Văn hóa truyền thống

Bài học cảnh tỉnh từ một đệ tử ngông cuồng coi mình cao hơn Như Lai

08/12/21, 17:49
Bài học cảnh tỉnh từ một đệ tử ngông cuồng coi mình cao hơn Như Lai
Đệ tử loạn Pháp tìm cách hãm hại Đức Phật Thích Ca (ảnh minh họa zhihu)

Một tăng nhân được nhiều người sủng ái nhưng cuối cùng lại bước sang phía phản diện, chống lại Phật Pháp, đây là một bài học cảnh tỉnh cho thế nhân.

Vị tăng có biểu hiện rất tốt trong thời gian đầu

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng có một người tên là Đề Bà Đạt Đa (Trong Kinh Phật cũng có thấy dịch là “Điệu Đạt”, hoặc “Đề Bà Đạt Đâu”, “Địa Bà Đạt Đa”, “Đế Bà Đạt Đa”). Ông là em họ của Đức Phật Thích Ca, cũng là người có thân phận vương tử; thân hình cao lớn, dáng vẻ đường hoàng. Ông cùng xuất gia với nhóm người của A-nan, trở thành đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Người ta kể rằng, khi Đề Bà Đạt Đa gặp Đức Phật để xin xuất gia, ông ta mặc đồ sang trọng lộng lẫy; cưỡi một con voi với đồ trang sức bằng lưới vàng. Hành vi của ông ta dường như là muốn nói với thế nhân rằng: Mọi người đến xem đi, có một vương tử có quyền có thế sắp đi xuất gia rồi! Từ việc này có thể thấy rằng tâm hiển thị của ông rất mạnh mẽ.

Đề Bà Đạt Đa sau khi xuất gia, trong 12 năm đầu tiên có biểu hiện rất tốt. Theo kinh điển Phật giáo có chép lại: “Đề Bà Đạt Đa thông minh học rộng, 12 năm ngồi thiền nhập định, tâm không thay đổi”; “đối với Phật Pháp thì tín kính với tâm thanh tịnh”; “xuất gia làm tỳ kheo, 12 năm thiện tâm tu hành”. Ngoài ra, trong 12 năm tu hành, Đề Bà Đạt Đa còn có được công năng rất mạnh mẽ.

Bài học cảnh tỉnh; Bài học giáo huấn; Cảnh tỉnh là gì
12 năm đầu tiên, Đề Bà Đạt Đa vẫn biểu hiện là người tu hành rất tốt (ảnh minh họa Twitter)

Do được nhiều người sủng ái mà tâm tính dần dần xuống dốc

Đề Bà Đạt Đa được rất nhiều cư sĩ tại gia cũng như các tăng nhân xuất gia ngưỡng mộ, thậm chí là tôn sùng một cách mù quáng: Ví dụ như Xá Lợi Phất, một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, còn từng đặc biệt đến thành Vương Xá để khen ngợi Đề Bà Đạt Đa: “Một người quyền thế xuất gia, thông minh, có Thần lực, dung mạo đoan chính”; “Đại thần thông, đại uy lực”.

Vương tử A Đồ Thế của nước Ma Kiệt Đà, một cư sĩ tại gia rất nổi tiếng, đã ca ngợi Đề Bà Đạt Đa đến mức cuồng nhiệt. Ông đã khen ngợi Đề Bà Đạt Đa là “So với Đức Phật, Đức của Ngài còn lớn hơn nhiều”. Đồng thời mỗi ngày cấp dưỡng cho Đề Bà Đạt Đa và những người theo ông ta 500 nồi thức ăn ngon. Vào thời cổ đại, nếu ai mà được vương tử tôn sùng như vậy, thì với tư cách là các cư sĩ và công dân bình thường, họ cũng sẽ buộc phải ca ngợi Đề Bà Đạt Đa một cách mù quáng.

Đề Bà Đạt Đa đối với danh lợi thế gian vẫn còn chưa buông hết được; vì vậy đối với sự tôn sùng mù quáng của mọi người lại tỏ ra rất cao hứng mà chấp nhận. Cứ như vậy, chấp trước vào danh lợi thế gian cứ từ từ ăn mòn tâm trí của ông ta. 

