Văn hóa truyền thống

Chữ ‘Hiếu’ – Câu chuyện “cõng mẹ trên lưng”

19/07/21, 08:01
chữ Hiếu
Từ xưa đến nay, “trung, hiếu, lễ nghĩa” luôn được coi là những phẩm cách cao quý trong truyền thống của con người. Trong đó, chữ “Hiếu” đứng vị trí hàng đầu (luatnhanqua).

Chữ hiếu vốn không còn xa lạ với mọi người. Đây là một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống. Người xưa giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên” nghĩa là: Trăm điều thiện chữ hiếu là hàng đầu. “Hiếu kinh” cũng viết: “Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất và là đạo hạnh của con người”.

Câu chuyện về “Người con trai hiếu thảo”

Thấy sét đánh “cõng mẹ trên lưng”

Vương Mãn Ý là người con nổi tiếng hiếu thảo trong vùng. Là đội trưởng sản xuất nhưng ông hiền như cục đất. Ai nói xấu hay trêu đùa đều mỉm cười chưa hề tức giận với ai. Nhà ai có việc gì, không cần họ nhờ vả ông cũng tự nguyện tới giúp một cách nhiệt tình. Tất cả mọi thứ của ông dường như hoàn hảo, chỉ là đã ngoài bốn mươi tuổi vẫn chưa có con nối dõi.

Ngày nọ, trong thôn có cơn giông lớn, sấm sét dữ dội vang trời phía nhà ông Vương. Sau đó mọi người hay tin đội trưởng bị sét đánh chết trong nhà. Kì lạ hơn khi đó ông ta đang cõng mẹ trên lưng nhưng mẹ ông lại bình an vô sự.

Người chỉ cần lấy hiếu làm đầu, cả đời cầu gì được nấy, tâm tướng ngày càng xinh đẹp hài hòa, phúc khí đầy đủ, may mắn không cầu cũng tự khắc đến

Thái độ gay gắt của người mẹ trước cái chết của con trai

Khi mọi người đang cảm thấy tội nghiệp người con trai hiếu thảo. Câu nói của mẹ đội trưởng Vương khiến mọi người giật mình như sét đánh ngang tai “Đánh hay lắm, chết là đáng lắm”.

Mọi người không ngừng trách cứ bà lão, cho rằng “Hổ dữ không nỡ ăn thịt con” sao người mẹ này lại không chút thương xót con trai như vậy. Người con chu cấp cho bà mọi thứ từ cái ăn cái mặc, ăn cơm xong còn tự mang lên mời mẹ. Mỗi dịp lễ tết còn mặc quần áo mới và cõng bà ra ngoài đi dạo. Có lẽ sét định đánh chính bà lão nhưng người con trai cõng mẹ nên chịu thay mẹ.

Khi hay tin, người mẹ già của đội trưởng Vương chỉ thở dài mà nói: “Dựa vào nó à? Nếu không có cô con dâu này thì tôi đã chết từ lâu rồi”. Mọi người cố tìm hiểu lý do. Tuy nhiên cô con dâu chỉ im lặng, nước mắt lăn dài trên má không nói lời nào. Ba năm sau, người mẹ qua đời và cô con dâu cũng bỏ làng đi nơi khác.

Bất hiếu với song thân sẽ bị sét đánh chết

Ngày nọ một người trong thôn nhận được một lá thư của cô. Nội dung thư cô kể lại đại ý rằng: Thực ra tất cả đội trưởng Vương không phải là người hiếu thảo như mọi người vẫn nghĩ. Vì vợ không sinh được, ông ta ra ngoài tìm người phụ nữ khác và đã có con với người ta.

Càng lớn chúng ta sẽ càng thấm một điều, chỉ có cha mẹ mới yêu thương ta vô điều kiện, và chỉ có nơi nào có cha mẹ, nơi đó mới là nhà
Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể (ảnh: tinhhoa)

Về nhà nhìn thấy người vợ cả động chút là thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Nếu không nhờ mẹ chồng thương yêu, che chở có lẽ cô đã bị đuổi khỏi nhà từ lâu. Vì bà lão phản đối việc ông ta đưa mẹ con cô kia về. Ông ta liền bỏ đói bà lão, chỉ cho ăn chút cơm thừa canh cặn. Bà lão định đi nói cho mọi người thì ông ta dọa sẽ đánh đập.

Quần áo cũng chỉ là một bộ mặc từ năm này qua năm khác. Mỗi dịp tết đến hắn lại lôi bộ quần áo mới trong tủ ra mặc cho mẹ và cõng đi khắp làng. Sau đó về bắt bà cởi ra và cất vào tủ. Tiền bạc ông ta đều cung cấp cho mẹ con người phụ nữ kia nên hai mẹ con cô không bao giờ có quần áo mới. Hắn còn cho rằng, không có con thì không đáng được mua.

