Tìm hiểu Pháp Luân Công

Pháp Luân Công là tốt hay xấu? Giải đáp những câu hỏi thường gặp

07/08/21, 11:18
Pháp Luân Công là tốt hay xấu? Giải đáp những câu hỏi thường gặp

Pháp Luân Công tuy phát triển ngoài xã hội gần 30 năm nhưng sức ảnh hưởng tích cực của nó đã lan rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, khi có yếu tố chính sẽ có yếu tố phụ, nhiều người đặt câu hỏi rốt cuộc Pháp Luân Công là tốt hay xấu?

1. Giới thiệu đặc điểm Pháp Luân Công

1.1. Giới thiệu

Pháp Luân Công là tốt hay xấu? Giải đáp những câu hỏi thường gặp
Biểu tượng Pháp Luân là ký hiệu chính thức của Pháp Luân Đại Pháp. Nó bao gồm hai yếu tố chính: các biểu tượng âm-dương truyền thống của Đạo gia, và chữ Vạn trong Phật gia. Chữ Vạn thường được nhìn thấy trong Phật giáo châu Á. Nguồn: minghui.org.

Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp (tiếng Anh là Falun Dafa) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do Ngài Lý Hồng Chí sáng lập và truyền ra công chúng đầu những năm 1990 tại Trung Quốc.

Đến năm 1999, Pháp Luân Công đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Trong 7 năm từ 1992 đến 1999 ước tính có khoảng 100 triệu người theo tập. Đến năm 2021 đã phổ truyền tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

1.2. Phương thức tu luyện

Cốt lõi của Pháp Luân Công là các giá trị Chân (Zhen 真), Thiện (Shan 善) và Nhẫn (Ren 忍). Đây là kim chỉ nam để học viên áp dụng và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, có 5 bài công pháp, gồm: 4 bài đứng và 1 bài ngồi thiền giúp cải thiện sức khoẻ và tinh thần.

1.3. Tu giữa đời thường

Pháp Luân Công thực hành tu luyện giữa đời thường. Học viên không phải xuất gia. Họ vẫn duy trì cuộc sống bình thường như kết hôn, nuôi dạy con cái, theo đuổi nghề nghiệp…Họ lấy mâu thuẫn hàng ngày để ma luyện tâm tính, từ đó thay đổi bản thân thành tốt hơn. Hình thức tu giữa đời thường là điều xưa nay chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Pháp Luân Công là pháp môn tu luyện giữa đời thường. Không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, giai cấp.
Anh Duy và con gái đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh nhân vật cung cấp).

1.4. Chú trọng giá trị đạo đức

Pháp Luân Công là tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn. Hai chữ tu luyện thì chú trọng chữ tu, chữ luyện đứng sau. Người tu cần đặt công phu vào việc tu tâm tính, buông bỏ những tính, tâm, hành động không tốt; dần dần thay đổi chính mình, luôn giữ gìn, nâng cao đạo đức, đạt đến cảnh giới vô tư, vô ngã, vị tha và bao dung.

1.5. Hiệu quả về cải thiện sức khoẻ 

Ông giáo: Chỉ có tu luyện mà thôi! -Hiệu quả về cải thiện sức khoẻ
Ông Quý và cháu của mình đang luyện bài công pháp số 5 – Thần Thông Gia Trì Pháp (ảnh nhân vật cung cấp).

Pháp Luân Công là công pháp tu luyện cả tâm lẫn thân. Vừa tu tâm tính, vừa luyện 5 bài công pháp đơn giản dễ học. Khi tâm thái luôn vui vẻ, biết nghĩ cho người khác, luôn thanh thản, bình an, đó chính là nguyên nhân đẩy lùi bệnh tật.

5 bài công pháp giúp khai mở các kinh mạch và liên tục tịnh hoá thân thể. Học viên cải thiện rõ rệt về sức khoẻ và đạt đến trạng thái vô bệnh.

Xem thêm các câu chuyện tự thuật của các học viên, bạn đọc có thể gọi cho nhân vật để chứng thực sự thật của mỗi câu chuyện qua số điện thoại được cung cấp trong các bài viết: Cộng đồng người Việt Nam chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công

1.6. Ai có thể tập luyện?

Ai cũng có thể thực hành luyện tập Pháp Luân Công. Từ người già, trẻ nhỏ, đến các độ tuổi khác nhau; từ tình trạng khỏe hay yếu, mất chi hay đã phẫu thuật cắt bỏ một bộ phận cơ thể; từ các trình độ, nhận thức khác nhau đến địa vị cao, nhà nghiên cứu, dân kĩ thuật đều có thể tu luyện.