Coi mình cao hơn Như Lai

Ông tự coi mình là càng ngày càng cao siêu, thậm chí nói rằng: “Mọi người lại đây”, tôi “có gì khác với Như Lai đâu”. Vậy là ông bắt đầu tật đố với Đức Phật Thích Ca; từ từ mà “lòng tham hừng hực, bắt đầu suy nghĩ điên đảo, làm loạn đủ thứ, vì thế mà không thể cứu vãn được nữa”. 

Cảnh tỉnh vô thường; Cảnh tỉnh nhân sinh; Giáo huấn là gì; Như lai là gì
Đề Bà Đạt Đa coi mình còn cao hơn cả Như Lai (ảnh minh họa Pinterest)

Có một lần, Đề Bà Đạt Đa lại đến gặp Đức Phật Thích Ca mà nói rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuổi tác đã cao, tăng đoàn nên giao phó cho ông ta lãnh đạo. Đức Phật nghiêm khắc từ chối và nói rằng: “Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên có đại trí tuệ và đại thần thông, ta còn không đem tăng đoàn giao phó cho họ. Ta sao có thể giao nó cho người si mê như ngươi được?” 

Đồng thời Đức Phật còn tuyên bố trước mặt mọi người: Đề Bà Đạt Đa từ nay về sau làm bất cứ việc gì mà dùng danh nghĩa Phật Đà, Phật Pháp, tăng đoàn thì đều do ông ta tự chịu trách nhiệm, Đức Phật sẽ không thừa nhận ông ta nữa.

Tuy nhiên, có rất nhiều đệ tử Đức Phật bởi vì thường ngày sùng bái Đề Bà Đạt Đa, nên khi Đức Phật tuyên bố không thừa nhận Đề Bà Đạt Đa nữa thì họ vẫn không có nhận thức thanh tỉnh. Họ vẫn cứ tôn sùng Đề Bà Đạt Đa, thậm chí còn cho rằng Đức Phật Thích Ca tật đố với Đề Bà Đạt Đa nên mới nói như vậy.

Nhiều đệ tử không thanh tỉnh

Trong Kinh Phật cũng có chép lại một câu chuyện như sau: “Một lần Đức Phật Thích Ca đi ra ngoài hóa duyên khất thực; nhìn từ đằng xa thì thấy Đề Bà Đạt Đa đang đi tới. Đức Phật Thích Ca không muốn nhìn thấy con người cố chấp mê lầm này, vì vậy đã tránh Đề Bà Đạt Đa. Các đệ tử xung quanh thấy Đức Phật làm như vậy thì mới hỏi sư phụ: ‘Có phải Đề Bà Đạt Đa là người tài đức, nên Ngài mới tôn kính mà tránh đi, nhường đường cho ông ấy đi?'” Có thể thấy vào lúc đó có rất nhiều người mê muội, không tin tưởng vào Đức Phật; không thể nhận ra được những hành vi sai lầm của Đề Bà Đạt Đa.

Cứ như vậy, Đề Bà Đạt Đa thay đổi càng ngày càng trở nên xấu hơn; thậm chí còn mấy lần cử sát thủ đến hại Đức Phật Thích Ca. Không ngờ những sát thủ cử đi đều bị Đức Phật cảm hóa. Tiếp đến Đề Bà Đạt Đa lại chuốc say một con voi. Đợi đến khi Đức Phật đi vào trong thành khất thực thì thả con voi ra; muốn dùng cách này để hãm hại Đức Phật. 

Những đệ tử đi theo Đức Phật khi thấy con voi say thì có người sợ hãi bỏ sư phụ mà chạy; có người thì dũng cảm đứng ra lấy thân mình để bảo vệ cho sư tôn. Không ngờ con voi say khi xông đến chỗ Đức Phật thì lại quỳ gối xuống; lấy vòi chạm vào chân Đức Phật. 

