bảo: “Bệnh của ta chỉ khỏi khi mọi người đánh chiếm Giang Nam mà không giết chết một sinh mệnh nào.”
Định số thay đổi, Thiện mệnh cũng đổi thay
Tấm lòng của Tào Bân đã làm người dân Giang Nam cảm động. Khi triều đình vừa đến. Họ mở cổng đón chào. Một tấm lòng thành cảm động trời xanh, không cần dùng đến binh đao, cũng khiến muôn dân quỳ gối. Mệnh Trời đã phán, Tào Bân khi về già sẽ sống trong buồn khổ. Nhưng kể từ lần đó, gương mặt ông luôn hiện lên ánh kim quang, phúc đức vô lượng, trọn đời viên mãn.
Một kiếp người luôn có 2 phần: một phần là những gì người đó đang hưởng thụ và một phần khác là những gì người đó đang làm. Sinh ra định số đã giàu có, đó là một loại phúc đức. Một phần kia là có thể thay đổi nhờ vào những quyết định lớn trong đời này. Ví dụ như quyết định tu tâm hướng Phật. Việc một người quyết định tu tâm hướng Phật từ suy nghĩ cho đến hành động, số mệnh người ấy sẽ được thay đổi.
Theo Sound of Hope