Văn hóa truyền thống

Sau khi bái kiến Lão Tử, Khổng Tử về nhà 3 ngày không nói nửa lời, cuối cùng thốt lên… (phần II)

28/10/20, 09:00
Khổng Tử thỉnh giáo Lão Tử
Khổng Tử thỉnh giáo Lão Tử (ảnh Sound Of Hope).

Lão Tử và Khổng Tử là những bậc hiền triết cổ đại nổi tiếng trong dòng sông dài lịch sử hơn hai nghìn năm. Họ cũng là người tiêu biểu đặt định hình thành bộ phận tinh hoa tư tưởng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa thời cổ đại. Theo sử liệu, từ thủa thanh niên, trung niên tới khi về già, từng nhiều lần Khổng Tử thỉnh giáo Lão Tử, và tôn Ông làm thầy.

Dưới đây là các đoạn trích về việc vấn lễ đến vấn đạo của Khổng Tử được ghi lại trong một số tư liệu lịch sử:

Khổng Tử vấn Nhân Nghĩa

Lão Tử nói: Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa (tạm dịch: Đại đạo mất đi rồi, mới có nhân nghĩa. Đức cao, đại đạo bị vứt bỏ, mới có thể xuất hiện những người nhân nghĩa đến điều chỉnh những hành vi bên ngoài của con người. Trong thời gian này, Khổng Tử đi khắp các quốc gia khác nhau, thúc đẩy, khôi phục Chu Lễ, thực hành nhân ái, thực thi nền chính trị nhân từ. Trong “Trang Tử, Nội thiên”, có Khổng Tử bái kiến Lão Đam mà nói về Nhân nghĩa”.

Tranh vẽ Khổng Tử vấn lễ, vấn đạo Lão Tử (ảnh: Sound Of Hope).

Lão Tử nói: Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết. Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau.

Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?

Sau khi Khổng Tử trở về, ba ngày trầm mặc không nói chuyện. Đệ tử hỏi: Tiên sinh đi bái kiến Lão Tử, có khuyên bảo gì Ông không?

Khổng Tử nói: Ta đã thấy một con rồng thực sự, hợp lại thành một thể, tỏa ra thơ văn hoa mỹ, cưỡi mây mà bay lên giữa âm dương. Ta kinh ngạc đến mức há to miệng thở không nổi. Làm sao có thể khuyên nhủ được Lão Tử điều gì?

Khổng Tử vấn Chí Đạo

Trong Trang Tử ngoại thiên tri bắc du, Khổng Tử vấn Lão Đam nói: Hôm nay nhàn nhã, học trò mạo muội thỉnh giáo người về Chí đạo.

Tranh vẽ Khổng Tử vấn lễ Lão Tử (Ảnh: Sound Of Hope).

Lão Tử nói: Trước tiên người nên ăn chay tịnh, thanh tẩy nội tâm, gột rửa tinh thần, phá vỡ những tài trí kia, đại đạo huyền diệu khó có thể nói rõ, Ta sẽ khái quát sơ lược.

Ánh sáng sinh ở bóng tối, nghĩa lý sinh ở vô hình, tinh thần sinh ở Đạo, hình dáng và tính chất sinh ra vô cùng tinh thâm, vạn vật nhờ hình thể mà sinh ra. Vì vậy, những sinh mệnh có chín khiếu thì đều sinh con, có tám khiếu thì đẻ trứng. Nó đến không có tung tích, nơi đi không có giới hạn, không biết kỳ môn, không biết chỗ ở, bốn phương thông suốt mênh mông.

Người đắc được điều này thì tứ chi cứng cáp, suy nghĩ thấu đáo, tai mắt tinh tường, dùng tâm tư suy nghĩ không thấy mệt mỏi, đón nhận sự việc với tâm thái tùy kỳ tự nhiên, không có quy tắc nhất định. Trời không có điều này tất sẽ không cao xa, đất không có điều này tất không thể rộng lớn, nhật nguyệt không có tất không thể vận hành, vạn vật không có nó tất không thể hưng thịnh, đó chính là đạo.

Hơn nữa, người hiểu biết không cần trí tuệ, người hùng biện không cần khôn khéo. Vì vậy, thánh nhân cần vứt bỏ tất cả những hủ tục trên. Cũng như thêm mà không tăng, giảm mà không tổn, đó là điều mà thánh nhân phải giữ. Vậy cái gọi là đạo của người quân tử, chẳng qua chỉ là một vài thứ bề ngoài. Ngọn nguồn của vạn vật đều không thể thiếu nó, đó chính là đạo.