Trừ những người bệnh quá nặng, bệnh thần kinh, tâm thần không khuyến khích theo học.

1.7. Tình nguyện và miễn phí

Pháp Luân Công được Ngài Lý truyền ra công chúng từ năm 1992 theo hình thức Đại Đạo Chí Giản Chí Dị. Các học viên vào trước vào sau đều là đệ tử, không ghi danh, không kể thưởng. Mọi sự giúp đỡ đều trên tinh thần tự nguyện, không thu phí dưới mọi hình thức. Tất cả các việc quyên góp, thu phí, tích trữ tiền của đều là không đúng. Người nào làm thế thì không phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp.

1.8. Các giải thưởng tại Trung Quốc và Quốc Tế 

Năm 1992 và 1993, tại hai Hội Sức Khỏe Đông Phương ở Bắc Kinh, Ngài Lý Hồng Chí đã được trao tặng nhiều giải thưởng như “Giải Vàng đặc biệt”, danh hiệu “Thầy khí công được hoan nghênh nhất” và giải thưởng cao nhất của triển lãm – giải thưởng “Thúc đẩy tiến bộ Khoa học”.

Các giải thưởng tại Trung Quốc và Quốc Tế “Giải thưởng Khoa học về Thúc đẩy sự tiến bộ” và “Giải Vàng đặc biệt” của Triển lãm Sức Khỏe Đông Phương Bắc Kinh năm 1993
“Giải thưởng Khoa học về Thúc đẩy sự tiến bộ” và “Giải Vàng đặc biệt” của Triển lãm Sức Khỏe Đông Phương Bắc Kinh năm 1993 (ảnh: minghui.org).

Hiện tại, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 3000 giải thưởng, thư công nhận, ủng hộ từ các chính phủ, tổ chức khắp nơi trên thế giới. Ngài Lý Hồng Chí đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viên châu Âu đề cử giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông đã được trao giải Tự Do Tôn giáo Quốc tế của Freedom House.

Các giải thưởng tại Trung Quốc và Quốc Tế
Các bằng công nhận từ Chính phủ các Quốc gia trên Thế giới (ảnh: minghui.org).

Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại Sư Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 1996, Đại Sư Lý và gia đình đã tới định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “Nhân tài kiệt xuất”.

1.9. Kinh sách và cách học Pháp Luân Công

Cuốn sách chính của Pháp Luân Công là cuốn Chuyển Pháp Luân, hiện đã dịch sang 47 thứ tiếng. Đây là cuốn sách tập hợp 9 bài giảng của Sư phụ Lý có tác dụng chỉ đạo tu luyện. Ngoài ra, có hơn 40 cuốn sách khác được gọi là kinh văn, là những bài giảng, giải đáp của ngài Lý tại các buổi giao lưu tâm đắc thể hội học viên. Bạn có thể đọc và tải trực tiếp tại trang faluandafa.org ở mục Audio & video.

Cần đọc hết lượt sách, không chọn phần để đọc. Đọc khoảng 3 lượt cuốn Chuyển Pháp Luân, rồi chuyển đọc các sách khác. Có thể tự học ở nhà hoặc đến điểm học nhóm tại địa phương.

Tất cả tài liệu trên internet đều có thể đọc hoặc tải về miễn phí.

Xem bài chi tiết: Mua sách Pháp Luân Công ở đâu? Hướng dẫn nhận sách miễn phí

1.10. Tự học ở nhà qua internet 

Phapluan.org và falundafa.org 2 tên miền dẫn tới trang web hướng dẫn chính thống của Pháp Luân Công là vi.falundafa.org. Trên trang web có chứa đầy đủ video hướng dẫn tập công, nhạc tập mp3 hay những bài giảng (kinh văn và kinh sách) qua các năm của Ngài Lý.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các bạn học viên qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Telegram…

Lưu ý: Hiện nay có nhiều video hướng dẫn được đăng tải trên Youtube, Facebook và website khác. Các video này có thể đã được cắt ghép và đôi khi là sửa đổi so với nguyên tác (bản gốc). Các video đó đều không chính thứcvi phạm bản quyền.

