Văn hóa truyền thống

Đức Phật dự ngôn về thời mạt Pháp: Sư giả mặc áo cà sa, phá hủy giới cấm

20/07/21, 07:59
Đức Phật dự ngôn về thời mạt Pháp: Sư giả mặc áo cà sa, phá hủy giới cấm
Vào 2500 năm trước, Đức Phật đã từng dự ngôn về thời kỳ mạt Pháp (ảnh Facebook)

Có nhiều luận bàn xung quanh việc liệu hiện tại có phải là thời kỳ mạt Pháp hay không? Nguyên nhân cũng là do có quá nhiều thông tin nhiễu loạn ở trên mạng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm về một số luận thuật trong kinh điển Kinh Phật để trả lời cho câu hỏi này.

Chánh Pháp duy trụ 500 năm

Khi Phật Thích Ca tại thế đã từng nói với ngài A-Nan rằng: “Nay Chánh Pháp duy trụ năm trăm năm”. Có thể tìm thấy ghi chép về điểm này trong các kinh sách như: Nam truyền Ba Lợi Luật Tạng tiểu phẩm đệ thập Tỳ Kheo Ni Kiền Độ (Tỳ kheo Ni bát kính Pháp); Bắc truyền Di Sa Tắc Bộ và Tiên Ngũ Phân Luật quyển nhị thập cửu; Bắc truyền Tứ Phân Luật quyển đệ tứ thập bát (Tỳ Kheo Ni Kiền Độ đệ thập thất); Bắc truyền Trung A-Hàm Kinh quyển đệ nhị thập bát (Trung A-Hàm lâm phẩm Cù Đàm Sa Kinh đệ thập); Bắc truyền Phật Thuyết Cù Đàm Sa Ký Quả Kinh (Tống Tam Tạng Pháp sư Huệ Giản dịch).

Sư giả mặc áo cà sa, phá hủy giới cấm

Trong đoạn mười bảy “phân Diêm Phù đề phẩm” của quyển thứ năm mươi năm “Nguyệt Tạng Phân” của “Đại Tập Kinh”, Phật Thích Ca có giảng rằng:

Nếu ta còn ở trên đời, rất nhiều người được nghe giảng Pháp, Giới hội đủ, Xã hội đủ, nghe hội đủ, Định hội đủ, Huệ hội đủ, Giải thoát hội đủ, Giải thoát chi kiến hội đủ, Chánh Pháp của ta cháy rực sáng lạng trên đời….bởi vì Pháp của ta vẫn còn Giải Thoát kiên cố. 

Sau 500 năm, Chánh Pháp của ta, Thiền Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta xây nhiều Tháp Tự được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta, tranh giành, tranh luận, ca tụng, ‘Pháp rõ ràng’ đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố. Không còn biết nơi thanh tịnh! cứ thế về sau, ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá Giới cấm, hành xử không như Pháp, là Tỳ Kheo giả”.

Ở đây Đức Phật đã nói minh xác rằng: Phật giáo sau khi trải qua 5 cái 500 năm, cũng chính là sau 2500 năm – tức là hiện tại ngày nay, Phật giáo sẽ chỉ còn cái vỏ ngoài. Khi đó các tăng nhân tuy cũng mặc áo cà sa làm thầy tu nhưng lại phá hủy giới cấm, không hành xử theo Pháp.

Mạt pháp là gì; Mạt pháp trong phật giáo; Mạt pháp là thời nào
Sư giả vào chùa, phá hoại Phật Pháp (ảnh Youtube)

Phật giáo mạt Pháp không thể độ nhân

Căn cứ theo kinh điển Phật giáo Đại thừa Đồng Tính Kinh quyển hạ, Đại thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển lục bổn có ghi chép rằng: Khi đến thời kỳ Phật giáo mạt Pháp “Giáo Pháp thuỳ thế, nhân tuy hữu bẩm giáo, nhi bất năng tu hành chứng quả, xưng vi mạt Pháp”. Tạm dịch là: Giáo Pháp trải qua các thời đại, con người tuy vẫn nói về Pháp, nhưng không thể tu hành chứng quả, gọi là thời mạt Pháp.

Đoạn trên đã minh xác nói rằng, đến thời mạt Pháp thì con người không thể tu hành chứng quả được nữa, như vậy thì chẳng phải nói Phật giáo không thể độ nhân được nữa hay sao? Hơn nữa, nói về việc Phật giáo mạt Pháp không thể độ nhân thì còn có nhiều kinh điển khác. 

Ví dụ như trong “Chiêm Xác Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh” có nói rằng: Con người đến thời kỳ mạt Pháp: “Căn cơ chậm chạp thiếu niềm tin với Phật Pháp, người đắc Đạo rất ít, cho đến dần dần ở trong Tam Thừa, người tín tâm thành tựu cũng là rất ít. Tất cả người tu học Thiền Định thế gian, phát chư thông nghiệp, người tự biết được số mệnh, cũng dần không còn; như vậy cuối cùng đi vào trong mạt Pháp.”

