Văn hóa truyền thống

Thiếu nợ phải trả: Khi Phật và người ăn mày hoán đổi thân phận

28/08/22, 07:11
nợ mạng phải trả mạng
Mọi việc trên thế gian nhân loại tất đều có nhân quả, chỉ cần một niệm thay đổi sẽ ảnh hưởng tới toàn thân (ảnh: Pixabay)

Trong kiếp nhân sinh không có gì là vô duyên vô cớ; do vậy thiếu nợ phải trả, phúc báo là từ đức mà đến, khổ đau chính là do nợ nghiệp.

Cổ nhân có câu rằng: “Cày cấy bao nhiêu, thu hoạch bấy nhiêu”; “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Vì thế, hết thảy những sự tình chúng ta gặp phải trong đời đều không hề ngẫu nhiên; nó chính là kết quả từ những “nhân” mà ta đã gieo từ trước.

Khi Phật và người ăn mày hoán đổi thân phận sẽ xảy ra chuyện gì? Hãy đọc câu chuyện dưới đây.

Người ăn mày và Phật hoán đổi thân phận

Một ngày nọ, một người ăn mày khoan thai chậm rãi bước vào chùa. Ông ta quỳ dưới đất hướng về phía Phật tổ bái lạy và bày tỏ nỗi lòng: “Thưa Đức Phật, ngài là người con ngưỡng mộ nhất. Cả ngày ngài chỉ cần ngồi trên Phật đường rộng lớn, có hàng nghìn tín đồ tới cúng dường, hương hoa và đồ ăn; còn con mỗi ngày đều bị người ta khinh bỉ, còn phải chịu đói chịu khát. Điều này thật là không công bằng”.

có nợ phải trả
Thành tâm sám hối và làm việc thiện tiêu trừ nghiệp lực (ảnh minh hoạ: songdep.com.vn).

Người ăn mày vừa nói xong thì Phật tổ hiển linh. Hãy thử đoán xem Phật tổ từ bi ngoài chăm chú nhìn người ăn xin đang đầy vẻ tức giận, bất mãn, còn nói câu gì?

Chỉ thấy Phật tổ nói với người ăn mày: “Mọi việc trên thế gian này tất thảy đều có nhân quả. Nếu hôm nay ông ngưỡng mộ ta như vậy, thế thì chúng ta thử thay đổi thân phận cho nhau nhé. Ông sẽ thay ta làm Phật một ngày, ta sẽ làm ăn mày một ngày”.

Nghe thấy một việc tốt đẹp như vậy đột nhiên rơi vào đầu mình, người ăn mày vội vàng gật đầu. Không ngờ Phật tổ khuyên ông ta chớ vội vàng đồng ý vì Ngài còn muốn đưa ra một yêu cầu. Yêu cầu đó chính là: “Trong một ngày người ăn mày làm Phật, dù  gặp tín đồ nào tới bái lạy, nhìn thấy hoặc nghe thấy bất cứ việc gì cũng không được can thiệp”.

Vị thương nhân giàu có cầu con trai

Mắt nhìn thấy những cống phẩm trên bàn, người ăn mày đã sớm không kiềm chế được. Ông ta nhanh chóng vội vàng biểu thị đồng ý và bảo Phật tổ mau rời đi. Phật tổ vừa bước chân đi, người ăn mày liền chạy tới ăn no những thực phẩm trên bàn. Vừa định hoạt động thì có một vị thương gia ăn mặc trang trọng bước vào.

thiếu nợ phải trả
Con người cầu Phật, bái Phật để tiêu tai, giải nạn, sinh con trai, phát tài (ảnh Tinh Hoa).

Vị thương nhân bày đồ lên bàn, thắp hương và bắt đầu quỳ xuống đất cầu niệm: “Thưa Phật tổ, năm nay con đã gần 50 tuổi nhưng không có con; cầu xin Đức Phật khai ân ban cho cho con một đứa con trai”. Người ăn mày vừa định mở miệng nói, lại nghĩ tới lời dặn trước khi rời đi của Phật tổ nên đành nhẫn chịu im lặng. 

Khi vị thương nhân cúng lễ xong và rời đi. Ông ta không cẩn thận bị rớt túi tiền bên cạnh bàn đặt đồ cúng. Vừa đúng lúc ông ta ra tới cửa, có một thư sinh nghèo bước vào. 

Chàng nho sinh cầu niệm đỗ bảng vàng

Chàng nho sinh quỳ dưới đất cầu niệm: “Thưa Phật tổ chỉ còn một tháng nữa con phải vào kinh thi. Con đã trải qua mười năm gian khổ học tập; hy vọng Phật tổ hiển linh phù hộ cho con có tên trên bảng vàng”.