Xem chi tiết:

1.11. Luyện Pháp Luân Công ở đâu?

Hình thức luyện công của các học viên thường luyện tại các công viên và khu công cộng. Có 2 khoảng thời gian chính là từ 5h-7h sáng và 17h-19h chiều. Tùy hoàn cảnh, thời gian mà bạn lựa chọn điểm tập: có thể ở nhà hoặc ra công viên đều được.

Ưu điểm của luyện công tập thể là giúp đỡ nhau. Học viên mới nên ra điểm tập để được hướng dẫn chuẩn động tác. Nhiều người tập tạo động lực cố gắng giúp bản thân kiên định hơn.

Lưu ý: Tất cả các điểm luyện công chung của Pháp Luân Công đều miễn phí. Không có bất kỳ khoản thu hay yêu cầu đặc thù nào. Mọi người đều là tự nguyện và giúp đỡ lẫn nhau.

Xem thêm chi tiết các điểm luyện công trong bài: Học Pháp Luân Công ở đâu?Pháp Luân Công cho người mới tập

1.12. Giới thiệu sơ lược về 5 bài Công Pháp 

5 bài công pháp đều có động tác đơn giản, di chuyển nhẹ nhàng và thư thái. Luyện công không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian và phương hướng, hít thở. 

Bài 1: Phật Triển Thiên Thủ Pháp

Sử dụng các động tác căng và chùng nhẹ nhàng. Bài công pháp thứ 1 có tác dụng khai mở các kênh năng lượng cho cơ thể, tạo ra một trường năng lượng mạnh mẽ.

Bài 1: Phật Triển Thiên Thủ Pháp

Bài 2: Pháp luân Trang Pháp

Bao gồm 4 tư thế ôm bánh xe, mỗi tư thế được giữ nguyên trong khoảng thời gian từ 5 đến 15 phút. Bài công pháp thứ 2 có tác dụng gia tăng năng lượng và trí huệ.

Bài 2: Pháp luân Trang Pháp

Bài 3: Quán Thông Lưỡng Cực Pháp

Hai thay liên tục lướt nhẹ theo chiều dọc, lên và xuống đều đặn mỗi lượt 9 lần. Bài công pháp thứ 3 có tác dụng thanh lọc cơ thể.

Bài 3: Quán Thông Lưỡng Cực Pháp

Bài 4: Pháp Luân Chu Thiên Pháp

Di chuyển 2 tay nhẹ nhàng khắp cơ thể, mặt trước và mặt sau, từ đỉnh đầu xuống 1 vòng quanh 2 chân rồi đi lên. Bài công pháp thứ 4 có tác dụng điều chỉnh các trạng thái bất thường trong cơ thể và lưu thông năng lượng.

Bài 4: Pháp Luân Chu Thiên Pháp

Bài 5: Thần Thông Gia Trì Pháp

Đây là bài tĩnh công kết hợp đả toạ và thủ ấn. Bài công pháp thứ 5 giúp thanh lọc cả thân lẫn tâm, gia trì năng lượng và công.

Bài 5: Thần Thông Gia Trì Pháp

2. Giải đáp những câu hỏi thường gặp về Pháp Luân Công

2.1. Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không? 


Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và bảo hộ công dân tránh khỏi việc bị xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại Điều 24.

Pháp Luân Công được hiểu là tín ngưỡng và như vậy người nào thực hành và bày tỏ tín ngưỡng đối với các giá trị và nguyên lý của Pháp Luân Công sẽ được bảo hộ theo quy định tại Điều 18 của Công Ước.

Ngoài ra, Pháp Luân Công không vi phạm bất kỳ điều luật gì trong Hiến Pháp Việt Nam, vậy không có cớ gì lại bị cấm tại Việt Nam.
Xem bài viết chi tiết: Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không? 