Trước đó, ông ta từng nghe mọi người nói nếu bất hiếu với song thân sẽ bị sét đánh chết. Nên khi sấm chớp nổi lên, sợ sét đánh chết ông ta liền cõng mẹ trên lưng. Ông ta hy vọng bà lão có thể che chắn cho ông ta nhưng tiếc rằng không được.

Biểu hiện thông thường của chữ Hiếu

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn báo hiếu mà cha mẹ không còn
Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn (ảnh Pinterest)

Bậc làm cha mẹ, thương yêu chăm lo cho con vừa là bản tính vừa là nghĩa vụ. Đạo làm con hiếu kính với cha mẹ là trách nghiệm, cũng là đạo lý làm người cần có. Người không hiếu thuận với cha mẹ sẽ không thể thực sự yêu thương người khác. Người đó càng không để ý tới thịnh suy, an nguy của xã hội.

Có rất nhiều loại Hiếu: thường xuyên về thăm cha mẹ cũng là một loại “Hiếu”; ở bên cạnh chăm sóc làm cha mẹ được sống vui vẻ cũng là một loại “Hiếu”; làm việc chăm chỉ, tiết kiệm và kiếm ra tiền để cha mẹ có đầy đủ cơm ăn áo mặc, sống được sung túc cũng là một loại “Hiếu”.

Thậm chí làm quan chức hoặc trở nên giàu có để rạng ranh tổ tông cũng là “Hiếu”. Đại đa số chúng ta chỉ giới hạn lý giải về “chữ Hiếu” trong mức độ này mà không thể suy nghĩ sâu xa hơn đến hàm nghĩa của nó.

Lý giải hàm nghĩa của chữ Hiếu

Theo chiết tự tiếng Trung, chữ Hiếu “孝” bắt nguồn từ hình ảnh người con cõng mẹ đi trên đường tức là hiếu thuận. Chữ này bao gồm hai phần: Phần nửa trên là chữ lão 老 tức là người bề trên. Phần phía dưới là chữ Tử 子 nghĩa là con cái được so sánh với mối quan hệ thân thiết giữa bậc trưởng lão và con cháu.

Đạo làm con phải luôn hiếu kính, tôn trọng bậc sinh thành. Hơn nữa phải biết phụng dưỡng, chăm lo cho cha mẹ. Trong quan niệm văn hóa truyền thống, luôn hy vọng nuôi con để được chăm sóc khi tuổi già. Đồng thời, hy vọng con cái có thể là chỗ dựa vật chất và tinh thần. Bậc làm con phải chủ động báo đáp ơn nghĩa sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ.

Lại có người nhận định, chữ “Hiếu 孝” do chữ thổ 土 nghĩa là Đất, nét sổ xiên từ phải sang trái và chữ Tử 子 nghĩa là con. Tức là đứa con chịu nằm xuống đất và để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con có hiếu.

Dù lý giải theo cách nào cũng đều dễ dàng nhận thấy, chữ Hiếu là phạm trù đạo đức trong văn hóa truyền thống, thể hiện quy tắc ứng xử hết lòng thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.

Các cấp độ tầng thứ của chữ Hiếu

Một người con bất hiếu, sẽ mãi mãi là không thể làm trọn chữ nhân được, dù có làm bao nhiêu điều tốt đẹp cho thiên hạ
Ở thời đại nào, con người vẫn đề cao sự hiếu kính và báo đáp công ơn nuôi dưỡng của các đấng sinh thành ( ảnh: vov.vn)

Trên thực tế, chữ Hiếu có phân chia cấp độ. Năm xưa khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp, ông nói hiếu thuận với cha mẹ có ba cấp độ: Để cha mẹ sống không thiếu thốn thứ gì khi già yếu là cấp độ sơ phẩm của Hiếu. Để cha mẹ tổ tông có được vinh quang, hãnh diện là cấp trung phẩm của chữ Hiếu. Dẫn dắt cha mẹ đi theo tín ngưỡng có đạo đức, có từ bi, có tôn giáo; sau khi trăm tuổi có một nơi tốt đẹp để đến là cấp độ thượng phẩm của chữ Hiếu.

Khổng Tử giảng “Tứ thập bất hoặc” 40 tuổi là độ tuổi dùng điều bất biến để ứng vạn biến. Đây là độ tuổi có thể nhìn thấu vạn vật trên thế gian, cũng là độ tuổi trưởng thành. “Bất hoặc” tức là tỉnh táo, là minh bạch về bản thân, về người khác và về thế giới. Lúc này trong tâm cần có một sức mạnh điềm nhiên khi ứng phó với thế giới bên ngoài.

Người xưa đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng. Một số vị vua có lòng hiếu thảo cảm động trời xanh như Vua Thuấn, Hán Văn Đế, Khang Hy… Đạo hiếu và tấm gương về lòng hiếu thảo của họ vẫn là bài học giá trị cho chúng ta ngày nay học tập noi theo.

x