Văn hóa truyền thống

Đón năm mới trong văn hoá truyền thống

21/02/21, 08:36
Đón năm mới
Đón năm mới kính Thần kính Thiên là nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống của mọi dân tộc.(Ảnh: baoquocte)

Đón năm mới là một trong những ngày lễ truyền thống long trọng và cổ xưa nhất của đất nước Trung Hoa cũng như các nước trên thế giới. Trong đó kính Thần đất là nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống của mọi dân tộc. Vì thế, có rất nhiều tập tục năm mới đều được đời đời lưu truyền.

Tết nguyên đán và tục tế lễ tháng chạp 

Vua Nghiêu Thuấn
Tục tế lễ tháng chạp có từ thời vua Nghiêu, vua Thuấn. (Ảnh: Ntd.vn)

Tết âm lịch cuối năm (Xuất tiết). Thời cổ gọi là “Nguyên nhật”, “Nguyên đán”, “Nguyên thần”, “Tuế đầu”, “Niên tiết”, v.v… “Quá xuân tiết” (Ăn tết), người Trung Quốc thường gọi là “Quá niên” hoặc “Quá đại niên”.

Khi mới xuất hiện tên gọi của nó có một số khác biệt với ngày nay. Thời Nghiêu Thuấn gọi là “Tải”, thời nhà Hạ gọi là “Tuế”, thời nhà Thương gọi là “Tự”. Mãi đến thời nhà Chu mới gọi là “Niên”. “Niên” là khái niệm thời gian, liên quan trực tiếp với nghề nông và lịch pháp. Đó cũng là sự tổng kết của người xưa đối với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng và sự đổi thay của mùa màng.

Tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc có nguồn gốc từ phong tục “Tế lễ tháng chạp” (lạp tế) từ thời thượng cổ. Đến nay đã có lịch sử phát triển hơn 4000 năm. Ngay từ thời kỳ vua Nghiêu, vua Thuấn, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện hoạt động “Lạp tế”.

“Lạp tế” tức là hoạt động tế lễ bách thần diễn ra vào tháng cuối cùng trong năm (lạp nguyệt). Mục đích nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ cho mọi người được no đủ, mùa màng bội thu. Nghi thức tế lễ này vô cùng trang trọng.

Bởi thế, người ta phải đi săn (đả liệp), nhằm kiếm thịt thú rừng tươi, có mùi vị thơm ngon để làm tế phẩm. Thời cổ, chữ “liệp” đồng nghĩa với chữ “lạp”. Bởi vậy “Lạp tế” còn có ý nghĩa là hoạt động “săn bắt, tế tự”.

Thời gian ăn Tết đón năm mới

Tương truyền việc ăn tết đầu năm đã có từ khoảng 4000 năm trước, vào thời vua Thuấn. Ngày vua Thuấn lên ngôi, ông dẫn mọi người cùng tế bái trời đất. Sau này nhân dân lấy ngày ấy làm ngày đầu năm.

Tháng có ngày đầu năm gọi là Nguyên nguyệt 元月 ( yuán yuè ). Ngày đầu của tháng ấy gọi là Nguyên đán 元旦 (yuán dàn). Tuy nhiên sau này tên gọi Nguyên đán chính thức được sử dụng để chỉ ngày 1 tháng 1 dương lịch chứ không để chỉ Tết âm lịch nữa.

Thời gian tổ chức Tết âm lịch không phải thời đại nào cũng giống nhau: nhà Hạ tổ chức vào tháng Giêng. Nhà Thương lại tổ chức vào tháng Chạp. Nhà Tần thì lấy tháng Mười làm tháng Giêng. Thời kỳ đầu nhà Hán vẫn còn dùng lịch của Tần. Đến đời Hán Vũ Đế Lưu Triệt chính thức tính ngày đầu năm là vào ngày đầu tiên của tháng Giêng, gọi là “tuế thủ”.

Tần Thủy Hoàng lại lấy tháng 10 làm tháng Giêng. Đến thời Hán vẫn dùng theo lịch nhà Tần, nhưng sau đó Hán Vũ đế Lưu Triệt cảm thấy cách ghi lịch quá rối loạn nên bèn ban bố tân pháp, quy định lấy tháng Giêng âm lịch là tháng đầu trong năm, lấy ngày 1 tháng Giêng là ngày đầu tiên của một năm, tức ngày “Nguyên đán” .

Từ đó, thời gian của tết Nguyên đán cổ truyền mới chính thức được cố định. Như vậy, cách tính niên đại theo lịch nhà Hạ được người Trung Quốc dùng suốt từ thời Hán đến mãi những năm cuối cùng của triều Thanh.

Chuẩn bị đón năm mới trong văn hóa truyền thống

Dọn vệ sinh: “Vào ngày hai mươi bốn tháng mười hai âm lịch, quét bụi nhà cửa”. Theo ghi chép trong “Lã Thị Xuân Thu”, tục quét bụi vào Tết Nguyên đán xuất hiện vào thời Nghiêu và Thuấn.

Theo cách lý giải của dân gian: vì 「塵」Trần nghĩa là “bụi” và “「陳」Chen” nghĩa là bài trí, sắp đặt là đồng âm, nên việc quét bụi trong ngày tết có hàm ý là “Trừ trần bố tân”. Tục này thể hiện mong muốn của con người là phá bỏ cái cũ và xây dựng cái mới.

Treo tranh Tết, câu đối Tết, đèn lồng và pháo: Dán tranh tết và câu đối hai bên cửa khởi nguồn từ việc dán môn thần. Tranh tết xuất hiện rất sớm từ thời kỳ vua Nghiêu và Thuấn.

