Dương khí giống như nguồn năng lượng tồn tại bên trong cơ thể và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu thiếu hụt thì cần kịp thời bổ sung để bảo vệ sức khỏe.
- Mùa lạnh cần thận trọng 4 điều để tránh bị tổn thương dương khí
- Cân bằng là chìa khóa của việc giữ gìn sức khỏe
Trong “Hoàng đế nội kinh” viết rằng: “Dương khí giả, nhược thiên dữ nhật, thất kỳ sở, tắc chiết thọ nhi bất chương”. Có nghĩa là mối quan hệ của dương khí và cơ thể tựa như mối quan hệ giữa ban ngày và mặt trời, một khi hao tổn dương khí thì thọ mệnh con người sẽ giảm đi mà không biết. Từ đó, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của “dương khí” đối với cơ thể con người! Tuy nhiên, với sự thay đổi trong lối sống của con người hiện đại, nhiều thói quen sinh hoạt của con người đang làm cạn kiệt dương khí của chính họ, dẫn đến bệnh tật.
Tác dụng của dương khí đối với cơ thể con người giống như nhiệt năng của mặt trời bên trong cơ thể. Hoạt động bình thường của lục phủ ngũ tạng hoàn toàn phụ thuộc vào dương khí. Một khi dương khí trong cơ thể bị tiêu hao quá nhiều thì chức năng của lục phủ ngũ tạng sẽ gặp vấn đề. Vậy các triệu chứng của không đủ dương khí trong cuộc sống hàng ngày là gì? Khi thiếu hụt dương khí thì làm sao để điều chỉnh?
Nội dung chính
4 dấu hiệu thiếu dương khí
1. Tay chân lạnh buốt
Triệu chứng phổ biến nhất của việc thiếu dương khí là tay chân lạnh buốt. Đặc biệt là vào mùa đông, dù bạn có mặc bao nhiêu áo hay đắp chăn dày bao nhiêu thì tay chân của bạn vẫn sẽ lạnh buốt. Hơn nữa, bạn sẽ thường cảm thấy tay chân bủn rủn không có khí lực, buổi sáng lười dậy, thường nằm thay vì ngồi.
2. Dương khí của thận không đủ
Triệu chứng thứ 2 của dương khí không đủ là đi tiểu thường xuyên. Bình thường không mấy mặn mà với sinh hoạt vợ chồng, sắc mặt hiện ra trạng thái vàng như nến, khi đi làm biểu hiện trông phờ phạc. Triệu chứng này là biểu hiện của việc dương khí của thận không đủ. Nếu nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm nghiêm trọng.
3. Dương khí của tim phổi không đủ
Một triệu chứng khác của dương khí không đủ là tức ngực, khó thở và đau ngực. Đau nhói ngực khi ho hoặc thở khò khè. Khi đi làm thường cảm thấy mệt mỏi và thậm chí thường xuyên phàn nàn. Tâm trạng liên tục suy sụp, nếu tình hình nghiêm trọng rất dễ dẫn đến trầm cảm. Triệu chứng này là biểu hiện dương khí của tim phổi không đầy đủ.
4. Dương khí của tỳ vị không đủ
Triệu chứng thứ 4 là chán ăn, hay kèm theo chứng khó tiêu và đầy bụng. Có người cho rằng đây là dạ dày có vấn đề, thường uống một số loại thuốc kích thích tiêu hóa. Nhưng đây cũng có thể là do dương khí của tỳ vị không đủ.
Có quá nhiều vấn đề xuất hiện khi dương khí của cơ thể không đủ, vậy chúng ta nên khắc phục chúng như thế nào?
4 phương pháp chính để điều chỉnh khi dương khí không đủ
1. Rèn luyện
Phải nói rằng, rèn luyện thân thể có thể cải thiện rất nhiều vấn đề trong cơ thể. Đối với rèn luyện thân thể, thông thường nên vận động ngoài trời, tập một số bài thể dục như chạy bộ, không chỉ có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời mà còn bổ sung dương khí cho cơ thể. Vì vậy, vận động ngoài trời thích hợp có thể bổ sung dương khí cho cơ thể.
2. Giấc ngủ
Chỉ có giấc ngủ đủ và chất lượng tốt mới có thể cải thiện năng lượng tinh thần của con người. Muốn phát huy tác dụng bổ sung dương khí thì phải đảm bảo 11 giờ đêm có thể tiến vào trạng thái ngủ sâu. Nếu thời điểm này có thể chìm vào giấc ngủ thì tinh thần của bạn sẽ đặc biệt tốt vào ngày hôm sau.
3. Thức ăn
Có rất nhiều thực phẩm có thể bổ dương, chẳng hạn như một số loại rau theo mùa, hay món trứng chiên với lá hẹ, không chỉ giúp ăn ngon miệng mà còn có tác dụng dưỡng dương.
4. Tâm thái
Bạn muốn duy trì một tâm thái tích cực và lạc quan thì bạn cần có một tâm trạng tốt và không tùy ý tức giận. Như vậy, có thể giảm bớt tình trạng nóng giận quá độ và giúp bổ sung dương khí cho cơ thể.
Tóm lại, để bổ sung dương khí, chúng ta cần ăn ngon, ngủ đủ giấc, rèn luyện tích cực, khi tinh thần sảng khoái thì cơ thể tự nhiên sẽ lành bệnh, dương khí cũng tự nhiên sẽ được bù đắp trở lại.
Theo Vision Times