Văn hóa truyền thống

Khổng Tử học đàn có thể biết tác giả bản nhạc

10/09/23, 17:28
Khổng Tử học đàn có thể biết được ngoại hình và phong thái của tác giả
Khổng Tử theo Sư Tương học đàn (ảnh: Sound of hope)

Khi Khổng Tử học đàn, không những có thể hiểu được nội hàm khúc nhạc, mà còn cảm nhận được màu da, ngoại hình và phong thái của tác giả.

Khổng Tử học đàn

Vào thời Xuân Thu, ở nước Lỗ có một bậc thầy về âm nhạc tên là Sư Tương. Rất nhiều người ngưỡng mộ theo ông học đàn. Khổng Tử cũng đã bái Sư Tương làm thầy dạy đàn của mình.

Sau khi Sư Tương dạy cho Khổng Tử một khúc đàn, mỗi ngày ông đều tập trung tinh thần gảy đàn. Sau vài ngày, Sư Tương nói với ông: “Hôm nay con đã học được khúc đàn này, con có thể học khúc đàn mới rồi!” Khổng Tử trả lời: “Con đã có thể chơi khúc đàn này, nhưng con vẫn chưa thành thục kỹ thuật lắm ạ”.

Vài ngày sau, Sư Tương cho rằng kỹ thuật của Khổng Tử đã rất tinh thông rồi, nhạc khúc cũng đã gảy được vô cùng du dương, liền nói: “Con đàn rất hay rồi, có thể học một khúc nhạc mới rồi!” 

Khổng Tử học đàn có thể biết được ngoại hình và phong thái của tác giả
Khổng Tử dụng tâm học đàn (ảnh: Sound of hope)

Khổng Tử nói: “Tuy con đã nắm vững kỹ thuật, nhưng con vẫn chưa lĩnh hội được nội hàm của khúc nhạc này ạ”. 

Vài ngày sau, khi Sư Tương nghe Khổng Tử gảy đàn, người thầy đã bị khúc nhạc tuyệt vời mê hoặc. Khi khúc nhạc kết thúc, Sư Tương khen ngợi nói rằng: “Con đã hiểu nội hàm của khúc nhạc này rồi, con có thể học một khúc nhạc mới!” 

Khổng Tử nói: “Con vẫn chưa hiểu được tác giả khúc nhạc là người như thế nào ạ!”  

Khổng Tử lại gảy đi gảy lại khúc nhạc này một lúc nữa, ông tỏ ra nghiêm túc và trầm tĩnh như có điều suy nghĩ, sau đó nhẹ nhõm nhìn về phía xa và nói: “Cuối cùng thì con cũng hiểu người sáng tác bản nhạc này là người như thế nào rồi. Khuôn mặt ông ấy ngăm đen và chất phác, dáng người cao to và vạm vỡ, có tầm nhìn xa trông rộng, lại có tướng của vị vua thống trị tứ phương, ngoài Chu Văn Vương còn có thể là ai?” 

Khổng Tử học đàn có thể biết được ngoại hình và phong thái của tác giả
(ảnh minh họa Dangnho)

Sư Tương nghe vậy thì rất kinh ngạc, xác nhận khúc nhạc tên là “Văn Vương Tháo” (một khúc nhạc dùng để ca ngợi Chu Văn Vương), quả đúng như nhận định của Khổng Tử.

Tại sao Khổng Tử có thể từ trong khúc nhạc mà cảm nhận được dáng người, màu da, phong thái của tác giả? 

Người ta thường nói, văn chương cũng như con người, âm nhạc cũng như con người, bởi vì trong tác phẩm của một người sẽ mang theo toàn bộ thông tin của bản thân người đó. Giống như dưới kính hiển vi mà nhìn tế bào của một con chuột bạch thì vẫn là một con chuột bạch. Theo cách hiểu lý thuyết này, từ tác phẩm âm nhạc của một người có thể cảm nhận được màu da, tướng mạo, phong thái, suy nghĩ của người đó.

Nhận thức của Đạo giáo về vũ trụ cũng là toàn bộ tin tức như thế, giống như Trung y có thể từ tai hoặc mũi của một người mà nhìn thấy các cơ quan nội tạng và tình trạng toàn bộ cơ thể của người đó.

Theo Sound of hope

x