Nhân sinh cảm ngộ

8 bí quyết hay giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị người khác đánh giá

24/04/21, 07:57
Con người đi đến mức độ tự vượt qua chính mình để tránh được khả năng bị người khác đánh giá một cách tiêu cực. Họ tránh nói về những gì mà họ muốn. Họ không nói to trong lớp hay những buổi họp. Họ tránh nói với những người họ yêu, về khao khát thực sự của họ. Họ không yêu cầu sự thăng tiến. Họ sẽ không nói với đối tượng, nơi mà họ muốn đến ăn tối trong buổi hẹn đầu tiên
Đừng biến bản thân bạn trở thành tù nhân của người khác bởi những lời đánh giá (ảnh:pixabay)

Khi còn nhỏ, chúng ta hầu như không sợ. Nhưng càng lớn, nỗi sợ hãi cũng tăng theo. Người ta không chỉ sợ tổn thương, sợ mất mát, sợ mất kiểm soát, lo sợ tương lai…mà còn có nỗi sợ bị người khác đánh giá. Nếu bạn lo sợ người khác đánh giá, thì hy vọng câu chuyện dưới dây sẽ giúp bạn có thể chấm dứt nỗi sợ người khác đánh giá.

Sợ là gì?

Sợ là một cảm xúc của bản năng con người. Chúng xuất hiện để chúng ta có được nhận thức và cảm giác an toàn. Tương tự như đèn pha trên xe sẽ chiếu sáng rõ ràng cảnh vật xung quanh và các lối rẽ trên đường phía trước. Thế nhưng quá nhiều nỗi sợ cũng giống như những chùm sáng chói lòa. Chúng làm mờ mắt chúng ta. Chúng có thể gây ra sự mất mát của chính thứ mà chúng ta sợ mất ngay từ đầu.

8 bí quyết hay giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị người khác đánh giá
Người đó thường hay giấu cảm xúc, dấu suy nghĩ và không mạnh dạn làm những điều mình muốn (ảnh minh hoạ: Pixabay).

Hậu quả của việc sợ người khác đánh giá là gì?

Đó là người ta sẽ cố gắng mọi cách nhằm thoát khỏi nguy cơ bị người khác đánh giá tiêu cực. Sự cố gắng này thể hiện qua việc họ tránh nói những điều trong lòng muốn nói. Ví dụ như họ không dám phát biểu trong lớp hay lúc họp cơ quan. Họ tránh để người yêu biết mong ước thực sự của mình. Họ không dám đề nghị được nâng lương. Và họ không nói cho người khác biết cảm xúc thực sự đang diễn ra trong họ.

Từ việc không dám nói dẫn đến họ sẽ không dám làm nhiều việc, như vậy, rất nhiều cơ hội sẽ bị bỏ qua.

Vậy cần đối diện với nỗi sợ bị người khác đánh giá này như thế này. Dưới đây là các đúc kết hữu ích kinh nghiệm của người xưa.

Câu chuyện Lão Tử: Người gọi ta là trâu thì ta là trâu

Lão Tử bị nhạo báng thậm tệ

Thủ Thành Khởi từ nơi xa xôi tới bái kiến Lão Tử, muốn hướng tới ông học đạo.

Tuy nhiên vài ngày sau, ông ta nghe thấy, chứng kiến một vài tình huống nên nói với Lão Tử: “Tôi nghe nói Phu tử là bậc Thánh nhân. Nhưng bây giờ theo tôi thấy tiên sinh không phải như vậy. Nơi sinh sống của chuột, đều có đồ ăn thừa; còn trong nhà ông lại không dự trữ lương thực. Ông có một người em gái, nhưng lại vứt bỏ không nuôi dưỡng, đây là bất nhân. Có lúc ông chất đống đồ ăn đã nấu chín trước mặt, không chia cho người khác. Đây là tham lam tài vật, tiền của”.

Sử sách ghi lại rằng Lão Tử sống vào khoảng thời gian từ năm 571 – 471 trước công nguyên. Ông là người làng Khúc Nhân, huyện Khổ, nước Sở thời Xuân Thu. Lão Tử là ông tổ về Đạo, là bậc tiên hiền trong lịch sử. Cuốn Đạo Đức Kinh của ông đã để lại cho người đời sau những triết lý nhân sinh sâu sắc.
Lão Tử nổi tiếng là một ẩn sĩ đại tài, người được coi là một trong các nhân vật kiệt xuất, là thánh nhân đem tới ảnh hưởng lớn trong lịch sử.

Lão Tử nghe thấy vậy vô cùng bình tĩnh, điềm đạm, không giải thích bất cứ điều gì.

