Nhân sinh cảm ngộ

4 cách để xác định nhân phẩm một con người

16/01/21, 10:54
nhân phẩm
Vẽ người vẽ mặt khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Có câu “vẽ người vẽ mặt khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng”. Có người bên ngoài hoàn hảo nhưng chưa chắc nhân phẩm bên trong đã cao thượng; có người dường như là không tốt nhưng nội tâm lại rất trong sáng…

Nhiều người thường xuyên bị bạn bè xấu lợi dụng chỉ vì quá tin người. Đó cũng là do họ chưa biết cách nhìn người. Dưới đây là 4 cách giúp xác định nhân phẩm của một người:

1. Hãy xem cách anh ấy đối xử với cha mẹ của mình

Một người chị em họ hàng của tôi khi còn nhỏ thường đi chơi với đám bạn giang hồ ở địa phương. Lúc đó cô ấy còn nhỏ và thiếu hiểu biết nên hài lòng khi thấy đám bạn rượu nói chuyện rôm rả và lo cho nhau.

Cha cô khi biết chuyện liền mắng cô và nói: “Con có biết trong đám đó có một tên lưu manh không? Hồi đó chính tay hắn đã giết cha mình. Một người đã giết cha chính mình, ngay cả súc sinh cũng không làm vậy. Con nghĩ một người như vậy có thể trượng nghĩa được sao?

Một người đã ra tay tàn nhẫn với chính cha ruột của mình thì liệu có coi người khác ra gì không? Giờ con cứ huynh huynh đệ đệ với hắn ta, sau này giả sử có việc gì không như ý thì chẳng phải con sẽ thành ma dưới tay của hắn ta sao”.

Những lời cha cô ấy nói với cô ấy đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Sau này khi trưởng thành rồi, tôi càng hiểu rằng để đánh giá lương tri một người liệu có còn hay không thì cứ nhìn cách anh ta đối xử với cha mẹ của mình là đủ biết.

Nếu như người này hàng ngày nhớ đến cha mẹ; nghĩ đến cha mẹ khó khăn; thường nói với bạn bè về cha mẹ; lời nói và việc làm đều như nhau; vậy chứng tỏ người này rất hiếu thảo. Cho dù anh ta có làm ra việc xấu đến đâu thì cũng chưa đánh mất lương tâm.

Ngược lại, nếu như bạn thường xuyên nghe một người chỉ trích cha mẹ của mình; chỉ muốn ruồng bỏ và không có lòng biết ơn; chỉ mong cha mẹ sớm chết để chia gia tài; người như vậy thì dù có tỏ ra tốt đến đâu cũng chỉ là một kẻ nham hiểm.

Xem cách anh ấy đối xử với vợ con mình

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tề Hoàn Công của Tề Quốc có một người đầu bếp tên là Dịch Nha. Có lần Hoàn Công nói với Dịch Nha rằng: “Sơn hào hải vị ta đều đã ăn qua rồi, chỉ là chưa có ăn qua thịt người. Người giỏi nấu ăn, vậy có biết nấu thịt người không? Hương vị nó sẽ như thế nào?”.

Lời này của Hoàn Công vốn chỉ là nói đùa, nhưng Dịch Nha lại luôn nhớ kỹ trong tâm. Một lòng nghĩ cách để làm thịt người cho Hoàn Công ăn, mong có thể làm cho Hoàn Công vui. Về sau ông đã giết con trai của mình và làm tiệc cho Hoàn Công ăn. Hoàn Công vào bữa trưa hôm đó ăn được một món rất lạ; cảm giác chưa bao giờ nếm qua vị thịt này.

Ông mới hỏi Dịch Nha rằng: “Đây là thịt gì vậy?”

Dịch Nha đã khóc và nói rằng: “Chính là thịt của con trai thần, dâng lên cho đại vương ăn thử”. Hoàn Công nghe xong thì cảm thấy rất khó chịu, nhưng lại cảm động vì Dịch Nha đã giết con trai của mình để làm thức ăn cho ông; cho rằng Dịch Nha quý ông còn hơn cả người thân. Vì vậy mà từ đó về sau rất tin tưởng Dịch Nha.

Nhưng Quản Trọng (nhà tư tưởng nổi tiếng nước Tề) lại rất coi thường hành vi này. Trước khi Quản trọng lâm chung, Tề Hoàn Công đã hỏi Quản Trọng rằng: “Ai có thể tiếp quản vị trí tướng quốc của Quản Trọng?”

Quản Trọng cho rằng, người đối xử ác độc với vợ con thì không thể là người tốt
Quản Trọng cho rằng, người đối xử ác độc với vợ con thì không thể là người tốt (ảnh Cunman)

Người ác độc với vợ con thì nhân phẩm không thể tốt

Tề Hoàn Công hỏi: “Dịch Nha là người thế nào?” Quản Trọng đáp: “Dịch Nha giết con trai của chính mình để là vừa lòng quốc quân, người này lòng dạ ác độc. Loại hành vi này không hợp với đạo làm người. Người này không thể dùng được”.

Tề Hoàn Công hỏi tiếp: “Thế còn Khai Phương thì sao?”

Quản Trọng đáp: “Khai Phương ruồng bỏ cha mẹ để theo quốc quân. Loại hành vi này không hợp với đạo làm người. Người này không thể dùng được”.

Tề Hoàn Công lại hỏi: “Còn Thụ Điêu thì thế nào?” Quản Trọng đáp: “Thụ Điêu tự thiến để theo quốc quân. Loại hành vi này không hợp với đạo làm người. Người này không thể thân cận được”.

Đáng tiếc là Tề Hoàn Công không nghe lời Quản Trọng và đã trọng dụng ba người này. Về sau ba người này phát khởi chính biến. Dịch Nha giả truyền mệnh lệnh của Tề Hoàn Công, lại cho người nhốt Tề Hoàn Công lại; cũng cho người xây một bức tường bao quanh cung điện để không cho người mang thức ăn vào. Không bao lâu sau thì Tề Hoàn Công bị chết đói. 

Một người đối xử với vợ con như thế nào thì cũng thể hiện ra bản chất của anh ta. Một người đàn ông không quan tâm đến vợ con nghĩa là thiếu trách nhiệm trầm trọng. Đối đãi với vợ con không ra gì thì có thể đối tốt với bạn bè được sao?

Hổ dữ không ăn thịt con. Đối xử tàn nhẫn với con cái của mình thì dù có tử tế với bạn bè như thế nào đi nữa cũng chỉ là giả tạo.

Nhìn vào nhân phẩm của cha mẹ, ông bà

Nhìn vào cha mẹ, ông bà cũng có thể biết được nhân phẩm một người tới đâu
Nhìn vào cha mẹ, ông bà cũng có thể biết được nhân phẩm một người tới đâu (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Điều này đặc biệt quan trọng trong hôn nhân. Cha mẹ, ông bà là gốc rễ của một gia đình. Nếu tổ tiên có hành vi sai trái thì nhân phẩm người này cũng khó mà tốt hơn được. “Trên không chính thì dưới sẽ loạn”, ảnh hưởng của gia đình đối với một người là rất sâu sắc.

Nếu bạn không thể nhanh chóng xác định được nhân phẩm của một người thì bạn có thể nghe anh ta kể chuyện về gia đình và bố mẹ của anh ta. 

Có lần tôi gặp một người bạn. Do lúc đó vừa mới ra trường nên tôi cũng chưa biết cách nhìn người, tôi nghĩ người này cũng khá được. Trong lúc kể về gia đình, anh ấy vô tình kể chuyện bà nội bị bố mẹ anh ép đến chết. Chuyện là bà nội không muốn vào viện dưỡng lão nhưng bố mẹ anh bắt phải vào. Bà anh khóc suốt ngày nhưng bố mẹ anh cũng không thèm quan tâm. Sau đó bà anh đã treo cổ tự tử ở trong viện dưỡng lão. Nghe xong câu chuyện của anh tôi cảm thấy rất sốc.

Sau này, trong quá trình làm việc với anh tôi mới thấy anh ta thực sự có bóng dáng của cha mẹ mình. Bề ngoài thì tốt bụng nhưng thực chất lại gian xảo; trông thì có vẻ đáng tin nhưng toàn nói chuyện hoang đường.

Nhìn vào những người bạn thân xung quanh

Bạn bè xung quanh cũng nói lên nhân phẩm một người
Bạn bè xung quanh cũng nói lên nhân phẩm một người (ảnh Istockphoto)

Có người hỏi tôi: Người đối xử tốt với vợ con và cha mẹ thì có phải là một người chính trực không? Tôi nói cũng chưa chắc.

Thái độ đối với cha mẹ và vợ con là cái gốc để xem lương tri một người. Nếu đối với người thân không ra gì thì chứng tỏ người này không còn lương tri gì nữa. Vì vậy, người đối tốt với người thân thì có thể vẫn còn lương tâm nhưng chưa chắc đã là một người cao thượng.

Người bạn lại tiếp tục hỏi tôi: Vậy tiếp theo phải làm sao để xác định nhân phẩm của một người?

Tiếp theo hãy quan sát những người bạn thân của anh ấy và xem anh ấy thường kết giao với những người bạn như thế nào. 

Tôi nhớ đến một người bạn cùng lớp của tôi. Người bạn thân nhất của cô ấy suốt ngày giao du với một nhóm lừa đảo tài chính; làm những công việc vi phạm pháp luật.

Khi đó, tôi đã nhắc nhở cô nên tránh xa người bạn thân của cô. Mặc dù người bạn thân đó rất có hiếu với cha mẹ, nhưng những người bạn xung quanh cô ấy đều muốn làm giàu qua một đêm; lúc nào cũng đứng trên lằn ranh vi phạm pháp luật. Quả nhiên một năm sau thì người đó đã bị bắt.

Vì vậy, cách nhanh nhất để đánh giá nhân phẩm một người là nhìn vào những người bạn thân xung quanh anh ta. Đây gọi là luật hấp dẫn. Bạn là người như thế nào thì cũng thu hút những người tương tự vây quanh bạn.

Theo Aboluowang

x