Bí ẩn khoa học

Bà lão có ký ức tiền kiếp, không đi học nhưng lại viết được chữ

22/05/23, 07:22
Bà lão có ký ức 3 đời, không đi học nhưng lại viết được chữ
Bà lão có ký ức tiền kiếp, không đi học nhưng lại viết được chữ (ảnh minh họa Adobestock)

Cụ bà Ngưu Văn Khải sống ở tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc, dù không được đi học nhưng có thể đọc Tứ Thư – Ngũ Kinh, vì bà có ký ức tiền kiếp.

Bà lão có ký ức của 2 kiếp trước

Bà Ngưu Văn Khải quê ở làng Bùi Câu, thị trấn Bùi Câu, huyện Thạch Lâu, tỉnh Sơn Tây, sinh ngày 3/2 âm lịch năm 1916. Bà có thể nhớ rõ 2 lần luân hồi trước đây của mình và bà có thể mô tả chúng một cách chính xác. Theo ký ức của bà, kiếp đầu tiên của bà là từ chùa Đại Nhạn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Lúc đó, bà là một người đàn ông tên Châu Quý Tài, làm nghề buôn bán ngựa và la, ông qua đời ở tuổi 37.

Bà lão có ký ức 3 đời, không đi học nhưng lại viết được chữ
Bà kể câu chuyện luân hồi cho mọi người (ảnh: dothohaimanh)

Kiếp thứ 2 bà chuyển sinh vào một gia tộc quan viên, tên là Diệp Văn Quốc, ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam cổ, năm Thuận Trị thứ 16. Bà cải trang thành nam nhân và đạt được Văn Trạng nguyên. Năm 29 tuổi, bà đến thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải và chết vì bệnh thương hàn.

Kiếp này bà chuyển sinh ở làng Hoàng Thạch Dục, huyện Thạch Lâu, tỉnh Sơn Tây. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo và không được học hành. Bởi vì gia cảnh bần hàn, cộng với việc bà lại là con gái, vì thế bà không được đi học, gia đình cũng không ai biết chữ để dạy cho bà. Nhưng tới năm 8 tuổi, bà nói với người khác rằng bà có thể nhớ lại được kiếp trước của mình, và từ đó bà cũng biết đọc chữ. Sau đó, bà lấy chồng ở làng  Bùi Câu, cách nhà mẹ bà 5 dặm. Bà khéo léo và giỏi cắt giấy. 

Bà đã không đến trường một ngày nào trong kiếp này, nhưng lại có thể thuộc lòng Tứ thư Ngũ kinh. Hơn nữa, bà không cần đọc sách cũng có thể viết chữ, bà nói đó là vì kiếp trước bà đã có cơ sở đọc sách. Bà nói rằng kiếp trước bà đọc rất giỏi, và đã từng đỗ Trạng nguyên. Đó là vào thời nhà Thanh, Phạm Vô Bệnh là Võ Trạng nguyên, còn bà là Văn Trạng nguyên. 

Bà còn nói rằng em họ của dì bà học không tốt, bà đã thi thay cho cậu ấy. Sau khi bà chết thì đã bị Diêm Vương khiển trách, vì bà đã đi thi giúp em họ của mình, nhưng vì bà không nhận được một xu nào từ em họ, nên bà được miễn hình phạt. 

Không đi học vẫn đọc thuộc Tứ thư Ngũ kinh

Có lần bà đọc một bài kệ rất dài – giống như thơ, tuy có thể không vần, nhưng ngôn từ tao nhã khúc chiết, rất có triết lý. Điều này quả thực là một bà lão ít học không tài nào có thể làm được.

Những người hàng xóm của bà cùng nhiều người dân trong làng Bùi Câu, thậm chí cả người lái xe tuyến “Thạch Lộ-Bùi Câu” đều nói rằng bà là một người lương thiện và không bao giờ nói dối, mọi điều bà nói đều đáng tin cậy.

Bà lão có ký ức 3 đời, không đi học nhưng lại viết được chữ
Chiếc bếp củi nhà bà (ảnh: dothohaimanh)

Mọi người nói rằng bà bắt đầu nói về kiếp trước của mình lúc 8 tuổi. Sau đó, bà và gia đình đã tìm kiếm quê hương ở kiếp trước của bà ở Tây An và Hà Nam theo địa chỉ mà bà nhớ được và đều đã tìm ra.

Vào thời điểm đó, xã hội đang phát triển chậm, nhiều nơi vẫn còn giống như trong ký ức của bà. Đến nay, bà vẫn có thể nói tiếng địa phương của tỉnh Tây An và Hà Nam. Hơn nữa, những người hàng xóm cho biết, bếp củi nhỏ ở nhà mà bà sử dụng là chiếc bếp củi do chính bà làm theo phong cách Hà Nam, cũng là chiếc duy nhất trong làng này, kiểu dáng vô cùng độc đáo. 

Thay đổi số mệnh nhờ phát nguyện xây dựng chùa

Ở một ngôi làng hẻo lánh, đến thăm một cụ bà như vậy, nghe bà kể về trải nghiệm tiền kiếp của mình, nhìn bà viết chữ và đọc thuộc lòng các loại sách vở thời xưa: Kinh điển, Lịch sử, Chư tử, Văn tập khi bà chưa từng đọc sách, thực sự là điều không thể tin được. Bà vô cùng chất phát lương thiện, quả thực không thể lừa dối mọi người về điều đó. Hơn nữa, bà đã nhiều năm kiên trì kể câu chuyện kiếp trước và kiếp này, bà cũng không thu được bất kỳ lợi ích gì.

Bà cũng nói rằng tuổi thọ của bà ở kiếp này vốn dĩ là 25 tuổi. Nhưng vì bà đã phát nguyện sửa chùa Quan Thế Âm cho làng Bùi Câu, nên được kéo dài tuổi thọ. Vì bà không có tiền, nên đến năm 88 tuổi, chùa Quán Thế Âm mới được sửa xong. Bà cho biết, mục đích sửa chùa là để lưu giữ hình tượng của Bồ tát Quán Thế Âm trên trần gian, để mọi người biết rằng luân hồi và Bồ tát thực sự tồn tại. Vì thế khi còn sống đừng làm điều ác, hãy làm điều tốt để tích đức. Sau khi hoàn thành mục đích lưu lại một câu chuyện luân hồi chuyển thế có thật cho đời sau, bà đã qua đời vào năm 96 tuổi.

Theo Vision Times

x