Qua nghiên cứu và quan sát, người ta phát hiện rằng Trái đất và thân thể người có rất nhiều điểm tương đồng đáng kinh ngạc.
Có quan điểm cho rằng, địa cầu là một sinh mệnh to lớn. Ngay từ cuối những năm 1960, nhà khoa học người Anh James Lovelock đã đề xuất “giả thuyết Gaia”. Người ta tin rằng trái đất là một sinh mệnh sống có khả năng tự điều chỉnh cơ thể, nó thông qua cơ chế này để duy trì trạng thái ổn định. Đây là một đặc điểm của cơ thể sống, còn được gọi là cơ chế “cân bằng nội môi”.
Cơ chế cân bằng nội môi của Trái đất và thân thể người là tương đồng
Điều này giống như khả năng tự chữa lành của cơ thể người, “cân bằng nội môi” của trái đất được thể hiện ở nhiều mặt. Ví dụ, mặc dù thành phần khí quyển của Trái đất và độ mặn của đại dương có thể bị phá vỡ bởi nhiều yếu tố, nhưng chúng luôn ở trạng thái ổn định.
Hay bức xạ mặt trời dù không ngừng gia tăng trong thời gian qua, nhưng nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn ổn định. Cùng với đó là các loại thiên tai và tổn thương bởi các hoạt động sinh học, nhưng Trái đất dường như có khả năng tự chữa lành và nó có thể trở lại trạng thái ban đầu sau một khoảng thời gian nhất định.
Không những thế, trái đất và cơ thể con người tưởng như hoàn toàn không có quan hệ gì với nhau nhưng lại có đặc điểm rất giống nhau. Dân gian có câu nói bề mặt trái đất là “ba núi, bảy nước, một ruộng”. Theo thống kê, khả năng chứa nước của trái đất lên tới 385 triệu km3, nếu trải rộng trên bề mặt trái đất, trái đất sẽ trở thành một “quả bóng nước” với độ sâu trung bình của nước là hơn 2.700 mét.
Mọi hoạt động sống trên trái đất đều bắt nguồn từ nước, và nước cũng là yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự sống của con người, thành phần lớn nhất trong cơ thể con người là nước, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, trong đó, não chứa 75% nước, máu chứa 83% nước, cơ bắp chứa 76% nước và ngay cả xương cứng cũng chứa 22% nước.
Huyệt “mệnh môn”và “thần khuyết” của Trái đất giống thân thể người
Ngoài ra còn có một vài hiện tượng trùng hợp đến kinh ngạc. Theo trung y, nhân thể có 2 huyệt vị trọng yếu nhất là “thần khuyết” và “mệnh môn” , trước sau đối ứng, âm dương hòa hợp, là nơi sinh khí của cơ thể con người.
Thần Khuyết chính là rốn của cơ thể người, Trung Y gọi đây là cửa ngõ của các dòng năng lượng, rốn nằm trên đường ranh giới của thân trên và dưới, trong và ngoài. “Ly Chính án ma yếu thuật” có nói: “Rốn kết nối ngũ tạng, và là cửa trao đổi chân khí, vì vậy nó được gọi là Thần Khuyết”.
Trái đất cũng có một điểm như vậy, nằm giữa 30° kinh độ đông và 60° kinh độ đông, chia trái đất từ đông sang tây và gần 30° vĩ độ bắc, chia trái đất từ bắc xuống nam. Đây là khu vực Trung Đông có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào nhất thế giới, giống như chiếc rốn đối với cơ thể con người, khu vực Trung Đông có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể.
Và đi qua trái đất dọc theo đường vĩ độ 30° Bắc, gần 32° vĩ Bắc và 64° kinh Tây, là khu vực Bermuda nổi tiếng, nếu dùng rốn của cơ thể con người để tương ứng, nơi này có thể được gọi là “mệnh môn” của trái đất. Đường vĩ tuyến này Còn được gọi là “bảo mệnh tuyến”.
Vĩ tuyến này không chỉ khai sinh ra nền văn minh lâu đời nhất và cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ở đây có ngọn núi cao nhất thế giới Everest và rãnh Mariana, được ví là nơi tận cùng của trái đất. Ngoài ra còn có Ai Cập, nền văn minh cổ đại lâu đời nhất, những bức tranh tường “Vulcan và Tinder” ở sa mạc Sahara và nhiều điều kỳ diệu khác của trái đất.
Hệ thống tuần hoàn máu và sự phân bố sông ngòi trên trái đất
Các con sông quan trọng trên Trái đất cũng nằm gần vĩ độ 30 độ Bắc, giống như máu của cơ thể con người chảy qua trái tim. Hệ thống tuần hoàn máu của con người được chia thành động mạch, tĩnh mạch và mao mạch đan chéo nhau .
Trên trái đất, cũng có những con sông lớn như huyết mạch của con người, chảy qua những khu vực quan trọng nhất; qua sông Dương Tử ở Trung Quốc, sông Mississippi ở Hoa Kỳ và sông Nile – nơi đã khai sinh ra nền văn minh Ai Cập, đồng thời chảy qua hầu hết châu Âu như sông Danube, .v.v.
Nhiều nhánh của những con sông lớn đó, cùng các con sông nhỏ, uốn khúc như những mao mạch của cơ thể con người, và được phân bố ở khắp nơi trên trái đất.
Điều thú vị nhất là con người bắt đầu nghiên cứu về bộ não từ những năm 1850, đồng thời bắt đầu thăm dò và khai phá Nam Cực gần như cùng lúc. Một là đỉnh của cơ thể người, hai là đỉnh của trái đất. Theo nghiên cứu khoa học, hầu hết các chức năng của bộ não con người vẫn chưa được khai phá. Tương tự như vậy, hầu hết các bí mật ẩn dưới lớp băng ở Nam Cực vẫn chưa được con người biết tới.
Qua những phát hiện này, có thể thấy quá nhiều điểm tương đồng giữa Trái đất và thân thể người. Điều này thật sự khiến con người không khỏi cảm thán mà tự hỏi: “Phải chăng đây chính là phép màu của Đấng tạo hóa, hay đơn giản chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?”
Theo Vision Times