Tìm hiểu Pháp Luân Công

Cái gốc của tu luyện là ở tâm mỗi người

03/05/23, 08:01
Cái gốc của tu luyện là ở tâm mỗi người chứ không phải ở hình thức bên ngoài
Ông Khâu Ngạn Bác, một kỹ sư xây dựng đến từ Đài Loan sống ở Hoa Kỳ (Ảnh: Long Phương - Epochtimes).

Mặc dù nhiều người không theo tôn giáo nào nhưng họ đang tu luyện bởi cái gốc của tu luyện là ở tâm mỗi người chứ không phải ở hình thức bên ngoài.

Khâu Ngạn Bác là kỹ sư xây dựng tại Hoa Kỳ, ông đã làm việc và sinh sống tại Mỹ hơn 20 năm nhưng năm nào ông cũng về Đài Loan thăm người thân. Gần đây, khi trở lại Đài Loan, theo lời giới thiệu của một người bạn, ông đã có cơ hội đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được xuất bản vào đầu năm nay. Điều này đã gây ấn tượng sâu sắc với ông.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Khâu Ngạn Bác hy vọng bài viết sẽ được phổ biến rộng rãi để mọi người từ nhiều quốc gia hơn và thuộc mọi tầng lớp xã hội có cơ hội được đọc.

Bài viết cần được phổ biến rộng rãi, mọi dân tộc, mọi tôn giáo đều nên đọc

Khâu Ngạn Bác tự giới thiệu mình cũng là một Phật tử: “Những Phật tử chúng tôi đều biết về quá trình thành – trụ – hoại – diệt mà bài viết nói đến. Đại sư Lý đã nói về nguồn gốc của con người và tích hợp tất cả các tôn giáo vào bài viết của Ngài. Những gì Ngài nói, những người Cơ Đốc giáo cũng sẽ tiếp nhận”.

Ông Khâu Ngạn Bác tin rằng bài viết sẽ đóng một vai trò nhất định trong xã hội ngày nay, khi đạo đức của nhân loại đang xuống dốc: “Tôi không biết bài viết có thể giúp ích cho bao nhiêu người, nhưng chắc chắn sẽ có. Bạn nhất định phải đọc bài viết này”.

“Đầu tiên vẫn cần phải có nhân duyên mới có thể xem được bài viết, nếu hôm nay người có duyên xem được bài viết họ sẽ suy ngẫm rất nhiều, nếu họ có thể hiểu được, sẽ khởi được tác dụng đối với họ”.

Bài viết kêu gọi mọi người nên hướng vào nội tâm và xả bỏ tham sân si
Cái gốc của tu luyện là ở tâm mỗi người chứ không phải ở hình thức bên ngoài (ảnh: internet).

Ông còn nhấn mạnh rằng: “Hãy đọc bài viết rồi bạn sẽ có suy ngẫm, nếu bạn không đọc, bạn sẽ không có suy ngẫm, vì vậy nếu nó đã được dịch sang tiếng Anh, thì tôi nghĩ nên quảng bá càng nhiều càng tốt, mọi người đều có thể đọc được”.

Ông nói: “Trên thế giới này, mọi người đều vì những ý tưởng tôn giáo của riêng mình, và còn có cái gọi là chủ nghĩa dân tộc. Vì điều này, con người bắt đầu chia rẽ, phân biệt anh theo tôn giáo nào và tôi mang quốc tịch nào. Họ đã tin vào Thần, nhưng không có cách nào để sống trong hòa bình, họ chỉ tin vào các vị Thần đại diện của họ, họ không thực sự tin vào Thần, vì vậy đã tạo thành rất nhiều hỗn loạn, thật sự tệ hại”.

“Đại sư Lý cũng giảng rằng, Sáng Thế Chủ đã tạo ra chủng người da đen, chủng người da trắng, chủng người da vàng… nhưng không phải bảo mọi người đi chiến đấu vì màu da đó”. Ông Khâu Ngạn Bác tin rằng bài viết có thể nhắc nhở mọi người buông bỏ định kiến ​​tôn giáo và sắc tộc. “Tôi nghĩ nếu không phân biệt chủng tộc, màu da, thì mọi người sẽ hòa thuận và sống trong hòa bình”.

Bài viết kêu gọi mọi người nên hướng vào nội tâm và xả bỏ tham sân si

Ông Khâu Ngạn Bác nói rằng, đọc bài viết một lần là không đủ: “Sau khi đọc lại, tôi hiểu sâu hơn về những hàm ý trong đó. Tôi tin những gì Đại sư Lý đã nói, Thần không thể vượt qua Tam giới để giúp đỡ con người được. Có rất nhiều thứ là do con người tạo ra, do đó con người phải tự mình gánh chịu. Con người phải chịu những đau khổ này, rồi dùng những đau khổ đó để tu hành”.

