Với những di chỉ khổng lồ như thành phố cổ Petra – Jordan, vấn đề không chỉ nằm ở việc người ta xây dựng nó bằng cách nào; mà quan trọng hơn là tại sao họ lại phải xây cao đến như vậy?
Nội dung chính
Thành phố cổ trong lòng sa mạc: một phát hiện chấn động thế giới
Vào năm 1812, nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Johann Ludwig Burckhardt đang trên đường đến thủ đô Calro – Ai Cập, đã bất ngờ trông thấy trên vách núi đá trong lòng sa mạc Jordan đã tạc thành vô số các tòa nhà khổng lồ.
Sau khi nhận được tin báo từ nhà thám hiểm, các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đã đến khảo sát và họ bị choáng ngợp khi phát hiện ra, nơi này là cả một thành phố với những tòa kiến trúc đồ sộ. Người ta đã đặt tên cho nó là thành phố cổ Petra.
Do thành phố cổ này nằm rải rác trong hẻm núi, thêm vào đó, bao quanh nó là một vùng sa mạc rộng lớn; cho nên người ta đã vô cùng kinh ngạc.
Thành phố Petra được hợp thành bởi nhiều tòa kiến trúc khác nhau. Giữa mỗi kiến trúc đều có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu tưới tiêu hay sinh hoạt. Tòa thành cổ này không chỉ khổng lồ, mà cách người ta xây dựng nó cũng không bình thường: chúng được tạc trên vách đá sa thạch nguyên khối và khoét sâu vào trong lòng núi.
Đây cũng không phải là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật tầm trung. Độ khó để xây dựng nó thì ngay cả đến kiến trúc sư ngày nay với sự trợ giúp của máy móc, công nghệ hiện đại cũng khó mà thực hiện.
Ví dụ nhà thờ Treasury: riêng phần bề mặt của nó đã cao đến 49 mét, rộng 25 mét. Lăng mộ Hoàng gia cũng cao 46 mét. Đến ngôi đền thấp nhất trong thành phố là Khazneh cũng cao 38,7 mét. Khách du lịch đến đây, trông họ chỉ như những người tí hon lạc vào thế giới của những người khổng lồ.
Đi tìm chủ nhân đầu tiên và niên đại xây dựng nên thành phố Petra
Trong thành cổ, các chuyên gia không thể tìm thấy bất cứ tài liệu nào liên quan đến chủ nhân, cũng như cách để xây dựng, hay niên đại xây dựng nên nên nó. Bởi vậy, họ đã chuyển hướng sang tìm kiếm thông tin trong các ghi chép cổ xưa ở các các quốc gia Trung Đông khác. Kết quả, họ đã tìm thấy thông tin có ích. Vào năm 284 trước Công nguyên, thành phố Petra đã được con người phát hiện và ghi chép lại.
Như vậy, thành cổ này đã xuất hiện ít nhất 2.306 năm về trước. Cũng có nghĩa là cách đây hơn 2.300 năm, con người, bằng cách nào đó đã có thể điêu khắc lên hẻm núi một loạt những công trình kiến trúc khổng lồ mang tính nghệ thuật cao.
Chẳng hạn nhà thờ Treasury được xây dựng theo lối kiến trúc Hy Lạp cổ đại với chiều cao là 49 mét, tương đương với một tòa nhà cao ốc 16 tầng hiện nay. Đến cánh cửa chính của đền thờ cũng cao đến 8 mét; một người bình thường cũng không thể cao hơn ngưỡng cửa.
Hơn nữa, trải qua hàng nghìn năm mưa gió bão táp, các công trình khổng lồ này vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp và sự mịn màng, sắc nét một cách lạ thường. Điều này không khỏi khiến đến các chuyên gia kinh ngạc.
Xem ra với những di chỉ khổng lồ như thế này, vấn đề không chỉ nằm ở việc người ta xây dựng nó bằng cách nào; mà quan trọng hơn là tại sao họ lại phải xây cao đến như vậy?
Bộ tộc từng sống ở thành phố cổ Petra
Theo tài liệu lịch sử, khoảng 3.000 năm trước từng có bộ tộc du mục Nabataean, họ đã sử dụng nơi này này như một trạm trung chuyển trên con đường vận chuyển hương liệu. Thành Petra trở thành điểm nghỉ chân, cung cấp thực phẩm và nước cho các thương gia.
Tuy nhiên, không có tài liệu nào nói rằng thành phố này do họ xây dựng nên, người Nabataean chỉ là tìm ra và sử dụng nó. Thực sự, niên đại của thành phố cổ Petra lên đến 3.000 năm, thậm chí còn lâu hơn cả mốc đó.
Câu chuyện về người khổng lồ trong sách cổ của Enoch
Cũng trong khu vực sa mạc Jordan, vào năm 1947, một người chăn cừu Bedouin tình cờ phát hiện ra những cuốn bản thảo cổ xưa trong hang động Qumran nằm ở phía Tây Bắc biển Chết. Sau đó, năm 1956, những cuộc khảo cổ với quy mô lớn đã phát hiện ra 900 bản thảo trên giấy da, một số ít được viết bằng giấy cói có niên đại trước Công nguyên.
Trong đó, các nhà khảo cổ bị hấp dẫn bởi một cuốn sách cổ tên là Enoch: Cuốn sách viết về đời sống và sự sụp đổ của người khổng lồ Nephilim. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hang động này có liên quan mật thiết, thậm chí là chìa khoá giải mã cho những di chỉ khổng lồ được tìm thấy ở Trung Đông.
Sách Enoch ghi lại lịch sử của người khổng lồ có tên Nephilim, nhưng nó là một câu chuyện ảm đạm vì những người khổng lồ này phải đối mặt sự hủy diệt khi họ làm trái ý chỉ của Thần và gây hại cho sự sống, môi trường trên Trái Đất. Họ thậm chí còn ăn thịt người.
Nội dung sách xoay quanh câu chuyện về Nephilim Mahway, con trai của thiên thần Barakel. Anh ta đã mơ thấy giấc mơ tiên tri về lụt lội, sự hủy diệt nhân loại qua một trận đại hồng thủy kinh hoàng.
Ohya và Hahya là hai người con trai của thiên thần sa ngã Shemyaza cũng có những giấc mơ tương tự. Nhiều người khổng lồ khác cũng có chung một điềm báo. Điều này làm các Nephilim bắt đầu nhận thức được tương lai của họ và cầu cứu đến Enochiluvian Enoch – tộc trưởng chủng người khổng lồ Nephilim, nhưng lúc này ông ấy đã rời khỏi Trái Đất theo các vị Thần.
Một Nephilim có tên là Mahway được cử ra để thực hiện chuyến du hành vũ trụ tìm kiếm Enoch. Anh ta “bay với những cánh tay giống như đại bàng”; kết thúc chuyến “du hành” Mahway đã gặp được Enoch và cầu xin ông giúp đỡ người Nephilim. Tuy nhiên, khi đó đã quá muộn, họ phải trả giá cho những hành động xấu ác mà mình gây ra. Một trận Đại hồng thủy đã xóa sạch chủng người khổng lồ này. Bí ẩn về họ cũng bị chôn vùi theo đó…
Có lẽ để xây dựng nên những toà kiến trúc khổng lồ như thành phố cổ Petra thì giả thuyết về người khổng lồ là hợp lý nhất. Có rất nhiều điều mà con người ngày nay chưa biết được về những thành phố cổ với kiến trúc thật đáng ngưỡng mộ đã được xây dựng như thế nào.
Tổng hợp từ: Zingnews/khoahocdoisong/migolatravel.