Quỷ Cốc Tử từng nói: “Miệng người, cũng như cửa ngõ tâm hồn vậy”. Khi giao tiếp, chỉ cần quan sát lời nói thì cũng hiểu được vài phần về đối phương. Có 3 kiểu người dưới đây bạn cần cân nhắc khi giao tiếp.
- Giữa những bộn bề nhân sinh, hạnh phúc rốt cục là gì?
- Gặp cao nhân phải cao minh, gặp tiểu nhân phải tinh minh
Người hay nói lời tiêu cực
Đôi khi, lý do khiến chúng ta rơi vào trạng thái tồi tệ không phải vì những vấn đề của bản thân mà là do chúng ta đã nhận quá nhiều năng lượng tiêu cực.
Những người bi quan khi gặp chuyện gì thì họ cũng có thói quen suy nghĩ theo hướng tiêu cực, lời nói của họ cũng tràn đầy tiêu cực. Họ thường than vãn, phàn nàn, oán trách với những người xung quanh.
Sau khi trút bầu tâm sự thì tâm trạng của họ sẽ thoải mái nhất thời, nhưng sẽ khiến tâm trạng của người nghe trở nên nặng nề. Bất kỳ ai ở gần họ cũng đều cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Người xưa nói: “Đời người 10 việc thì 9 việc không như ý”. Những người sống hạnh phúc không phải vì cuộc sống của họ thuận buồm xuôi gió, mà vì tâm lý của họ tích cực và lạc quan. Với tâm thái như vậy, ngay cả khi gặp những điều bất như ý, họ cũng có thể xử lý chúng một cách ổn thỏa.
Mỗi người đều có một từ trường, và từ trường này có thể ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Chỉ bằng cách gần gũi với những người tràn đầy năng lượng tích cực, bạn mới có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình ngày càng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết sống.
Người thích tranh luận
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ thấy rằng có những người luôn thích đề cao bản thân thông qua việc tranh luận với người khác.
Mỗi người đều có cách nhìn nhận vấn đề của riêng mình, nhìn vấn đề từ những góc độ khác nhau thì kết luận rút ra đương nhiên sẽ khác nhau.
Người thích tranh luận, chỉ biết nhìn vấn đề từ góc độ của bản thân, tự tin “chỉ trích” đối phương nên đương nhiên sẽ khiến đối phương không hài lòng.
Trong mắt những người thích tranh luận, chỉ có chiến thắng người khác mới có thể khiến người khác bội phục mình.
Nhưng những lời nói nói mang tính phản pháo của họ chỉ khiến người khác cảm thấy phản cảm và chán ghét.
Việc tranh luận vốn không sai, nhưng tranh luận chỉ để “chiến thắng người khác” thì sẽ mất đi ý nghĩa của tranh luận.
Những người thực sự giỏi họ thường tránh xa tranh luận, bởi họ sẽ không lãng phí thời gian và sức lực vào những chuyện vô nghĩa.
Thành tựu của một người không phải là “chiến thắng” trong các cuộc tranh luận, mà là có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của tất cả mọi người.
Chỉ những người “thấu hiểu” được sự khác biệt của người khác mới có thể nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ nhiều người hơn.
Người hay nói lời “đường mật”
Khổng Tử nói: “Xảo ngôn thì màu mè, hiếm có lòng nhân“
Những người đạo đức giả giỏi nhất là dùng “lời nói đường mật” để lấy lòng người khác. Nếu quá tin tưởng họ, chúng ta rất dễ rơi vào “bẫy” của họ.
Mọi người đều thích nghe những lời dễ chịu, êm tai, nhưng những người giỏi nói những lời dễ chịu thường là những người không đáng tin cậy nhất.
Những người đạo đức giả thường nói “để đấy cho tôi” để thể hiện rằng họ có khả năng. Tuy nhiên, khi thực sự cần thực hiện lời hứa của mình, họ sẽ tìm đủ mọi cớ để trốn tránh, cuối cùng chỉ có thể cho qua.
Trên thực tế, sở dĩ họ hứa hẹn với người khác một cách hào phóng như vậy thì một phần cũng là do họ không có ý định thực hiện lời hứa ngay từ đầu, mặt khác, họ muốn lừa gạt lòng tốt của đối phương để đối phương có thể giúp mình trước.
Những người đạo đức giả thường nói “tiền không phải là vấn đề”, nhưng chỉ khi có chuyện cần nhờ đến tiền của họ thật, thì họ mới lộ rõ sự keo kiệt và giả tạo của mình. Vậy mới có câu: “Tiền là đá thử vàng tốt nhất cho lòng người“.
Tục ngữ còn có câu: “Biết người, biết mặt, khó biết lòng”. Những người như vậy thường rất giỏi trá hình, chỉ có cảnh giác và sáng suốt mới tránh được những tổn thất không đáng có. Người trí tuệ thực sự là người có thể nhận ra người nào nên kết giao, người nào cần giữ khoảng cách.
Theo Aboluowang