Khi dập đầu lạy tạ, cậu ta nhìn thấy túi tiền bị rớt của vị thương nhân. Cho rằng Phật tổ hiển linh; biết mình không có lộ phí vào kinh thi nên cố ý ban tặng cho mình. Vì vậy anh ta vội vàng khấu tạ Phật tổ. Sau đó cầm túi tiền và rời đi.

Người ngư dân cầu bình an trở về

Người thứ ba vào cầu phúc là một người ngư dân. Ngày mai ông phải ra khơi đánh cá nên muốn tới cầu xin Phật tổ bảo hộ cho mình được bình an trở về. Vừa đúng lúc đó vị thương nhân quay trở lại tìm tiền; anh ta nhìn thấy trong chùa chỉ có một mình người ngư dân. Người thương nhân liền khẳng định ông ta chính là người cầm tiền cầm tiền của mình. 

Hai người tranh cãi hồi lâu, vị thương nhân nhất quyết muốn kéo ông ta đi tới báo quan. Lúc này, người ăn mày không ngồi yên được nữa. Ông ta liền hiển linh nói với vị thương nhân: “Tiền của ông là chàng thư sinh nghèo nhặt được chứ không phải người đánh cá kia”.

Kết quả vị thương nhân thực sự tìm được tiền từ chàng nho sinh nghèo và tha cho người đánh cá.

Thuận theo tự nhiên thiếu nợ phải trả

Khi người ăn mày đang âm thầm đắc ý vì cho rằng mình làm được việc tốt thì Phật tổ trở về. Phật tổ ngược lại còn khiển trách ông ta đã làm trái với thỏa ước ban đầu; anh ta đã nhúng tay vào việc người thường; thậm chí còn muốn phạt người ăn mày đời đời kiếp kiếp làm trâu làm ngựa, không thể chuyển sinh làm người. 

Người ăn mày không phục. Ông ta cảm thấy việc mình làm không sai tại sao lại bị trừng phạt. Để ông ta tâm phục khẩu phục, Phật tổ liền đưa ông ta tới tương lai, nhìn xem rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. 

thiếu nợ phải trả
Không có gì là vô duyên vô cớ, thiếu nợ thì phải hoàn trả, phúc báo là từ tích đức mà đến, khổ đau chính là do nợ nghiệp (ảnh: istock)

Ở tương lai, chàng nho sinh mặc dù đã trả tiền cho thương nhân; thế nhưng lại bị mang tiếng xấu là ăn trộm nên ở bề mặt đời này công danh tiền đồ bị hủy hoại. 

Còn về phần thương nhân đã hiểu lầm người đánh cá, ông ta cũng không được tốt đẹp. Vì hủy hoại tiền đồ của chàng nho sinh nên nguyện vọng cầu con không được đáp ứng. Ông ta chỉ đành cô độc tới cuối đời; gia sản suy bại không có người kế thừa.

Trong ba tín đồ, người thảm hại nhất chính là người đánh cá. Vì người ăn mày nhúng tay chứng minh sự trong sạch của ông ta, nên hôm sau ông lại ra khơi. Rồi ông gặp phải cơn bão lớn, bất hạnh bỏ mạng ngoài biển mất cả thân xác. 

Thiếu nợ phải trả, khổ đau là do nợ nghiệp

Nếu như ban đầu người ăn mày không xen vào quản việc người khác; người đánh cá bị bắt giải lên quan, thì có thể thoát nạn bỏ mạng vì mưa bão. Do vậy, không phải việc gì trong thế gian chúng ta can thiệp vào đều trở nên tốt đẹp. Lòng tốt khi sử dụng tùy tiện, lại không hiểu luật nhân quả ; có khi còn đẩy người khác vào nghịch cảnh.

Sau khi tận mắt chứng kiến tương lai của ba người, người ăn mày tự trách mình đành cúi đầu. Tai ông văng vẳng nghe tiếng của Phật tổ: “Mọi việc trên thế gian nhân loại tất đều có nhân quả; chỉ cần một niệm thay đổi sẽ ảnh hưởng tới toàn thân. Tùy thuận theo tự nhiên mới là tốt nhất”.

Do vậy, thiếu nợ thì phải hoàn trả, phúc báo là từ tích đức mà đến, khổ đau chính là do nợ nghiệp. Thay đổi suy nghĩ, làm nhiều việc thiện; như vậy mới có thể thay đổi được cuộc đời còn lại của mình. 

Theo Vision Times

x