2.2. Pháp Luân Công là tốt hay xấu? Có nên tập hay không?


Pháp Luân Công hướng trọng tâm vào tu tâm tính, người ta cần đạt được Chân Thiện Nhẫn trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là, không nói dối, nghĩ xấu, nói sai, nói bất thiện; luôn tìm lỗi sai từ mình, biết nghĩ cho người khác đạt đến tâm thuần tịnh, từ bi; nhẫn được coi là chìa khóa tu tâm, nó có bất công họ vẫn nhẫn nhưng không ủy khuất…

Pháp Luân Công tu Phật, đạt đến viên mãn Phật vị. Vậy pháp môn tu Phật, tu luyện để thay đổi bản thân đến cảnh giới cao của tâm tính, có thể là xấu không? Pháp Luân Công trăm điều tốt, không một tác hại. Đây cũng là Pháp môn thuận tiện nhất, tốt nhất cho tâm tính và sức khỏe, hoàn toàn nên tập.
Xem bài viết chi tiết: Mặt trái của Pháp Luân Công có hay không? Có nên tập môn khí công này?

2.3. Pháp Luân Công có phải ký sinh trùng của Phật giáo?


Có bài viết cho rằng Pháp Luân Công là ký sinh trùng mà vật chủ là Phật Giáo, là ăn cắp khái niệm, tri thức của đạo Phật, mượn danh Phật Pháp để tuyên truyền Phật gia; rằng bản chất của Pháp Luân Công là tà đạo, nguy hiểm.

Thực hư thế nào? Nhiều người hễ nói đến chữ Phật thì liên tưởng ngay đến Phật giáo, hễ nói đến Phật gia nghĩ ngay Phật giáo; nói đến Phật Pháp coi là của Phật Thích Ca, cũng coi kinh thư của Phật giáo là Pháp…

Sự thực Phật giáo chỉ là bộ phận nhỏ của Phật Pháp, không đại diện cho Phật Pháp. Phật giáo cũng không chỉ do Thích Ca Mâu Ni truyền. Trong lịch sử nhân loại có nhiều Phật giáo khác tồn tại, họ không coi Phật Thích Ca là giáo chủ. Ví dụ: Hoàng giáo của Phật giáo Tây Tạng, Bạch giáo của Tạng truyền Phật giáo…

Vũ trụ này quá mênh mang và to lớn, có những điều vượt khỏi suy nghĩ, hiểu biết của con người. Phật trong vũ trụ cũng tầng tầng, lớp lớp cao thấp. Phật Thích Ca Mâu Ni không phải vị Phật duy nhất. Mỗi vị Phật khi độ nhân đều truyền ra Pháp của mình.Vì cùng thể hệ Phật gia nên có những khái niệm giống nhau, nhưng phương pháp độ nhân là khác nhau. Phật Pháp tạo ra Phật chứ không phải Phật tạo ra Phật Pháp.

Nếu cho rằng Pháp Luân Công là ký sinh trên vật chủ Phật giáo thì chẳng phải coi Phật giáo là độc tôn duy nhất, đây là nhận thức quá hồ đồ và nông cạn.

2.4. Tại sao chính quyền Trung Quốc lại đàn áp Pháp Luân Công?


Có 3 lý do cơ bản được cho là chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công:

Thứ nhất, Pháp môn này phát triển quá nhanh về số lượng. Chỉ bằng hình thức tâm truyền tâm, người truyền người vì lợi ích quá tốt đẹp về sức khỏe và tâm tính nên trong 4 năm ngắn ngủi, số người tập tại Trung Quốc lên hàng trăm triệu người. Đảng cầm quyền duy nhất nên nó sợ số đông…

Thứ hai, Pháp Luân Công đi ngược lại về ý thức hệ của Đảng. Trung Cộng tuyên truyền vô thần luận, ép người dân không tin Thần Phật, không tin nhân quả báo ứng, làm đạo đức con người tha hóa. Điều đó khiến nó dễ dàng tẩy não, uy hiến và thống trị người dân.

Thứ ba, lòng đố kỵ của nhà cầm quyền Giang Trạch Dân. Đây được coi là điều then chốt nhất. Lòng đố kỵ, tâm địa độc ác, mưu cầu chính trị, cũng cố địa vị khiến ông ta bất chấp tất cả, ra tay đàn áp dã man những học viên lương thiện.

Xem bài viết chi tiết: Pháp Luân Công là gì? Tại sao bị cấm và đàn áp ở Trung Quốc? Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công – Sự thật đang dần sáng tỏ

2.5. Pháp Luân Công có phải là tà đạo?


Chính đạo là khuyên dạy con người làm điều tốt, hướng thiện, tin nhân quả báo ứng, quay về giá trị truyền thống, buông bỏ danh-lợi-tình. Mọi hoạt động của giáo phái chính đạo đều là tự nguyện, không lôi kéo, thu tiền, coi trọng sinh mệnh, luôn lấy cảnh giới cao mà đối đãi… Đạo nào ngược lại với điều này là tà giáo.

