Văn hóa truyền thống

Vì sao cổ nhân lại nói: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”

14/06/23, 07:09
Vì sao cổ nhân lại nói: "Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người"
(ảnh: Plantrip)

Việc bưng trà, rót nước tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều nội hàm. Dân gian có câu: “Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người”.

Trà đầy khinh người

Khổng Tử nói: “Thật là một niềm vui khi có bạn từ xa đến”. Người xưa coi lòng hiếu khách là một đức tính tốt đẹp. Khi nhà có khách, việc pha trà rót nước là điều đương nhiên để bày tỏ sự chào đón và tôn trọng.

Vì sao cổ nhân lại nói: "Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người"
Người xưa thường nói “Rượu đầy trà cạn” là xuất phát từ câu nói dân gian: “Trà đầy kinh người, rượu đầy kính người” (ảnh: Vision Times)

Khi rót trà cho khách không nên rót quá nhiều hoặc quá đầy. Bởi vì rót đầy chén trà nóng thì khách dễ bị bỏng tay, hơn nữa khách cũng không thể thổi để uống, vì nếu thổi thì trà sẽ dễ bị tràn ra ngoài làm ướt quần áo của khách, điều này vô cùng thất lễ. Việc rót trà đầy sẽ gây ra rất nhiều điều lúng túng khó xử.

Thậm chí, ở một số vùng, trà đầy còn mang ý nghĩa đuổi khách, còn được gọi là “Bưng trà tiễn khách”. Vì vậy, đừng quá nhiệt tình mà vô tư rót đầy cốc trà nóng cho khách, không những không tôn trọng khách mà còn mất đi phong thái của gia chủ. 

Nhìn từ góc độ văn hóa trà đạo, có nhiều điều không phù hợp về việc rót trà đầy. Văn hóa trà đạo có một lịch sử lâu đời và chú ý đến việc nhìn, ngửi và thưởng thức. Nhìn là việc quan sát màu sắc của trà; ngửi là ngửi thấy mùi thơm của trà; thưởng thức là cảm nhận hương vị của trà.

Để tiếp đãi khách bằng trà, hãy chú ý đến quá trình nói chuyện với khách và tạo bầu không khí nhàn nhã bằng cách thưởng thức trà. Từ xa xưa, trà đã có quan hệ mật thiết với lễ nghi, tại sao khi khách đã an tọa lại mời trà thay vì mời rượu? Uống trà là một hành vi tao nhã, trà làm cho con người cảm giác an thần tĩnh khí, phong thái cao nhã. Trước tiên dâng trà, chính là có ý tôn trọng lẫn nhau. 

Vì vậy, châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần cho nhân nghĩa, để lại một không gian cho sự tôn trọng và tương tác lẫn nhau giữa hai bên, thể hiện đầy đủ sự tôn trọng khách và văn hóa hàm dưỡng. Trong một số gia đình danh gia vọng tộc, sau khi chủ và khách ngồi xuống mới để con cháu rót trà, bởi vì đạo hiếu khách cần được bồi dưỡng từ nhỏ để thể hiện trình độ giáo dưỡng của một gia đình, cũng là để kế thừa văn hóa truyền thống.

Rượu đầy kính người

Có văn hóa về trà, tất nhiên cũng có văn hóa về rượu. Nhưng rượu khác với trà, rượu phải được rót đầy. Trên bàn rượu, người xưa thường nói: “Đầy rồi!”. Điều này có hai ý nghĩa, một là, rót rượu cho khách thể hiện sự nhiệt tình và tôn trọng khách, hai là, rót rượu cho mình thể hiện sự thành tâm thành ý của bản thân. Uống trà là “thanh nhã”, uống rượu là “phóng khoáng”, ly rượu tràn đầy thể hiện sự nhiệt tình, thân mật. 

Vì sao cổ nhân lại nói: "Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người"
Rót rượu đầy ly thể hiện thành ý (ảnh: Vansudia)

Điều thú vị là, khi người xưa uống rượu thì việc ăn nhiều thịt uống nhiều rượu mới thể hiện được là tính cách chân thành phóng khoáng, không chỉ rót đầy rượu mà còn cụng ly với nhau. Đối với chúng ta, điều này có vẻ như để tạo ra một bầu không khí vui vẻ, nhưng nó thực sự là một quy tắc do người xưa đặt ra để tự bảo vệ mình. Vậy quy tắc này đã ra đời như thế nào? 

Ngày xưa, để tránh người khác hạ độc hoặc bỏ thuốc mê vào trong rượu, thì cần phải rót đầy ly rượu của mỗi người, sau đó cụng ly với nhau, sau khi cụng ly, rượu sẽ thuận theo đó mà tràn vào ly của nhau. 

Dùng phương thức này để trao đổi thành ý, tự nhiên sẽ biết trong rượu không có độc, có thể yên tâm uống, bởi vì rượu của mọi người đều giống nhau. 

Những điều này từ lâu trở thành một lễ nghi đãi khách, rượu đầy có nghĩa là trung thành nhất quán, thẳng thắn thành thật.

Trà đầy khinh người, rượu đầy kính người“, đây là văn hóa lễ nghi được lưu truyền từ xưa, trải qua hàng ngàn năm vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa ban đầu.

Theo Vision Times

x