Văn hóa truyền thống

Thần tiên muốn cứu giúp người, vì sao ông dừng lại?

08/08/21, 11:30
Kính Thần niệm kinh được bảo hộ, cửu tự chân ngôn hóa giải virus corona
Kính Thần niệm kinh được bảo hộ, cửu tự chân ngôn hóa giải virus corona (ảnh TH)

Khi đại nạn đến, nhiều người tự hỏi tại sao Thần Phật không cứu giúp con người vượt qua? Mọi việc xảy đến tưởng chỉ là ngẫu nhiên. Kỳ thực đều là mệnh trời.

Thần Phật không thể cứu giúp người làm việc xấu

Trong khu vực nội thành Lợi Châu có một người đầu tóc bù xù, chân trần áo vải. Khi nói chuyện với mọi người đều nói những chuyện trên trời dưới biển. Đôi khi có bút có giấy, ông còn vui vẻ vẽ lầu gác cung điện. Các nhân vật bên trong tay đều cầm nhạc cụ. Ông vẽ rồng, vẽ loan phượng trên mây. Buổi tối ông ta thường ngủ trong một ngôi chùa. Mọi người gọi ông là “Thiên tự tại”.

“Người đang làm, Trời đang nhìn”, nhất cử nhất niệm của thế nhân đều không thoát khỏi ánh mắt của Thần
Nhất cử nhất niệm của thế nhân đều không thoát khỏi ánh mắt của Thần (ảnh: vnexprees)

Phía nam Lợi Châu có một khu chợ rất đông người. Đêm nọ, trong chợ xảy ra hỏa hoạn. Thiên Tự Tại ngồi trong miếu lẩm bẩm một mình: “Người ở nơi này làm xằng làm bậy lâu quá rồi, ông trời sẽ diệt họ”.

Nói xong vươn tay lấy chậu nước trước bậc đá trong đền và vẩy nước lên bầu trời. Lập tức một loại chất khí đặc biệt bay từ cổng miếu ra ngoài biến thành một cơn mưa lớn, dập tắt toàn bộ ngọn lửa đang bùng cháy ngùn ngụt.

Sau này, ở đây lại xảy ra một trận hỏa hoạn lớn và ứng nghiệm đúng như lời vị Thần Tiên kia nói. Lần hỏa hoạn thứ hai, ngọn lửa lớn đã thiêu rụi toàn bộ nơi này.

Thiên Tự Tại là một vị tiên nhân đắc đạo. Ông từng sử dụng thần thông của mình để dập tắt lửa. Tuy nhiên, khi đạo đức con người ngày càng trượt dốc thì Thần Tiên cũng đành bất lực. Thiên Tự Tại nhìn thấy kết cục này nên chỉ có thể lựa chọn lặng lẽ rời đi.

Khổng Tử hiển linh bảo vệ tín đồ

Tại phía nam Quý Châu có một vị tướng quân họ Kiển nhà gần miếu Khổng Tử. Người này là một tín đồ vô cùng tôn kính Khổng Phu Tử nên mỗi bữa cơm đều chuẩn bị một phần mang dâng vào miếu từ năm này qua năm khác.

Người lương thiện, như thế mới đắc được phúc báo, cũng được chư Thần cứu giúp
Người lương thiện, như thế mới đắc được phúc báo, cũng được chư Thần cứu giúp. (ảnh: sohu)

Năm Hàm Thông thứ hai, tại đây có người nước ngoài xâm lược. Liêm Sử kiểm duyệt quân đội muốn tìm một vị tướng cầm quân đi dẹp giặc nhưng chưa tìm được người thích hợp. Ngày nọ, đang đêm vị tướng quân nọ đột nhiên mơ thấy một người.

Thoạt nhìn mũ áo người này giống một vị vua, nói với ông: “Ta là Khổng Trọng Ni. Ta rất cảm động trước sự kính trọng và quan tâm của anh đối với ta, nên nay ta muốn giúp đỡ anh. Sau này anh hãy đổi tên thành Kiển Tông Nho sẽ trở nên phú quý”.

