Văn hóa truyền thống

Một niệm thiện ác định ra số phận khác biệt

28/10/21, 08:00
Một niệm thiện ác định ra số phận khác biệt
Một niệm thiện ác định ra số phận khác biệt (ảnh TH)

Tâm sinh thiện niệm liền tạo phúc, tâm sinh ác niệm tự chuốc lấy tai ương, một niệm thiện ác định ra số phận khác biệt.

Vị quốc vương thành tâm kính Phật

Một ngày nọ, quốc vương Ba Tư Nặc của nước Xá Vệ thời Ấn Độ cổ, tìm đến nơi ở của Đức Phật Thích Ca, thành tâm lễ Phật rồi nói rằng: 

“Đức Phật tôn quý, đệ tử nguyện dùng tâm chân thành, chuẩn bị yến tiệc ở trên đường phố để kính phụng Đức Phật và những người đi theo; để cho nhân dân trong nước có thể biết đến Thế Tôn! Nguyện cho hết thảy chúng sinh đều có thể vì từ bi đức hạnh của Thế Tôn mà có thể nghe được pháp vi diệu; có thể tránh xa được sự đầu độc của tà ma và hết thảy những ác pháp, không tạo ác nghiệp. Vì vậy mà có thể tiêu trừ hết thảy tai họa”.

Đức Phật nói: “Quốc vương thật là có thiện căn! Có thể dùng trí tuệ quản lý quốc gia, vì nhân dân mà gieo trồng mầm thiện tương lai; cũng dẫn dắt nhân dân đi về con đường chính đạo”.

Về sau, quốc vương đã đích thân kính cẩn nghênh tiếp Đức Phật và các đệ tử của ngài đến. Đức Phật đã vì quốc vương và các con dân của ông mà tuyên giảng Phật lý, người nghe vô cùng đông đảo. 

Số phận khác biệt; Số phận là gì; Số phận có thật không
Quốc vương kính Phật, tạo phúc cho nhân dân (ảnh minh họa youtube)

Hai vị thương nhân xuất niệm khác biệt

Vừa hay lúc này có 2 thương nhân đi ngang qua nơi đó. Một người nghe thấy Đức Phật khai thị thì vui mừng mà nói rằng: “Chắc hẳn Đức Phật là người thực sự có đại từ bi và đại đức hạnh; như vậy mới có thể khiến quốc vương thành kính, cung kính như vậy! Đức Phật tôn quý như vậy, tôi cũng làm theo như Đức Phật giảng là phải bảo trì thiện niệm”. 

Vị thương nhân còn lại thì nói: “Vị quốc vương này thật là ngu si! Có tài sản, quyền thế và địa vị lớn như vậy, vì sao phải kính phụng cho Đức Phật Thích Ca? Đức Phật và các đệ tử trên người không có gì cả; có gì đáng để mà tôn sùng và đi theo họ như vậy!” 

Số phận định đoạt là gì; Số phận định sẵn; Số phận định mệnh
Hai thương nhân có suy nghĩ khác nhau về Đức Phật (ảnh minh họa theravada)

Sau đó hai thương nhân rời đi. Vị thương nhân khởi thiện niệm thì rời bản quốc và về nước mình làm ăn. Bởi vì đối với Đức Phật khởi tâm cung kính, nên được thiên long hộ pháp bảo hộ. Còn vị thương nhân khởi niệm ác kia thì không lâu sau lại gặp phải tai nạn xe cộ.

Gieo mầm thiện lương đắc được vương vị

Một thời gian sau thì quốc vương Ba Tư Nặc băng hà, trước khi mất ông đã để lại lời dự ngôn: “Sắp có một người bình thường đến đất nước của ta. Nếu như anh ta đúng là người kế vị ngôi vua, vậy thì con thần mã của ta sẽ hướng về người đó mà quỳ xuống”. 

Về sau các đại thần liền dẫn con thần mã đi tìm vị quốc vương tương lai. Vừa hay lúc đó vị thương nhân có thiện niệm lại đi đến nước này. Con thần mã nhìn thấy vị thương nhân thì lập tức quỳ xuống trước mặt ông. Tất cả các đại thần đều vui mừng cho rằng đây chính là vị tân vương mà họ đang tìm kiếm. Vì vậy mới mời ông về hoàng cung để kế thừa vương vị.

Sau khi trở thành quốc vương, vị thương nhân mới nghĩ: “Ta cả đời này cũng không có làm được việc thiện gì, vì sao lại có phúc báo lớn như vậy? Chắc là bởi vì nghe được Đức Phật giáo huấn, nên đã được ngài phù hộ”. Vì vậy ông đã cùng với quần thần đi đến thỉnh giáo Đức Phật, để mong được ngài giải mối nghi hoặc.

Số phận đã định; Số phận được định sẵn; Số phận trời định
Gieo mầm thiện lương đắc phúc báo (ảnh minh họa ednonlineinfo.wordpress)

Một niệm thiện ác định ra số phận khác biệt

Đức Phật đã khai thị cho ông rằng: “Năm đó quốc vương Ba Tư Nặc kính tín Thần Phật, mà ông lại có thể khởi lên niệm đầu cung kính; vì vậy mới gieo trồng được mầm thiện là quốc vương tương lai, mới có thể có được vương vị. 

Người bạn đồng hành với ông, khởi tâm kiêu ngạo, cho nên đã gieo mầm ác; vì vậy mới bị tai nạn xe. Đây hết thảy đều là do nhân duyên quả báo; đều là do tự mình khởi tâm động niệm chiêu mời, tự làm tự chịu. Bảo trì thiện niệm, phúc báo sẽ tự đi theo, đều là do tự mình lựa chọn”. 

Đức Phật nói xong, quốc vương và các thần tử đều đã minh bạch ra, tất cả đều có căn nguyên thiện ác. Về sau mọi người đều khuyến khích nhau hướng thiện, tránh làm điều ác.

Chỉ một niệm thiện ác xuất ra đã tạo thành số phận khác biệt một trời một vực, vì vậy ai cũng nên gieo mầm thiện lành cho mình.

Theo Vision Times

x