Ông còn nói thêm rằng, nếu đọc bài viết này sớm hơn 3 ngày thì có lẽ ông đã tránh được mâu thuẫn với vợ do hiểu lầm: “Nếu đọc bài báo này sớm hơn 3 ngày thì tôi đã không cãi nhau với vợ. Tôi nghĩ mình sẽ không mất bình tĩnh như thế”.

Ông suy ngẫm: “Tôi thấy con người chúng ta có ba điều đáng sợ nhất là tham, sân, si. Riêng tôi, vấn đề hận thù rất khó giải quyết. Hãy tin tôi, tôi cũng cố gắng hết sức để làm người tốt. Tôi cố gắng hết sức để giúp đỡ người khác, nhưng đôi khi tôi vẫn không thể thoát khỏi ba vấn đề tham, sân, si. Tôi đã giảm bớt lòng tham hết mức có thể, nhưng vẫn không có cách nào giải quyết vấn đề sân hận”.

“Sau khi đọc bài viết này, tôi thấy rằng nếu muốn cải biến vẫn phải dựa vào chính mình. Không thể lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác, thấy người khác làm chưa tốt, mà cuối cùng mình cũng chưa làm được tốt”.

Ông Khâu Ngạn Bác cũng thể ngộ được rằng, kì thực cái gốc của tu luyện chính là tu tâm tính: “Nếu tôi biết rằng mình có thể cũng được Thần phái đến, thì mình nên chăm chỉ tu hành, tu hành với vợ, tu hành với con cái, tu hành với gia đình và thậm chí có thể sẽ ảnh hưởng đến bạn bè của mình”.

Cái gốc của tu luyện là ở tâm mỗi người chứ không phải ở hình thức bên ngoài

Ông Khâu Ngạn Bác cảm thấy rằng đạo đức của xã hội loài người ngày nay đã xuống cấp và biến đổi quá nhiều: “Tôi cũng đã ngoài 50. Từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, tôi thấy rằng con người đã thay đổi rất nhiều, trở nên tham lam và ích kỷ hơn. Lúc còn trẻ chúng ta không như vậy, không chỉ là môi trường của chúng ta, môi trường của Đài Loan, mà tôi nghĩ là môi trường chung, và ngay cả môi trường Hoa Kỳ cũng vậy”.

Cái gốc của tu luyện là ở tâm mỗi người chứ không phải ở hình thức bên ngoài
Mọi người nên hướng vào nội tâm và xả bỏ tham sân si (ảnh: Pixabay).

“Tôi làm việc ở Mỹ, nên phần lớn cuộc đời của tôi bây giờ là ở Mỹ. Tôi thấy rằng ngay cả nước Mỹ bây giờ cũng không giống nước Mỹ trước đây, người Mỹ vốn tốt bụng; nhưng bạn sẽ thấy họ đã trở nên ích kỷ hơn, suy nghĩ nhiều hơn về bản thân họ, và chúng ta cũng như vậy”.

“Đọc xong bài viết, tôi nghĩ đến những người bạn của mình, trong đó có những người bạn ở Mỹ. Mặc dù một số người không đi nhà thờ, không tin Phật giáo, không tin Đạo giáo hay các tôn giáo khác; nhưng họ đang tu luyện, họ sẽ chủ động làm tốt việc của mình, thậm chí còn giúp đỡ người khác”.

“Xuất phát điểm của họ là vì tin vào Thần, cũng như chúng ta, xuất phát điểm là tin vào mối quan hệ luân hồi. Họ tự làm tốt và giáo dục cho thế hệ sau. Họ không có bất kỳ ai ước thúc họ, họ không có tôn giáo ước thúc; có lẽ chỉ là đạo lý cơ bản làm người tốt đã ước thúc họ, sau đó họ làm việc tốt, những người này khiến tôi rất ngưỡng mộ”.

Ông Khâu Ngạn Bác nhận ra rằng bài viết của Đại sư Lý đã chỉ ra một Thiên cơ; đó là mọi người nên quay về cội nguồn của thiện lương. Sau khi đọc bài viết, hiểu được cái gốc của tu luyện, trái tim ông bỗng nhiên rộng mở: “Tôi sẽ không còn bị dính mắc vào thiên kiến ​​của chính mình nữa”.

Theo NTD.Net

x