Thần y Tôn Tư Mạc khắc cuốn “Thiên Kim Yếu Phương” – chứa những phương thuốc cứu người lên một tấm bia đá, để truyền lại cho hậu thế. Một người muốn sở hữu “bí kíp” cho riêng mình đã phá hủy tấm bia đá đó, về sau phải chịu quả báo sét đánh.
Tôn Tư Mạc là y học gia nổi tiếng thời nhà Đường. Ông được tôn là Dược Vương, được phong là Thần y, cũng là một người tu luyện.
Thời cổ đại có rất nhiều người tu luyện, hầu như các ngành các nghề đều ở trong trạng thái tu luyện. Thời hiện đại ngày nay không còn nữa. Người tu luyện trở thành số ít, người không tín Thần Phật ngày càng nhiều.
Nội dung chính
Tôn Tư Mạc được trao sách quý tại long cung
Trong “Liệt Tiên Toàn Truyện” có ghi chép câu chuyện liên quan đến vị Thần y này. Tôn Tư Mạc là người Hoa Nguyên, từ nhỏ thông minh hơn người. Lên 7 tuổi, mỗi ngày ông có thể đọc thuộc lòng một ngàn câu trong sách, nên được người đời tôn là “Thánh đồng”. Năm 20 tuổi, ông có thể ung dung đĩnh đạc bàn luận về học thuyết của Lão Tử, Trang Tử.
Thời Chu Tuyên Đế, bởi thời cuộc rối ren, ông ẩn cư trong núi Thái Bạch học đạo, luyện khí dưỡng thần, thông suốt lý luận thiên văn, tinh thông y dược, âm thầm làm không ít việc thiện.
Tôn Tư Mạc đã cứu mạng con trai của Long Vương
Lần nọ ông nhìn thấy một con rắn nhỏ bị chú bé chăn trâu dẫm đạp trọng thương, chảy máu. Ông liền cởi y phục trao đổi với cậu mục đồng để cứu con vật. Sau đó, đắp thuốc lên chỗ bị thương và thả vào bụi cỏ.
Mười ngày sau, khi đang đi ngoài đường có một thiếu niên khôi ngô tuấn tú mặc quần áo trắng cưỡi ngựa chạy tới. Người thiếu niên xuống ngựa bái tạ ông và nói: “Tạ ơn ngài cứu đệ đệ của ta!”. Ông rất ngạc nhiên không hiểu người thanh niên này có ý gì. Chàng trai nhiệt tình mời ông đến nhà làm khách.
Chàng trai nhường ngựa cho ông cưỡi, còn mình thì dắt ngựa. Hai chân của chàng bước nhanh tựa như bay bổng giữa trời. Trong nháy mắt đã đến một thành quách, bên trong cây lá xanh tươi, phòng ốc vàng son lộng lẫy, tràn đầy khí phách vương gia.
Chàng trai mời ông vào nhà. Trong nhà có một người mặc y phục màu đỏ, đầu đội mũ quan, có rất nhiều người hầu theo sau, vẻ mặt tươi cười chạy ra nghênh đón. Vị này liên tục nói lời cảm tạ và nói: “Nhận được trọng ân của ngài, cho nên tôi cố ý phái nhi tử mời ngài đến đây”.
Được trả ơn bằng sách quý
Người này quay đầu chỉ vào một cậu bé mặc y phục màu xanh và nói: “Mấy ngày trước, nó một mình ra ngoài, bị mục đồng đánh trọng thương; may nhờ ngài dùng y phục chuộc cứu mới có ngày hôm nay”, rồi bảo cậu bái tạ.
Lúc này ông mới nhớ vài ngày trước đó có từng cứu một con rắn nhỏ. Ông hỏi người bên cạnh đây là nơi nào, người đó trả lời: “Đây là Kinh Dương thủy phủ”. Thì ra được ông cứu không phải là “con rắn nhỏ”, mà chính là con trai của Long Vương.
Long Vương cho người chuẩn bị yến tiệc thiết đãi. Thoáng chốc đã 3 ngày, ông xin phép trở về. Long Vương tặng ông rất nhiều châu báu, gấm lụa, nhưng ông kiên quyết không chịu nhận.
Long Vương hạ lệnh cho con lấy ra 30 phương thuốc của Long cung tặng ông và nói: “Những phương thuốc này có thể giúp ngài tế thế cứu người”. Rồi sắp đặt người ngựa đưa ông về nhà.
Sau khi trở về nhà, ông sử dụng và phát hiện chúng quả thực rất linh nghiệm. Những phương thuốc này là do ông vứt bỏ “Thiên kim” (nghìn vàng) mà có được, nên đặt tên là “Thiên kim phương” (hay còn gọi là “Thiên Kim Yếu Phương”). Ông khắc những phương thuốc này lên một tấm bia đá để truyền lại lâu dài cho hậu thế.
Thiện ác hữu báo khi phá hủy tấm bia đá
Sau khi Tôn Tư Mạc qua đời, có một người vì tư tâm muốn độc chiếm phương thuốc với hy vọng đó là bản quyền tri thức của mình nên cố ý phá hoại đập nát tấm bia đá.
Hiện thế hiện báo đến tới rất nhanh. Một ngày nọ, đang đi trên đường người này đột nhiên bị sét đánh chết.
Khắc cuốn Thiên Kim Phương lên tấm bia đá được công đức
Những phương thuốc này sau đó lại rơi vào tay một người khác. Người này biết đây là những bài thuốc có giá trị nên truyền lại cho hậu thế. Người đó lại thu thập đầy đủ và khắc lên tấm bia đá, hy vọng tạo phúc giúp đỡ mọi người.
Ngày nọ, ông đột nhiên ngủ mơ thấy Dược vương Tôn Tư Mạc xuất hiện và nói với mình: “Trong mệnh ông vốn không có con trai, nay vì ông có công đức khắc cuốn Thiên Kim Phương” nên Thần Phật đã an bài cho ông một người con trai, sau này sẽ hiển vinh làm rạng danh tổ tông“.
Quả nhiên, không lâu sau người này có con trai, sau đó thi đỗ làm quan to.
Nghiệp lực của con người ngoài bản thân tạo ra còn một bộ phận do tổ tiên truyền lại. Phúc đức cũng như vậy, truyền từ tổ tiên cho con cháu. Người khắc bia đá trên vì làm việc thiện khi lưu lại phương thuốc hay cho hậu thế mà con trai đắc phúc báo.
Làm người không nên làm những việc thất đức, tổn đức; bởi tất cả đều có báo ứng, trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu.
Tấm bia đá chứa đựng những phương thức cứu người, vô cùng trân quý. Người phá hủy tấm bia đá bị báo ứng sét đánh là vì nguyên nhân ấy.
Theo Vision Times
Xem thêm: