Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Chịu nhiều oan uổng, muốn tu trả nghiệp nhưng biết tìm minh sư nơi đâu?

03/03/23, 17:25
Chịu nhiều oan uổng, muốn tu trả nghiệp nhưng biết tìm minh sư nơi đâu?
Muốn tu luyện, nhưng biết tìm minh sư nơi đâu? (ảnh minh họa tổng hợp)

Cô Cảnh hay phải chịu cảnh oan uổng, nhiều lúc chỉ biết khóc. Cô nghĩ phải tu tập để trả bớt nghiệp, nhưng tìm minh sư thật là gian nan.

Bị người khác dàn cảnh hãm hại

Thời trẻ cô Vũ Thị Cảnh (sinh năm 1960, hiện ở TP. Bắc Ninh) hay bị người ta đổ oan, đang yên đang lành mà tai họa không biết từ đâu cứ thế ập đến. Cô nhớ như in năm 17 tuổi, khi cô đi học tại trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương. Cô ở chung trong phòng tập thể với nhiều sinh viên khác. Thời đó khó khăn nên cũng không có đồ đạc gì giá trị, cô chỉ có một chiếc vali đựng ít quần áo, vậy nên cứ mở để đấy chứ không khóa.

Một ngày nọ, khi cô vừa đi học về thì đột nhiên có mấy người xúm lại nói rằng cô ăn trộm đồ lót của người khác, họ nói là tìm thấy đồ bị mất ở trong vali của cô. Cô nói không phải mình lấy nhưng không ai tin, cô ấm ức khóc mà không biết phải làm sao.

Sau đó các bạn báo cáo nhà trường để lập hội đồng kỷ luật cô. Trong buổi làm việc hôm đó, mọi người dồn vào ép cô phải nhận là đã ăn trộm đồ, cô cương quyết nói không lấy. Vậy là nhà trường đã ra quyết định đuổi học cô.

Mang nỗi hàm oan trở về nhà, mới bước vào đời đã phải chịu cảnh oan uổng như thế, thật là một cú sốc lớn! Người nhà nói cô là nếu bị oan thì phải kiện, chứ không thể chấp nhận như vậy được. Người nhà cô đã làm đơn khiếu nại gửi lên Bộ Giáo dục, và Ban Thanh tra Bộ Giáo dục đã đi điều tra vụ việc của cô.

Sau khi điều tra thì mới phát hiện rằng, thì ra là có người vì muốn cho người quen vào trường học, nên đã dàn dựng cảnh ăn trộm đồ để tìm cách đuổi cô Cảnh. Thế là cô Cảnh được minh oan và tiếp tục trở lại trường để học.

Không riêng chuyện này, về sau cô còn chịu nhiều điều oan uổng mà không sao giải thích được. Cô tự hỏi: “Tại sao mình sống tốt mà cứ hay bị người ta đổ oan?”. Cô mang niềm tâm sự này chia sẻ với sư thầy ở chùa thì được khuyên là phải tu, sư nói cô kiếp trước làm nhiều điều sai trái nên kiếp này phải tu để trả nghiệp.

Oan uổng là gì; Oan uổng có nghĩa là gì; Bị oan uổng là gì; Từ oan uổng có nghĩa là gì
Sư thầy khuyên cô tu để trả nghiệp (ảnh minh họa Adobestock)

Cô nghe theo, cũng thỉnh ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát về thờ, hàng ngày tụng kinh. Cô cũng đọc nhiều sách bên nhà Phật để xem có Pháp môn nào phù hợp thì tu theo, nhưng tìm hiểu nhiều năm mà vẫn chưa thấy. 

Cô đọc sách và có nhiều thắc mắc, ví dụ như có kiếp này kiếp trước, vậy con người sinh ra từ đâu? Hoặc như cô đọc thấy nói Thần tạo ra con người, vậy ai là người tạo ra Thần? Thần từ đâu đến? Cô hỏi sư thầy trong chùa mà sư cũng không thể trả lời được.

Tìm thấy minh sư

Từ nhỏ ông nội (giáo viên dạy tiếng Pháp, giỏi Hán học) thường nói cô có căn tu, hoặc vào chùa các sư cũng nói cô có số đi tu. Sau này những lúc bất bình với cuộc sống, thấy cuộc đời này không có ý nghĩa, cô cũng muốn đi tu; nhưng khi vào chùa thấy các sư vẫn tham sân si đầy mình, cô thấy môi trường trong đó cũng không an tĩnh gì, do đó cô lại thôi.

Cứ như vậy, phải chờ đến năm 2015 cô mới tìm được vị minh sư của mình. Cô chơi thân với cô Tâm hàng xóm là biên tập viên báo chí, vì cô Cảnh cũng là giáo viên dạy văn, nên cả hai thường trao đổi về sách vở với nhau. Một ngày nọ, cô Tâm bỗng mang đến cho cô Cảnh mượn cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp) và nói cô đọc, chứ không nói gì thêm.    

Chịu nhiều oan uổng, muốn tu trả nghiệp nhưng biết tìm minh sư nơi đâu?
Sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Facebook)

Cô Cảnh đọc xong thì thực sự thán phục Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp), cô nói: “Sư phụ Lý Hồng Chí đúng là người ‘trên thông thiên văn, dưới tường địa lý’”. Những câu hỏi, những thắc mắc trong cuộc đời mà từ trước tới nay cô dày công đi tìm không có lời giải thì nay được triển hiện trong từng trang sách. 

Đọc sách nhiều lần hơn nữa thì cô mới hiểu ra Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là một môn tu luyện của Phật gia, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Cô cảm thấy đây mới chính là Pháp môn mà cô cần, Sư phụ Lý Hồng Chí chính là vị minh sư mà cô hằng tìm kiếm.

Cả thân và tâm đều được cải biến   

Khi biết trên mạng có đầy đủ các Kinh sách của Pháp môn và hướng dẫn tập 5 bài công pháp, cô mở ra và tập theo luôn. Vừa tập các động tác đầu tiên cô đã cảm nhận được có một luồng nhiệt chạy khắp người và vô số các vòng tròn (Pháp Luân) xoay quanh các vị trí của thân thể (giống như mô tả ở trong sách).

Trước đây cô Cảnh có khá nhiều bệnh, như đau dạ dày, đại tràng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống rất nặng (thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng), đi lại rất khó khăn; cô đi dạy mà hôm nào cặp chỉ hơi nặng một chút là phải nhờ người khác xách hộ, lên lầu thì cô phải vịn cầu thang bước đi. Trong một lần bị tai nạn, cô bị trượt đốt sống L3 và đốt sống ấy bị lõm hẳn xuống. Vì thế năm 2011 cô phải xin nghỉ hưu sớm để đi Hà Nội khám chữa bệnh.

Vậy mà chỉ một thời gian ngắn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các bệnh tật của cô đã không cánh mà bay. Tâm thái của cô luôn vui vẻ, thân thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Cô cảm thấy mình chẳng còn bệnh tật nào cả. Đã 8 năm trôi qua cô không hề phải dùng đến 1 viên thuốc nào!

Chịu nhiều oan uổng, muốn tu trả nghiệp nhưng biết tìm minh sư nơi đâu?
Cô Cảnh luyện công chung cùng các học viên Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Trước cô nóng tính và hay nói nhiều, gặp chuyện trái ý là rất dễ nổi giận; hoặc nếu có nhẫn được thì vẫn ấm ức trong lòng. Nhưng từ khi tu Đại Pháp thì cô đã có thể coi nhẹ được tâm nóng giận này, gặp chuyện gì cô cũng đều nhớ đến Chân Thiện Nhẫn; giờ cô không những nhẫn được ở bề mặt mà còn nhẫn được cả ở trong tâm.

Chồng và con gái cô cũng bước vào tu luyện

Thấy cô thay đổi, chuyển biến tốt và nhanh như thế thì chú Quyết (chồng cô) cũng bước vào tu luyện. Trước chú bị rối loạn tiền đình, dạ dày, đại tràng, tiền liệt tuyến; hai mắt đều bị viêm đáy mắt, khiến thị lực giảm nghiêm trọng, một mắt 2/10, một mắt 4/10, đọc chữ rất khó khăn! Nhưng chỉ sau 1 năm tu luyện thì thị lực của chú đã được cải thiện rất nhiều, một mắt 2/10 lên 8/10, còn mắt 4/10 thì nay đã lên 9/10, chú đọc chữ rất dễ dàng; các bệnh khác cũng dần dần biến mất lúc nào không hay. Chú tăng cân trở lại và trẻ ra đến cả chục tuổi.

Cô con gái đầu của cô (làm phiên dịch tiếng Hàn cho công ty Sam Sung) sinh được một đứa cháu trai nhưng không may bị chậm phát triển. Vì việc này mà con gái cô trở nên buồn bã, cơ thể gầy yếu, hay bị ốm đau. Nhưng sau khi bước vào tu luyện cùng với cô thì khỏe mạnh và trẻ ra nhiều, cũng không còn những suy nghĩ tiêu cực nữa. Con gái cô cũng hay đọc sách Chuyển Pháp Luân cho con nghe và cháu cũng có rất nhiều tiến bộ.  

Cô Cảnh chia sẻ: “Điều may mắn nhất trong cuộc đời của tôi là được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hoàn cảnh gia đình tôi đã thay đổi căn bản, cả nhà đều khỏe mạnh. Không khí gia đình rất vui vẻ”.

Cô và chú đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh nhân vật cung cấp)

Có người nói “Minh sư như đèn sáng”, cô Cảnh cảm thấy Sư phụ Lý đã ban cho cô cuộc đời thứ 2 và dẫn dắt cô bước đi trên một con đường mới đầy tươi sáng. Vậy nên cô cũng muốn chia sẻ điều tốt đẹp này đến với mọi người.

Những ai muốn tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp có thể liên lạc với cô qua số điện thoại 0392 618 986, cô sẵn sàng hỗ trợ. Hoặc bạn đọc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.

x