Quan hệ giữa người với người xưa nay vốn rất phức tạp, dễ nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng. Xin chia sẻ 3 phương pháp để chung sống hòa thuận với mọi người.
Trong cuộc sống, một người có thể sẵn sàng chịu khổ, chịu thiệt về mình, thường có thể đắc được rất nhiều thứ tốt. Còn người mà suốt ngày so đo tính toán, chưa chắc đã làm nên điều gì.
Phàm làm người, rộng lượng một chút, biết nhường nhịn một chút, luôn vì người khác, bạn sẽ càng dễ gặp được những người bạn tốt bụng và chân thành.
Có ba phương pháp để chung sống hòa thuận với mọi người, đó là: “Sẵn sàng nhượng bộ, học cách nhường nhịn, luôn vì người khác”.
Nội dung chính
Sẵn sàng nhượng bộ, chịu thiệt về mình
Có một nhà sưu tập đồ cổ có con mắt rất tinh tường, đồ gì chỉ cần xem qua là có thể đánh giá rất chuẩn. Đối với món đồ ưng ý, ông sẽ mua với giá thích hợp, nhưng cũng không bao giờ để người khác bị thiệt.
Có một lần, vị này đi ngang qua một cửa hàng đồ cổ, nhìn trúng một món đồ gốm Nhữ Diêu vô cùng tinh mỹ. Bèn hỏi giá cả, người chủ quán do dự một chút, nói: “Tôi mua cái này từ Nhật Bản, tôi sẽ bán nó cho anh với giá 80.000 nhân dân tệ”.
Nhà sưu tập cười và nói: “Tôi sẽ trả 90.000 nhân dân tệ”.
Từ đó về sau, người chủ quán hễ thu thập được món đồ nào, liền liên hệ vị kia trước tiên. Bởi vậy mà nhà sưu tập đó luôn có thể tìm thấy những bảo vật mà người khác không thể mua.
Có câu nói: “Trước chịu thiệt thòi, sau mới được hưởng phúc”.
Khi chúng ta sẵn nhượng bộ người khác, mối quan hệ sẽ ngày càng tốt đẹp hơn; tình cảm cũng theo đó mà trở nên chân thành.
Không so đo, tính toán thiệt hơn, cũng dễ nhận được thiện cảm và sự tôn trọng từ người khác. Giúp người thỏa đáng, mới có thể khiến người cảm kích.
Học cách nhượng bộ là cách chung sống hòa thuận tốt nhất
Đây là câu chuyện được kể bởi người bạn Tiểu Mễ của tôi.
Trước kia ở nông thôn, nhà nào cũng đều có mảnh sân trước nhà với hàng rào trúc. Có một ngày, Tiểu Mễ nhìn thấy người hàng xóm lén lút đẩy hàng rào tre giữa hai nhà, dịch về phía nhà của anh. Tiểu Mễ tức giận, về kể cho ông nội. Vốn tưởng rằng ông sẽ sang nói lý với họ, không ngờ ông chỉ thản nhiên trả lời: “Biết rồi”
Ngày hôm sau, ông nội nhìn về phía hàng rào, rồi xê dịch thêm về phía nhà mình. Tiểu Mễ ngạc nhiên hỏi: “Như vậy chẳng phải sân nhà chúng ta sẽ càng nhỏ hơn sao?”
Ông cười cười, không trả lời, cầm điếu thuốc rồi đi vòng vòng quanh sân.
Buổi chiều, hàng xóm đi làm trở về, nhìn chằm chằm vào hàng rào trúc. Sau đó đi qua mang nó trở về vị trí cũ, thậm chí còn xích về phía nhà mình một chút.
Kể từ đó, quan hệ giữa hai nhà cũng trở nên hòa thuận rất nhiều; thường cùng nhau chia sẻ từng chút rau dưa, miếng trái cây hay đồ ăn vặt; chẳng ai còn bận tâm đến vị trí của cái hàng rào nữa.
Trong đối nhân xử thế, không cần quá mức tính toán chi li làm gì.
Nếu một người biết khoan dung, sẵn sàng nhượng bộ người khác; thì đối phương cũng sẽ kính trọng lại ba phần.
Mối quan hệ dễ chịu nhất đó chính là “bạn có thể thông cảm cho tôi, tôi có thể thấu hiểu những vất vả của bạn”.
Luôn nghĩ cho người khác
Trong bộ phim “Tầng lớp Itaewon” của Hàn Quốc. Lúc đầu, nhân vật Park Sae Ro Y Ro Yi thuê một cửa hàng, dù đã trang trí rất đẹp, đồ ăn cũng phong phú, nhưng suốt một thời gian dài làm ăn đều không khá. Anh nhìn con hẻm tối om về đêm, chợt thấy chỉ có cửa hàng của mình là sáng đèn. Rất khó để thu hút sự chú ý của người qua đường chỉ bằng ánh sáng mờ nhạt của một cửa hàng.
Vì vậy, anh lần lượt tìm đến các cửa hàng khác trong hẻm; đưa ra gợi ý và phân tích các chiến lược tiếp thị. Về vấn đề này, đối tác của anh đã rất tức giận và không hiểu tại sao anh lại muốn giúp đỡ đối thủ cạnh tranh. Park Sae Ro Y giải thích rằng, chỉ khi công việc kinh doanh của cả con hẻm tốt lên thì công việc kinh doanh của anh ấy mới tốt.
Sau đó, các cửa hàng xung quanh thay đổi theo gợi ý của anh. Tối đến, cả con hẻm sáng đèn, buôn bán tấp nập.
Park Sae Ro Y cũng từ đó từng bước xây dựng, cửa hàng nhỏ ban đầu đã phát triển thành chuỗi cửa hàng nổi tiếng; trở thành thương hiệu cung cấp dịch vụ ăn uống hàng đầu trong nước.
Khi bạn nghĩ cho người khác, dường như là đang nhượng bộ cho người khác; nhưng kỳ thực chính là đang xây cầu nối cho bản thân.
Người lương thiện, ắt sẽ biết chung sống hòa thuận
Có đôi khi, từ những người bạn bình thường, có được một người tri kỷ, chỉ đơn giản bắt nguồn là từ cái tâm nghĩ nhiều cho người khác hơn một chút.
Một người mà khi làm việc, luôn tránh để bản thân phải chịu thiệt; chỉ biết bản thân mình, ngược lại càng dễ khiến bản thân bị cô lập và suy yếu.
Người có tầm nhìn rộng lớn, họ hiểu được giá trị của lòng vị tha; con đường của họ cũng sẽ càng thuận lợi, suôn sẻ hơn. Bởi vì họ lương thiện nên sẽ luôn biết cách sống hòa hợp, giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình.
Khi bạn có thể sẵn sàng nhượng bộ người khác một cách thỏa đáng, sẽ nhận được những đền đáp xứng đáng. Học được đạo lý nhường nhịn, quan hệ với mọi người sẽ trở nên thoải mái, tự tại. Tâm hồn sẵn sàng vì người khác, sẽ nhận được những hồi đáp tốt đẹp.
Có thể chung sống hòa thuận không khó, chỉ là bạn có nguyện ý muốn vậy không?
Theo Vision Times