Một gia đình thịnh vượng cần sự đồng lòng của tất cả các thành viên. Trong gia đình, nếu xuất hiện bốn kiểu người sau đây, cần phải nghiêm túc chỉnh sửa để bảo tồn vận thế gia đình.
- 8 điều cần lưu ý khi giao tiếp nơi công sở
- 6 thói quen của người vợ hiện đại đem lại vận khí tốt cho gia đình
- Làm thế nào để quản lý cảm xúc khi đối diện với sự khiêu khích ác ý?
Người xưa từng nói: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích ác chi gia tất hữu dư ương” – gia đình tích đức sẽ nhận phúc, còn tích ác thì tai họa khó tránh. Câu nói không chỉ nhắc nhở về đạo lý làm người mà còn hé lộ sự ảnh hưởng của thói quen và lối sống đến vận khí gia đình. Trong gia đình, nếu xuất hiện bốn kiểu người sau đây, cần phải nghiêm túc chỉnh sửa để bảo toàn hưng vượng.
Nội dung chính
4 kiểu người cần sửa đổi để bảo tồn vận thế gia đình
1. Người phụ nữ không nhu hòa
Cổ nhân dạy: “Nữ nhân bất nhu, bả tài cản tẩu” – người phụ nữ không mềm mại, gia sản khó giữ. Một người phụ nữ với tính cách nóng nảy, mạnh mẽ quá mức; hoặc ngang bướng sẽ khiến gia đình mất đi sự hòa thuận. Không chỉ vậy, khi họ không thể hỗ trợ, sẻ chia trách nhiệm cùng chồng; áp lực gia đình sẽ gia tăng, tài lộc cũng dễ dàng tan biến.
Trong văn hóa Á Đông, phụ nữ đại diện cho tính âm – dịu dàng, khiêm tốn, giống như nước, lặng lẽ nuôi dưỡng muôn loài. Nếu một người phụ nữ biết thể hiện sự nhu hòa, đồng cảm và thấu hiểu; gia đình không chỉ hạnh phúc mà còn vững mạnh hơn. Vì vậy, sự ôn nhu của người phụ nữ chính là yếu tố then chốt giúp gia đình thịnh vượng.
2. Người đàn ông trầm mê
Người ta thường nói: “Nam nhân vô chí, gia đạo bất hưng”. Người đàn ông, với vai trò trụ cột, cần phải có ý chí lớn lao và tinh thần trách nhiệm để dẫn dắt gia đình. Ngược lại, nếu họ sống không mục tiêu, bị cuốn vào những thú vui vô bổ; thì chẳng những bản thân trở nên vô dụng mà còn kéo cả gia đình xuống vực sâu.
Người xưa cảnh báo về “tứ đổ tường” – rượu, sắc, tiền tài và khí giận – những cám dỗ có thể hủy hoại đời người. Một khi bị cuốn vào vòng xoáy này, không chỉ sự nghiệp tiêu tan; mà mối quan hệ gia đình cũng rạn nứt. Làm đàn ông, nhất là khi đã lập gia đình, cần tự nhắc nhở bản thân tránh xa những cám dỗ; bởi một phút yếu lòng có thể trả giá bằng cả đời hối tiếc.
3. Con cái không biết hiếu kính
Câu tục ngữ: “Đường bại xuất nê thu, gia bại xuất mao hầu” – nghĩa là ao nước chứa chạch sẽ không còn cá; gia đình có con hư thì khó mà yên ổn. Một đứa con ngỗ nghịch, không biết kính trên nhường dưới không chỉ gây xáo trộn trong nhà; mà còn làm suy bại vận khí gia đình.
Hiếu kính là cốt lõi của đạo làm người. Từ việc yêu thương cha mẹ mình, lòng hiếu thảo mở rộng đến việc tôn trọng người khác. “Bách thiện hiếu vi tiên” – trong muôn đức tốt, hiếu đứng đầu. Một đứa trẻ không biết trân trọng cha mẹ, về lâu dài, sẽ thiếu đi nhân cách và tình thương cơ bản, kéo theo những hệ lụy tiêu cực cho cả gia đình.
4. Người già không làm gương
Người lớn tuổi trong nhà được ví như ngọn đèn soi sáng; là rường cột đạo đức của cả gia đình. Nhưng nếu người già không giữ đúng lễ nghĩa; cư xử bất cẩn hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân, họ sẽ làm mất đi sự kính trọng từ con cháu, khiến trật tự trong gia đình đảo lộn.
Ngày nay, nhiều người coi trọng danh lợi hơn là đạo đức. Không ít người già thúc ép con cháu chạy theo địa vị xã hội thay vì khuyên dạy chúng sống tử tế, hiền hòa. Khi người già quên đi bổn phận của mình; họ không chỉ gây rối loạn trong nhà mà còn khiến phúc khí gia đình suy giảm.
Một gia đình thịnh vượng cần sự đồng lòng của tất cả thành viên. Nếu mỗi người tự nhận thức và sửa đổi những thiếu sót; gia đình không chỉ tránh được họa mà còn ngày càng phát đạt, hạnh phúc viên mãn.