Vài ngày sau, Thủ Thành Khởi lại tới bái kiến Lão Tử và nói: “Mấy ngày trước, tôi có chế nhạo ông, nói những lời xấu. Nay đã tỉnh ngộ. Nhưng tôi không thể nói ra rõ những đạo lý mà mình đã ngộ được là cớ làm sao?”

Nhưng bình thản trước đánh giá của người khác

Lão Tử nói: “Ta hiện nay sớm đã không phải là người thông minh có trí tuệ thần thánh gì nữa. Ông nói ta là trâu, ta chính là trâu; ông nói ta là ngựa, ta cũng chính là ngựa (Nguyên gốc “Hô ngã ngưu tắc ngưu, hô ngã mã tắc mã”). Ví dụ điều người khác có là thật, người khác đặt cho ta tên là gì, bản thân lại không chấp nhận, chỉ có thể lại gặp họa lần nữa. Những điều ta làm, ta gây nên, cũng lại như vậy; chứ không phải vì cố ý cho người khác xem, mà làm ra rất nhiều việc”.

Thủ Thành Khởi nghe vậy, cảm thấy vô cùng xấu hổ. Trước mặt Lão Tử, ông bắt đầu lễ độ cung kính, đi đứng nhẹ nhàng, từ tốn.

người quân tử không sợ người khác đánh giá
Bậc chính nhân quân tử luôn dùng nhân lễ nghĩa trí tín để đối đãi với người khác (ảnh Secretchina)

Ông thành khẩn thỉnh giáo Lão Tử và hỏi: “Tôi nên làm thế nào để tu thân?”

Lão Tử nói: “Bình thường ông luôn thể hiện ra dáng vẻ trang trọng; ánh mắt nhìn thẳng phía trước; trán cao; miệng lưỡi đại trương, cho thấy ông rất cao ngạo. Ông giống như con tuấn mã, vốn muốn vọt lên phía trước; chỉ vì bị thừng trói chặt mà dừng lại. Ông muốn động, nhưng lại miễn cưỡng khống chế; một khi hành động, sẽ tăng nhanh tốc độ như máy móc; minh xét mà quyết giữ ý, khăng khăng cho mình là đúng; nhanh trí nhưng có quá nhiều ham muốn, dục vọng. Tất cả những điều này đều trái ngược với bản tính làm người. Người ở ngoài biên giới, nếu muốn đi qua, thường sẽ trở thành trộm cướp, mà làm hại cho xã hội; nội tâm ông không đủ bình tĩnh, làm sao có thể tu thân đây?”

 Thủ Thành Khởi nghe xong, cảm thấy thu được nhiều lợi ích. 

Cách vượt qua nỗi sợ người khác đánh giá

Theo nhìn nhận của Lão Tử, người khác đánh giá mình như thế nào, đều nên thản nhiên tiếp thu. Người khác nói bạn là trâu thì là trâu, là ngựa thì là ngựa. Đây đều là những thứ bên ngoài, căn bản không cần giữ trong lòng. Người đắc đạo, nhất định cần có thể làm được quên đi vinh nhục, vứt bỏ hết thảy mọi thứ quấy rối của những cảm xúc tình cảm hỷ, nộ, ai, lạc, nội tâm cần bình tĩnh như nước, sống thuận theo tự nhiên, tiến tới tu thân dưỡng tính, đắc đạo nhập thánh.

Có câu nói rằng nếu để ý quá nhiều vào ý kiến của người khác, bạn sẽ trở thành tù nhân của họ. Cũng như Lão Tử trong câu chuyện kia, tâm ông bình thản không động khi bị Thủ Thành Khởi nhạo báng.

Học cách quyết đoán và cư xử khéo léo qua việc chỉ ra những ý kiến trái chiều, có tính gây hại của người khác theo cách mềm mỏng và mang lại hiệu quả tích cực, là một bước quan trọng để tiến tới đối phó với tình trạng bị người khác hạ thấp.
Hiểu luật nhân quả để sống an nhiên tự tại (ảnh Adobe Stock)

Chỉ khi tâm bình lặng như nước thì mới có thể đạt được thành công lớn.

Cũng như, nếu J.K Rowling không viết sách nữa sau khi bị nhiều nhà xuất bản từ chối trong nhiều năm. Bà sẽ không có Harry Potter. Nếu Walt Disney từ bỏ mô hình công viên của mình sau khi bị hơn 300 nhà đầu tư từ chối, thì ông sẽ không có Disney World.

8 lời khuyên giúp chấm dứt nỗi sợ người khác đánh giá

1- Chẳng có ai là hoàn hảo

Chắc chắn là như vậy. Ai cũng có lỗi lầm. Thế nhưng không vì ai đó có lỗi lầm mà trở nên thua kém người khác.