Câu dối tết
Treo câu đối Tết là nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền. (Ảnh: phamkhoi)

Câu đối tết còn được gọi là Môn Đối, Xuân Thiếp, Đối Liên,… Câu đối Tết có khởi nguồn từ đào phù. Tức là tấm bùa bằng gỗ cây đào. Đào phù bắt đầu từ thời nhà Chu, là hai tấm gỗ đào hình chữ nhật treo hai bên cửa. Ngày mùng 1 Tết, treo đào phù ở cửa, có thể khiến trăm loài quỷ đều sợ hãi tránh xa.

Đến thời Ngũ Đại, trong cung đình nhà Tây Hán bắt đầu viết câu đối lên đào phù. Từ đời Tống trở đi, trong dân gian đã phổ biến tục treo câu đối Tết. Các công sở quan phủ, nha môn, các quan đứng đầu đã bắt đầu tự soạn viết câu đối Tết để biểu lộ nguyên tắc, tiết tháo, phong cách làm quan của mình.

Gia đình đoàn viên ăn món truyền thống đón giao thừa

Đón giao thừa là một trong những hoạt động quan trọng để đón năm mới.
Đón giao thừa là một trong những hoạt động quan trọng để đón năm mới. (Ảnh: vn.theasianparent)

Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Thời điểm này cũng được gọi là Trừ tịch hay đêm đoàn viên. Vào đêm giao thừa các gia đình sẽ quây quần cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Ăn các món làm từ cá cũng là một trong những phong tục truyền thống của người Hoa. Trong tiếng Trung là cá “yú”, cách phát âm của nó nghe tương tự như từ thịnh vượng hoặc dư thừa. Vì vậy, cá tượng trưng cho sự thịnh vượng. Cá nên là món cuối cùng của lễ hội đêm giao thừa và nó nên để lại một thức ăn thừa cho bữa ăn tiếp theo. Đây là nói có thặng dư năm này qua năm khác.

Sủi cảo (饺子) được coi là may mắn vì hình dáng bánh trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Việc ăn món ăn này cũng rất cầu kì, phải theo các bước tuần tự như nghi thức đã có từ lâu đời. Bát thứ nhất là để thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng tôn kính cha ông quá cố. Bát thứ hai là để cúng thần thánh trong dân gian (ví như ông Táo). Đến bát thứ ba, cả gia đình mới bắt đầu ăn.

Theo tục lệ, người Trung Quốc khi ăn sủi cảo chỉ ăn số chẵn, không ăn số lẻ. Điều này ngụ ý năm nào của cải cũng dư thừa, gia đình thịnh vượng.

Kính bái Thần Phật và chúc tết cha mẹ

Năm mới
Thời khắc chuyển sang năm mới rước tiên cúng bái Thần Phật, sau đó cúng tổ tiên. (Ảnh: tintuc360)

Năm mới là thời điểm bận rộn của các ngôi chùa tại Trung Quốc và các nước Châu Á. Những người tín ngưỡng Thần Phật thường đến chùa thắp hương bái Phật vào ngày mùng 3 Tết cầu mong gia đình bình an. Nhiều ngôi chùa lớn sẽ tổ chức các hoạt động lễ hội vào thời gian này. 

Sau khi tiếng chuông báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, nhà nhà vui vẻ chào đón năm mới, người già, trẻ nhỏ cùng mặc áo mới. Trước tiên cúng bái Thần Phật, sau đó cúng tổ tiên. Chúc trưởng bối trường thọ, an khang…. 

Những điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới

Tết nguyên đán
Ngày mùng 1 Tết kiêng kị một số điều theo quan niệm truyền thống đem lại sự may mắn. (Ảnh: Lovepik.)

 Tránh làm vỡ đồ đạc: Theo quan niệm truyền thống, đập vỡ đồ đạc sẽ làm tiêu hao tài vận. Nếu không may làm vỡ đồ đạc, cần dùng giấy màu đỏ gói vào. Sau đó nói câu mang ý nghĩa cát tường đồng âm trong tiếng trung như “Tuế tuế bình an”.

Tránh nấu cơm mới: Ngày đầu tiên của ngày đón năm mới, phải ăn những thức ăn lưu lại từ đêm giao thừa. Điều này ngụ ý thức ăn năm ngoái ăn không hết, còn dư thừa.. 

Tránh ngủ nướng: Người xưa dạy “kỵ ngủ ngày” chính là khuyên bảo mọi người không nên lười biếng.

Tránh giặt đồ: Người xưa cho rằng, không nên giặt quần áo vào mùng 1 và mùng 2. Tương truyền, ngày này là sinh nhật của Thủy thần, không nên giặt quần áo.

Kỵ tắm, gội vào buổi sáng sớm: Quan niệm Truyền thống cho rằng, tắm, gội đầu vào sáng sớm ngày mùng một Tết sẽ cuốn trôi của cải, tài lộc.

Tránh gọi tên đầy đủ của mọi người trong nhà và thúc giục mọi người dậy: Văn hóa dân gian xưa quan niệm, nếu bị gọi tên họ đầy đủ và thúc giục thức dậy vào ngày đầu tiên của năm. Cả năm sẽ bị người khác thúc giục. 

Tránh vẩy nước, quét nhà và vớt rác: Quan niệm truyền thống cho rằng, nhà nào cũng có phúc khí và tài khí. Nếu vẩy nước, quét nhà, đổ rác vào ngày đầu tiên của năm mới nghĩa là sẽ xua đuổi Thần tài, của cải và tài phú sẽ bị cuốn trôi.

Theo Chinese.efreenews

x