Pháp Luân Công có đầy đủ yếu tố của một chính đạo chân chính.

2.6. Học viên Pháp Luân Công bỏ thờ cúng tổ tiên và không đi chùa?

Đây là thông tin hoàn toàn là hiểu nhầm. Tu luyện Pháp Luân Công trở thành người tốt từ gia đình cho đến xã hội; đối cha mẹ phải hiếu thảo, cung dưỡng; đối công việc xã hội phải tậm tâm, làm tốt, không cầu danh cầu lợi. Tập pháp Luân Công không yêu cầu học viên bỏ thờ cúng tổ tiên và không được đi chùa, cũng không bắt phải thờ ai. Việc thờ cúng và đi chùa hoàn toàn là cách ứng xử của mỗi cá nhân, không liên quan đến việc tu luyện Pháp Luân Công.

2.7. Pháp Luân Công có phải là tôn giáo?


Tôn giáo phải có hình thức, lễ nghi tôn giáo như có nơi thờ tự, cơ sở, có bái sư, người đứng đầu, có thể tồn tiền, tồn vật, có tổ chức, điều lệ,… Pháp Luân Công không có điều này, nó đơn thuần chỉ là tín ngưỡng. Tĩn ngưỡng lại tùy mỗi người có niềm tin mức độ khác nhau, nên không có bắt buộc. Ai muốn tập thì tập, rời đi lúc nào tùy ý, còn tu luyện là nghiêm túc, tu tâm là nghiêm túc… Vậy nên, Pháp Luân Công không phải tôn giáo.

Xem chi tiết: “Mặt trái của Pháp Luân Công” – Những hiểu lầm của một bộ phận chức năng và người dân

2.8. Tập Pháp Luân Công kiêng gì?


Không phải kiêng điều gì khi luyện tập nhưng có một số lưu ý không được làm. Đó là: không uống rượu, hút thuốc, không ngoại tình, cờ bạc, nói dối, làm điều xấu và sát sinh.

2.9. Tập Pháp Luân Công có bị tâm thần, tẩu hỏa nhập ma?


Tẩu hỏa nhập ma là điều không bao giờ xảy ra khi tu luyện. Đây chỉ là cụm từ được miêu tả cường điệu trong điện ảnh.

Học viên tu luyện lại càng không tâm thần. Những người có tiền sử bệnh tâm thần không khuyến khích tu luyện vì họ không làm chủ được bản thân. Pháp Luân Công yêu cầu nghiêm khắc việc làm chủ bản thân để tu tâm; họ càng tu càng minh bạch và thanh tỉnh nên không có chuyện tâm thần ở đây. Câu nói này là sự sự ác ý, đánh đồng và quy chụp.

2.10. Tại sao tập Pháp Luân Công lại khỏi bệnh?


Nguồn gốc gây bệnh là gì? Tây y cho rằng tự bản thân sinh ra, Trung y nói rõ hơn là do khí tắc nghẽn và tinh thần phiền muộn, Phật giáo lý giải rõ nguồn gốc gây bệnh là nghiệp, là làm việc xấu mà gây ra.

Vậy vấn đề lưu thông khí huyết và giữ cho trạng thái tinh thần tốt nhất được coi là quan trọng để giữ thân thể khỏe mạnh. Pháp Luân Công đã đáp ứng được nhu cầu này. Khi học viên biết hướng vào nội tâm mà buông bỏ, khi biết vì người khác mà tha thứ, yêu thương thì đọng lại không còn oán giận, đau khổ, chỉ có thăng hoa về tâm hồn. Mỗi ngày đối với họ là niềm vui, là yêu thương và san sẻ. Chính yếu tố tư tưởng đó đóng vai trò quan trọng đẩy lùi bệnh tật.

Thứ hai, 5 bài tập công pháp luyện tập hàng ngày, giúp đả thông kinh mạch, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giải quyết những khí ứ tắc trong thân; bệnh tật vì thế mà nhanh chóng được đẩy lùi.

x