Mỗi sáng thức dậy hay bất cứ khi nào bạn lo sợ người khác đánh giá hãy nói với bản thân “Mọi chuyện sẽ tốt thôi”.

2- Đừng quá khó khăn với bản thân

Bất cứ ai cũng đều có khuyết điểm. Và bạn cũng có thể nhận ra những điều mà bản thân mình cũng không thích nó.

Có thể bạn không nhận ra, nhưng nhiều lúc điều người khác nói cũng chính là điều bạn từng nói với bản thân mình.

Không ai hoàn hảo vậy nên đừng sợ người khác đánh giá
Trăng cũng có lúc khuyết lúc tròn, và con người cũng vậy (ảnh: pixabay)

3- Đừng động tâm đến đánh giá của những người không quen biết hay vừa mới gặp

Có rất nhiều người đều đưa ra đánh giá người khác ngay từ lần gặp đầu tiên. Liệu họ có đủ thời gian để hiểu bạn không?

Vậy nên giữ tâm bình thản như dòng nước sẽ giúp bạn không phải chìm trong những suy nghĩ tiêu cực về những đánh giá của người khác.

4- Sự đánh giá của người khác sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ

Có nhiều người họ có đánh giá về bạn. Nhưng không vì thế mà họ có cách đối xử khác biệt với họ. Đừng trở nên quá nhạy cảm. Đôi khi những điều đánh giá chỉ đơn giản là giúp ta tốt hơn lên.

Người hay than thở không bao giờ được đánh giá cao, vì họ không mang lại năng lượng tích cực cho người khác. Đừng quên rằng tất cả chúng ta ai cũng đều có lúc mệt mỏi và cáu kỉnh, nhưng nếu bạn cứ luôn trong tình trạng này, bạn sẽ gặp khó trong giao tiếp, vì chẳng ai muốn gần bạn hết.
Có lẽ nỗi sợ hãi bị đánh giá thường đi cùng với mong muốn được yêu mến mọi nơi, mọi lúc (ảnh: pixabay).

5- Không ai có quyền chỉ trích nếu bạn đã nhận ra lỗi lầm của mình

Có câu nói “Đánh người chạy đi, ai đánh kẻ chạy về”. Không ai hoàn thiện, cũng không ai hoàn hảo. Vậy nên ai cũng có thể sai lầm. Điều quan trọng là bạn biết nhận ra và sửa chữa nó.

6- Bạn sẽ không hạnh phúc hay bình yên khi tìm kiếm sự chấp nhận của người khác

Khi người ta sợ bị đánh giá cũng đồng nghĩa với việc mong muốn tìm kiếm sự chấp nhận từ người khác.

Ai cũng muốn được người khác yêu mến. Nhưng không nhận ra rằng hạnh phúc và bình yên chỉ đến từ trong bản thân của chính mình.

Đôi khi, vì thất vọng với bản thân, chúng ta nói ra những lời nhận xét tiêu cực về chính mình. Điều này khiến giảm giá trị bản thân trong mắt người khác và lòng tự trọng của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Tự làm hài lòng chính mình mới là chìa khóa hạnh phúc (ảnh Facebook)

7- Bạn sẽ chấm dứt nỗi sợ bị đánh giá nếu bạn dừng đánh giá người khác

Thông thường, những người quan tâm đến đánh giá của người khác là những người cũng hay đánh giá người khác.

Nhưng thực ra nó lại là nguyên nhân khiến bạn sợ hãi. Bởi khi nhìn người khác và thấy điều tồi tệ ở họ, có thể khiến bạn lo lắng người khác cũng thấy điểm yếu của mình.

Vì vậy, hãy bỏ thói quen đánh giá người khác để giải thoát nỗi sợ này.

8- Dừng đánh giá bản thân để chấm dứt sợ bị người khác đánh giá

Khi có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, bạn hãy đưa ra luận điểm chống lại nó, tập trung vào những điểm yêu thích của mình.

Điều này sẽ giúp bạn bỏ những ý nghĩ chán ghét bản thân. Vì thế, nó có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ người khác đánh giá.

Lời kết: Trong quá khứ và cho đến tận sau này, chúng ta vẫn sẽ luôn phải đối diện với nỗi sợ bị người khác phán xét. Chính nỗi sợ bị phán xét đã vô tình ngăn họ không dám làm nhiều việc, không dám thực hiện nhiều ước mơ trong đời. Vậy nên hãy cho phép bản thân mình gạt qua một bên nỗi sợ đó. Bởi lẽ, cuộc sống này điều quan trọng hơn là hạnh phúc và thành công của bạn.

x