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai; Phật Thích Ca Mâu Ni có thật không; Phật thích Ca Mâu Ni sinh ra ở đâu; Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời; bài học cảnh tỉnh
Con voi say quỳ gối xuống dưới chân Đức Phật (ảnh minh họa alanpeto)

Tự xưng đại sư, coi trời bằng vung

Đề Bà Đạt Đa lúc này đã không còn được lòng dân chúng, bị dư luận lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận người chấp mê bất ngộ mà đi theo ông ta. Không lâu sau thì Liên Hoa Sắc, một trong những nữ đệ tử của Đức Phật, đã đến khuyên nhủ Đề Bà Đạt Đa nên đi sám hối với Đức Phật, cải tà quy chính; không ngờ lại bị Đề Bà Đạt Đa đánh chết.

Đề Bà Đạt Đa để thỏa mãn dục vọng tội lỗi của mình nên đã tự xưng là đại sư. Ông ta đề ra rất nhiều điều mà thoạt nghe thì có vẻ là đường đường chính chính. Có một vài người mới xuất gia, chưa có hiểu nhiều về Phật Pháp nên đã đồng ý với chủ trương của Đề Bà Đạt Đa; từ đó đứng về phía Đề Bà Đạt Đa. 

Những người này tiền hô hậu ủng làm ra đủ thứ loạn bậy. Sau đó Đề Bà Đạt Đa đi tới núi Già Da. Đức Phật Thích Ca cảm thấy thương xót cho những người mới xuất gia này, vì vậy đã cử 2 đại đệ tử của Ngài là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đi tìm để khuyến thiện họ; giúp họ nhận ra Đề Bà Đạt Đa là đang làm loạn Pháp. Những người này vì vậy đã trở về tu luyện trong Phật Pháp và sám hối trước Đức Phật Thích Ca.   

Bài học cảnh tỉnh từ một đệ tử ngông cuồng coi mình cao hơn Như Lai
Có người đã thanh tỉnh ra, nhưng vẫn có người còn mê lầm (ảnh minh họa medium)

Chết trong đau đớn, bị đọa địa ngục

Cuối cùng, mọi âm mưu xấu xa của Đề Bà Đạt Đa đều thất bại. Ông ta đã phải chết trong đau đớn cho những tội nghiệp mình đã tạo ra. Đức Phật Thích Ca từng nói sau khi Đề Bà Đạt Đa qua đời rằng: “Đề Bà Đạt Đa ở trong Pháp của ta, nhưng lại không thể nhìn thấy ông ta có một chút thiện nào. Sau khi cuộc sống tồi tệ kết thúc, ông ta đã bị đọa nhập vào địa ngục”.

Lúc này, có những tăng nhân không quá tin vào lời giảng của Đức Phật liền đến hỏi: “Đề Bà Đạt Đa có thần lực và uy thế rất lớn. Vì sao sư tôn lại nói ông ấy sẽ phải chịu ác báo lâu dài?” Có thể thấy, cho dù là vào lúc này thì vẫn có người chưa thanh tỉnh. 

Trên thực tế, hơn 1000 năm sau, khi các tăng nhân Trung Quốc là Pháp Hiển và Huyền Trang đến Ấn Độ để học hỏi Phật Pháp, thì còn thấy ghi chép lại rằng: Vào lúc đó, ở Ấn Độ vẫn còn có người ngu ngốc sùng bái Đề Bà Đạt Đa, chứ không sùng bái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bài học cảnh tỉnh cho thế nhân

Đề Bà Đạt Đa từ một đệ tử có biểu hiện rất tốt, có uy tín cao, cuối cùng lại trở thành một kẻ đại ác, sa vào địa ngục. Đây thực sự là một bài học giáo huấn rất lớn cho nhiều người vào thời bấy giờ. 

Đức Phật Thích Ca cũng nói rằng: Nếu vương tử A Đồ Thế không cấp dưỡng cho Đề Bà Đạt Đa 500 nồi thức ăn, thì Đề Bà Đạt Đa sẽ không làm ra điều tồi tệ như vậy. Chính vì sự tung hô và ca tụng mù quáng mà Đề Bà Đạt Đa mới trở nên dương dương tự đắc; về sau thì bị đọa xuống địa ngục.

Đây là bài học cảnh tỉnh cho những người thường hay sùng bái cá nhân và chấp vào công năng. Hãy tỉnh ngộ! Đừng để mọi thứ trở nên quá trễ!

Theo Epoch Times

Mời bạn xem video:

x