Con người sinh ra từ thai mẹ, không phân biệt âm dương. Ở nơi nhân gian chẳng qua chỉ là có mang hình dáng người, cuối cùng rồi sẽ phải quay về bản nguyên nguồn cội. Về bản chất, khi người ta sinh ra, là sự tụ hợp tinh khí của vật, dù thọ mệnh có dài có ngắn, sự khác biệt có là bao nhiêu? Chẳng qua chỉ là trong nháy mắt, cần gì phải đi phân biệt đúng sai, Đường Nghiêu, Hạ Kiệt?

Cây ra hoa và kết quả tất đều có quy luật sinh trưởng. Luân thường của nhân loại khó có thể phân định, nhưng có thể xếp theo thứ tự lớn bé. Thánh nhân gặp phải những điều này mà không tuân theo, dù có xuất sắc tới mấy cũng không thể lưu lại. Điều chỉnh để thuận theo tự nhiên, đó chính là đức. Thuận theo không có nhân tâm, đó chính là đạo. Dựa vào điều này, nghiệp của bậc đế vương mới có thể hưng thịnh, vương hậu mới có thể cảm động.

Đời người sống giữa trời đất, thời gian như bóng câu qua khe cửa, chợt lóe lên rồi vụt tắt. Trong khoảnh khắc mà sinh ra, phút chốc đã tới thời khắc kết thúc rời đi. Sự biến hóa một cách tự nhiên, có lẽ đã bày ra. Sinh ra trong sự thay đổi, lại chết đi trong biến cố. Sinh mệnh vì vậy mà tiếc nuối, người ta vì vậy mà bi thương. Sinh mệnh được giải thoát khỏi sự ràng buộc với thiên nhiên, trời tạo ra vạn vật cho tới khi rời đi, là trải qua sự phân tranh khéo léo. Khi hồn phách rời đi rồi, thân hình cũng theo đó mà đi, đó chính là sự quay về cuối cùng.

Hữu hình trong vô hình, vô hình trong hữu hình, đây chính là nhận thức chung của mọi người. Nhưng không ai có thể nghiên cứu kỹ tới cùng, cũng chính là điều tranh cãi nghị luận. Người đắc đạo sẽ không đi nghị luận, người bàn luận tất chưa đắc đạo. Từ bề mặt thông thường thì không cách nào có được nhận thức giá trị, khôn khéo biện luận không bằng im lặng. Đạo không thể nghe, nghe không bằng nhét vào, đó chính là thu hoạch lớn.

Khổng Tử văn đạo

Năm Chu Kính Vương thứ 22 (498 trước Công nguyên), danh tiếng của Khổng Tử đã lan xa, nhưng ông vẫn chưa lĩnh ngộ được đại đạo. Sau khi biết Lão Tử đã từ quan về ẩn cư ở Bái Địa (nay là huyện Bái, Giang Tô), nên đến bái kiến”. Trong Trang Tử, Thiên Vận có ghi chép, “Khổng tử hành niên ngũ thập nhất nhi bất văn đạo, nãi nam chi bái kiến lão đam” (tạm dịch: Khổng Tử hành sự 51 năm không nghe thấy đạo, bèn hướng về huyện Bái phía nam bái kiến Lão Đam).

Tư tưởng của Lão Tử được thể hiện chỉ trong khoảng 5.000 từ của Đạo Đức Kinh trở thành lời dạy vô giá cho hậu thế hàng ngàn năm sau (ảnh: Mycotopia).

Lão Tử nói: Ngươi đến rồi. Nghe nói ngươi hiện tại là bậc hiền tài phương bắc, ngươi lĩnh ngộ được Đạo chưa?

Khổng Tử: Học trò chưa đắc Đạo.

Lão Tử: Ngươi cầu đạo như thế nào?

Khổng Tử: Trò cầu theo chuẩn mực hành vi, năm năm vẫn chưa đắc.

Lão tử: Vậy người sẽ làm thế nào?

Khổng Tử: Trò đã tìm kiếm sự biến hóa của âm và dương, mất thời gian mười hai năm vẫn chưa đắc.