Sau khi tỉnh giấc, vị tướng quân vô cùng vui mừng. Sau đó đổi tên thành Tông Nho và thỉnh cầu chủ soái xuất binh đi tiêu diệt bọn cướp. Đang lo lắng vì không tìm được người cầm quân, bỗng nhiên nghe thấy Tông Nho chủ động xin đi nên cử ông ta dẫn quân đi đánh giặc.

Chỉ cần một trận, vị tướng quân đã đánh bại được quân địch. Những tên còn lại đều theo nhau bỏ trốn. Vị chủ soái đề bạt với triều đình và Kiển Tông Nho được bổ nhiệm làm Thứ sử Lãng Châu.

Thượng thiên cứu giúp người lương thiện

Vào triều Minh, tại huyện Phượng Dương tỉnh An Huy có một người nghèo tên Trịnh Chiếu, mọi người đều gọi ông là “Đại thiện nhân”. Ông ngay từ nhỏ đã ngưỡng mộ đạo thánh hiền, hơn nữa đều tự mình noi theo.

giúp người
Con người khi xuất ra một niệm tốt, thì trời cao tất sẽ cúu giúp người (ảnh Pinterest)

Phàm là gặp được người cần giúp đỡ, hoặc có việc tốt nào cần làm, nếu trong khả năng của mình, ông đều không từ chối. Hơn nữa liên tục làm việc thiện suốt mấy chục năm chưa từng gián đoạn, cũng không cầu bất cứ hồi báo nào.

Ông đối với bản thân đều rất nghiêm túc. Mỗi lời nói cử chỉ của mình đều đối chiếu với lời dạy của thánh hiền, nửa lời cũng không dám tùy tiện. Dù ở trong phòng tối không có người. Ông cũng không dám sao lãng, thời thời khắc khắc cảnh tỉnh chính mình, bảo trì trạng thái thuần tịnh.

Một buổi tối nọ, ở trong mơ ông thấy mình đã tới Thiên phủ. Ông nhìn thấy các vị Thần đặc biệt sắp xếp cho ông một chỗ ngồi. Hơn nữa còn hòa ái nói với ông: “Kiếp này ngươi đáng ra phải chịu số phận bần hàn, nhưng bởi vì ngươi đã làm vô số việc thiện, cho nên ta đã lệnh cho hai vị thần Phúc, Lộc đi theo ngươi, về sau ngươi sẽ ngồi ở vị trí này”.

Từ đó về sau, Trịnh Chiếu đi đến đâu đều có “Phúc lộc” đi theo, con cháu ông ai cũng giàu sang vinh hiển. Trịnh Chiếu một lòng kiên trì hướng thiện. Về sau chứng được quả vị Tịnh Dục Chân Nhân.

Tín Thần Phật, hướng thiện đắc bình an

Thoát khỏi dịch bệnh
Dịch bệnh ập đến là cơ hội để con người lựa chọn đức tin chân chính của mình vào Thần Phật. (ảnh Facebook)

Phúc họa trong đời của một người đều là có nhân có quả. Tất cả đều là do hành vi của mình quyết định. Chỉ có hành thiện, hướng thiện mới là lựa chọn sáng suốt của một người.

Mỗi cử chỉ, mỗi ý niệm của một người, Thần linh đều biết rõ. Chỉ có thuận theo nhân quả, thiên lý mới được Thượng thiên bảo hộ và che chở. Cho dù là người này ở trong tình huống nguy nan cũng đều được biến nguy thành an.

Trên thế giới có rất nhiều đền thờ, đạo quán và giáo đường. Thần đều ở nơi đó bảo hộ những người có đức tin vào Ngài. Đồng thời, việc tín ngưỡng Thần Phật, tin vào “trên đầu ba thước có Thần Linh” cũng có thể ước thúc người ta không dám tùy ý làm việc xấu. Từ đó khiến đạo đức nhân loại giữ được mức độ nhất định không bị trượt dốc.

Trong thời điểm dịch bệnh và thiên tai nhân họa liên tục hoành hành khắp nơi, chỉ có tin vào Thần Phật con người mới có thể cứu giúp người bình an vượt qua đại dịch.

Theo Vision Times

x