Minh thái tổ Chu Nguyên Chương chỉ vì uống 1 chén trà mà phong quan cho người nông phu. Kỳ thực, nhân quả của kiếp trước đã quyết định vận mệnh kiếp này.
- Bệnh tật và nhân quả, câu chuyện có thực xảy ra tại Trung Quốc
- Nhân quả báo ứng: Vì một lần vô lễ với Đức Phật, chịu quả báo ma đói 9 vạn năm
10 năm gian khổ học tập không bằng 1 chén trà
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328-1398) có lần cải trang đi vi hành đến vùng nông thôn. Bình thường ông đã quen sống những ngày hô mưa gọi gió, nên khi cải trang ra ngoài thì cảm thấy rất khó chịu.
Gặp hôm trời nóng, Chu Nguyên Chương cảm thấy khát nước. Đúng lúc này, một người nông phu ngẫu nhiên ân cần mời ông một chén trà, Chu Nguyên Chương như uống được rượu ngon. Sau khi trở về kinh thành thì lập tức phái người đến nhà người nông phu kia và phong cho anh ta một chức quan. Sự việc này đã bị một vị tú tài thi rớt biết được, tú tài trong tâm cảm thấy bất bình, thế là đã viết trước miếu: “10 năm gian khổ học tập không bằng 1 chén trà”.
Vài năm sau, Chu Nguyên Chương lại vi hành đến thăm nơi này, khi nhìn thấy những chữ đó, liền biết lý do, ông bèn đề cạnh bài thơ đó thêm hai hàng: “Tài hắn không bằng ngươi, mệnh ngươi không bằng hắn”.
Nhân quả nghiệp báo kiếp trước quyết định vận mệnh kiếp này
Trên đời rất nhiều thứ thoạt nhìn đều không công bằng, quyền lực, phú quý, trí tuệ và ngu si, đẹp xấu, vận may… đều khiến giữa người với người không thể công bằng. Đó cũng là một thiên cơ khó lý giải nơi thế gian con người.
Từ góc độ nguyên lý “nghiệp lực luân báo”, những người phú quý trở thành nghèo khó hay những người nghèo khó trở nên phú quý đều có rất nhiều trong xã hội. Vì vậy, trong nhân duyên nghiệp báo, vận mệnh của mỗi người giàu nghèo như thế nào đều đã có an bài trước, đều là vô cùng công bằng. Do đó, chúng ta cũng không có gì phải oán trời trách đất về những được mất trong cuộc đời của mình!
Một số người không hiểu nguyên lý Phật giáo, khi nghe nói đến nhân quả, nghiệp báo thì cho là mê tín dị đoan.
Quan niệm nhân quả không phải là quan niệm về số mệnh. Trong quan niệm về số mệnh cho rằng: Hết thảy được mất, thành bại của con người đều do Thần an bài, có vất vả tranh đoạt cũng vô ích mà thôi. Còn quan niệm nhân quả cho rằng: Tất cả quả báo, cho dù là thiện báo hay ác báo thì đều do bản thân mình tạo ra.
Trong “Kinh nhân quả ba đời”, Đức Phật dạy bảo các vị đại đệ tử rằng:
“Các vị hãy lắng nghe. Bây giờ Ta sẽ nói rõ cho các vị. Hết thảy nam nữ già trẻ trong thế gian, có kẻ bần tiện, có người phú quý, có kẻ thọ khổ tột cùng, có người hưởng phúc bất tận, tất cả việc này đều là do quả báo của đời trước”.
Khi ấy, Đức Phật nói bài kệ nhân quả rằng:
Đời này làm quan là nhân gì? Đời trước lấy vàng tô tượng Phật.
Đời trước tu tạo đời này hưởng. Gấm bào nịt vàng cầu trước Phật. Lấy vàng đắp Phật tức cho mình. Phủ áo cho Phật là cho ta.
Chớ nói làm quan rất dễ dàng. Đời trước không tu làm sao mà có được. Cưỡi ngựa ngồi kiều là nhân gì? Đời trước xây cầu sửa đường.
Áo gấm lụa đào là nhân gì? Đời trước lấy áo cho kẻ bần. Ăn mặc dư giả là nhân gì? Đời trước cơm nước thí người nghèo.
Ăn mặc thiếu thốn là nhân gì? Đời trước nửa đồng chẳng hề cho. Nhà lớn lầu cao là nhân gì? Đời trước lấy gạo cho chùa chiền.
Phúc lộc dồi dào là nhân gì? Đời trước xây chùa dựng miếu đình. Tướng mạo đoan trang là nhân gì? Đời trước hoa tươi dâng cúng Phật.
Có người từ khi sinh ra đã sống trong nhung lụa, tận hưởng cuộc sống văn minh và tiện nghi trong những gia đình giàu có. Tuy nhiên, có người cả đời sống ở nơi núi non hoang vu, làm việc ở những thôn xóm nghèo khó, vất vả làm lụng cả đời mà vẫn không đủ ăn. Đây không phải là do số mệnh bất công, mà là do nghiệp báo khác nhau.
Vì thế, đừng than trách ông trời đối xử bất công với mình, hết thảy mọi chuyện đều có nguyên do của nó, đều là do cái nhân bản thân đã làm ở kiếp trước mà định ra cái quả ở kiếp này.
Theo Vision Times