Lão Tử đáp: Chính là như vậy. Nếu Đạo là vật hữu hình, có thể lấy đem dâng cho người, mọi người sẽ tranh nhau lấy dâng tặng cho quân vương. Nếu Đạo có thể tặng cho người khác, mọi người sẽ đem tặng cho người thân. Nếu Đạo có thể thuyết giảng rõ ràng, mọi người đều sẽ thuyết giảng cho anh em của mình.

Nếu Đạo có thể truyền cho người khác, thế thì mọi người đều sẽ tranh nhau truyền lại cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.

Danh tiếng là công cụ được thiên hạ chia sẻ, không thể chiếm giữ quá nhiều. Nhân nghĩa giống như ruộng đất nhà cửa của tổ tiên để lại, ở tạm nhưng không thể ở lâu, nếu không sẽ gặp khốn khổ.

Người cổ đại đức cao, lấy đạo là nhân, trú tạm là nghĩa, để thong dong tiêu dao trong hư cảnh huyền diệu của đại đạo. Sống tại đồng ruộng đơn giản, lập thân ở nơi ruộng vườn không màng thế sự. Tiêu dao chính là tự tại vô vi; chính là đơn giản, mộc mạc thì dễ sinh tồn; không vay cũng không bị hao tổn. Không bị gò bó bởi vẻ bề ngoài.

Kẻ ham muốn tiền bạc thì không thể để người khác đắc lợi. Kẻ mưu cầu danh thì không thể để danh tiếng cho người khác. Kẻ mê đắm quyền hành thì không thể giao quyền cho người khác. Người như vậy cả ngày nơm nớp lo sợ. Mất mát thì buồn, trong lòng hoàn toàn không thanh tĩnh để nhận thức. Một mực theo đuổi danh lợi quyền thế mà không thể tự suy ngẫm, chẳng phải đang bị trời trừng phạt

Oán hận, ân huệ, giành giật, bố thí, khuyên can, giáo hóa, sinh tồn, giết hại, tám phương pháp này là dùng để điều chỉnh, sửa người. Những phương pháp này chỉ thích hợp vận dụng với những người không có trở ngại, tuân theo quy luật biến hóa của tự nhiên mà hành.

Vì vậy, một người có phẩm hạnh đoan chính, có thể làm cho người khác chỉnh tề. Vì vậy, những người không thể tiếp thu từ nội tâm, thì cánh cửa trí huệ và giác ngộ sẽ không khai mở.

Khổng Tử đắc Đạo

Trang Tử, Nội thiên có ghi chép, Khổng Tử có hỏi Lão Tử: Học trò nghiên cứu “Kinh thi”, “Kinh thư”, “Chu lễ”, “Chu nhạc”, “Kinh dịch” và “Kinh Xuân Thu”, thuyết giảng đạo trị quốc từ thời Tam Hoàng, hiểu rõ con đường công danh của Chu Công, Triệu Công, học trò đem dâng cho hơn 70 vị vua, nhưng không ai sử dụng. Xem ra con người khó thuyết phục quá!

Lão Tử nói: Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi.

Khổng Tử và các đệ tử của ông (ảnh: Sound Of Hope).

Lần trở về này, Khổng Tử cửa đóng then cài không ra ngoài 3 tháng. Khi gặp lại Lão Tử, ông nói: Học trò đã đắc đạo. Quạ và chim chích chòe ấp trứng nở, con ong tự hóa mà sinh, khi em trai sinh ra, anh cả vì mất đi tình yêu thương mà thích khóc. Đã quá lâu rồi, trò không thể thuận theo tạo hóa tự nhiên của vạn vật, cũng không hiểu lý theo nguyên tắc tuần hoàn của tự nhiên biến hóa, thì sao có thể đi giáo hóa người khác.

Lão Tử nói: Được rồi, Khổng Khâu đắc đạo rồi.

Ban đầu Khổng Tử dựa vào lập trường truyền bá đạo lý làm người. Cuộc gặp gỡ với Lão Tử đã mở ra một cánh cửa cho ông. Trong khi nghi hoặc không hiểu mà hỏi về đạo, ông dần dần đã tiếp cận được. Lão Tử đã giúp ông giải thích những nghi ngờ và giác ngộ trong nhiều giai đoạn, giống như suối chảy nhỏ giọt và thì thầm bên tai. Trong hơn 2.500 năm, sự giác ngộ đó của Khổng Tử đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người Trung Quốc.

Theo Sound Of Hope

x