Thời mạt Pháp, ma tăng lẫn lộn vào trong chùa

Ý nghĩa mạt pháp; Thời mạt pháp trong kinh phật; Ma tăng
Vào thời mạt Pháp, người tu hành không thể đắc chính quả (ảnh Pinterest)

Ngoài ra, trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” cũng giảng rằng:

“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ bi, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau…

Vào lúc đó, các ác ma tỳ-kheo sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỳ-kheo và nữ tỳ thành tỳ-kheo ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. 

Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta; xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. 

Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh. Họ tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ. Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn, vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiếng; ra vẻ tao nhã để mong cúng dường”.

Phật giáo ngày nay

Nhìn vào xã hội ngày nay, những hiện tượng rối loạn vào thời mạt Pháp được miêu tả trong Kinh điển Kinh Phật chẳng phải đang đầy rẫy hay sao? 

Vào năm 2017, trang mạng Sohu của Trung Quốc đã đăng bài viết với tiêu đề “Phá vỡ hình tượng truyền thống của tăng nhân, hòa thượng tự xây chùa, uống rượu ăn thịt, vẽ tượng khỏa thân”. Được biết, 3 hòa thượng này đã tự xây một ngôi chùa ở Ô Đang, Quý Dương, Trung Quốc, sống buông thả phóng túng. Họ hút thuốc, uống rượu, vẽ tranh, đọc sách, tham thiền, tự nhận mình là người cải cách. Thậm chí một hòa thượng trong đó còn muốn vẽ tranh tượng Phật khỏa thân.

Phật giáo nguyên thủy; Phật giáo nam tông; Phật giáo việt nam
Tăng nhân uống rượu, hút thuốc và có cả tình nhân (ảnh Tinh Hoa)

Hoặc như chuyện hòa thượng Ấn Thuận, phó hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đã đề nghị các Phật tử chép lại “Báo cáo đại hội đảng khóa 19”. Ông nói rằng: “Báo cáo Đại hội 19 là Phật kinh đương đại. Tôi đã chép tay 3 lần, và còn đang chuẩn bị tiếp tục chép thêm 10 lần”.

Hay như một sự kiện chấn động vào năm 2015, truyền thông đã phơi bày chuyện phương trượng chùa thiếu lâm Thích Vĩnh Tín mua dâm, có tình nhân và con riêng ở nước ngoài; còn có vài tỷ gửi ngân hàng.

Thời mạt Pháp, ma tăng phá giới, uống rượu, ăn thịt

Ở Việt Nam ta cũng không thua kém, vào năm 2019, sư Thích Thanh Toàn đã bị bãi nhiệm chức trụ trì chùa Nga Hoàng ở Vĩnh Phúc vì bị tố đòi quan hệ tình dục để ‘gọi vong’, giúp vong ‘siêu thoát’. Không những thế, khi bị bãi nhiệm và hoàn tục thì còn muốn xin lại 300 tỷ tiền công đức.

Phật giáo đại thừa; Phật giáo tây tạng; Phật giáo mật tông
Sư Thích Thanh Toàn (ảnh Trithucvn)

Hay như sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp ở Hưng Yên, nổi tiếng là “trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!”. Không những ăn thịt, uống rượu, nhắm tiết canh, mà còn văng tục, chửi thề; thậm chí đánh nhau với kỳ phùng địch thủ là sư Thích Thanh Mão ở chùa kế bên.

Đức Phật dự ngôn về thời mạt Pháp: Sư giả mặc áo cà sa, phá hủy giới cấm
Sư Thích Minh Thịnh (ảnh Laodong.vn)

Các Phật tử ngày nay nếu muốn tìm một chốn bình yên nơi cửa chùa để tĩnh tâm tu luyện cũng đã là điều rất khó khăn. Chúng ta dù muốn hay không thì cũng khó mà phủ nhận đây chính là thời kỳ mạt Pháp mà Phật Thích Ca từng nói đến.

Phật Di Lặc hạ thế

Tuy nhiên, trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” cũng nói đến sự xuất hiện của một vị Phật trong tương lai: “Khi Giáo Pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi; chính pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra. […] Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, năm thứ cốc loại tươi tốt, cây cối sum suê cao lớn, […]”

Tương truyền, khi đến thời mạt Pháp, nhân loại sẽ rơi vào tình cảnh vô cùng nguy hiểm; thiên tai nhân họa, dịch bệnh tràn lan, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Vào lúc đó, Đức Phật Di Lặc sẽ hạ thế và chuyển bánh xe Pháp (Chuyển Pháp Luân); đây là Phật Pháp cao thâm, có thể chính lại tất cả và cứu vớt chúng sinh.

Vào thời khắc nguy nan này, chỉ những ai còn giữ được thiện niệm trong tâm thì mới có thể nhận ra được Đức Phật, tìm lại được chính tín, đứng về phía chính nghĩa; như vậy mới có hy vọng thoát khỏi đại kiếp nạn và có một tương lai tốt đẹp.

Tổng hợp

x