Văn hóa truyền thống

Phong tục quan trọng trong tết Trung thu của người Đài Loan

06/09/22, 18:14
cả nhà chơi Trung thu
Cả gia đình cùng đi chơi trung thu (ảnh: Adobe Stock).

Tết Trung thu đang đến gần rồi! Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về phong tục quan trọng trong ngày Tết Trung thu của người Đài Loan nhé.

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Người ta thường tranh cãi về địa phương khởi nguồn Tết Trung Thu. Thực ra, Tết Trung Thu có mặt trên tất cả các quốc gia có nền văn minh nông nghiệp, hay còn gọi là nền văn minh lúa nước.

Theo Hán tự, chữ thu “秋” gồm có chữ hòa “禾” nghĩa là cây lúa, và chữ hỏa “火” nghĩa là lửa. Biểu thị rằng: mùa thu tức là mùa lúa chín. Trong “Thuyết văn giải tự” viết “Thu, hòa cốc thục dã”. Nghĩa là mùa thu là lúc mà lúa và ngũ cốc chín.

Thần Nông
Thần Nông – vị Thần dạy con người trồng trọt, cày cấy (ảnh: Olongha).

Thời điểm 15 tháng 8 âm lịch là ngày giữa mùa thu nên gọi ngày đó là ngày Trung Thu.

Trung thu các giống ngũ cốc lần lượt chín và được thu hoạch. Người nông dân vui mừng trước mùa màng bội thu. Họ thu hoạch ngũ cốc. Sau đó chọn ra những loại có phẩm chất tốt nhất chế biến ra các loại bánh để cúng tế.

Lễ cúng tế ấy là để con người tạ ơn Trời Đất đã ban cho mưa thuận gió hoà, vụ mùa bội thu. Tạ ơn thuỷ tổ Thần Nông đã dạy con người cách trồng trọt và cày cấy. Tạ ơn tổ tiên vì từ đó họ được sinh ra.

Tục ngắm trăng từ đâu mà có?

Văn tự sớm nhất có ghi chép về Trung Thu là vào thời nhà Chu. “Kinh lễ” của Khổng Tử có chép: Thiên tử mùa xuân tế lễ Thần Mặt trời, mùa thu tế lễ Thần Mặt trăng.

Cô gái ngắm trăng
Cô gái ngắm trăng (ảnh: Thuthuan).

Tương truyền thời cổ đại, nước Tề có người con gái xấu xí tên là Vô Diêm. Cô từ nhỏ đã luôn thành kính bái mặt trăng. Khi trưởng thành, cô được vua tuyển vào cung vì có đức hạnh xuất chúng. Nhưng do xấu xí nên chưa bao giờ được vua sủng ái.

Một năm vào đêm rằm tháng 8, Vô Diêm ngồi ngắm trăng. Dưới ánh trăng, vua bỗng thấy cô vô cùng xinh đẹp, nên lập cô làm Hoàng hậu. Từ đó mọi người học theo vị Hoàng hậu này ngắm trăng vào đêm rằm. Và tục ngắm trăng ra đời như vậy.

Hoạt động truyền thống dịp Trung thu ở Đài Loan

1. Thờ cúng Thần thổ địa, tổ tiên

Trong lịch sử truyền thống, các bậc quân vương sẽ tổ chức nghi lễ thờ cúng theo lễ tiết. Ví dụ: tiết xuân phân cúng trời, tiết hạ chí cúng đất, tiết thu phân cúng trăng, tiết đông chí cúng thiên.

Thần thổ địa
Tượng Thần thổ địa ở Đài Loan (ảnh: Secretchina).

Ngày 15 tháng 8 thì tổ chức nghi lễ cúng trăng. Mùa thu cũng là dịp thu hoạch mùa màng, do đó tiết khí này sẽ có phong tục cúng Thần thổ địa. Nhằm tạ ơn ngài đã ban tặng con người sản vật phong phú.

2. Ăn bánh trung thu và bưởi

Nguồn gốc của việc ăn bánh trung thu của người Đài Loan cũng có nhiều truyền thuyết. Người ta nói rằng thời nhà Ân và nhà Châu đã có món bánh tương tự là “bánh Thái Sư” (太師餅). Sau đổi tên thành “bánh Trung thu” vào thời nhà Đường.

Bánh Trung thu của Đài Loan
Bánh Trung thu của Đài Loan (ảnh: Beptruong).

Sau cuộc nổi dậy thành công của Chu Nguyên Chương (tức vua Minh Thái Tổ). Đội quân của ông lật đổ nhà Nguyên. Bánh trung thu được nhà vua ban thưởng cho các quần thần, từ đó có phong tục ăn bánh trung thu.

Từ “bưởi” trong tiếng Trung còn có từ đồng âm là “佑子” (phù hộ). Cụm từ mang ý nghĩa tốt lành trong dịp lễ đoàn viên của những người con xa quê được trở về nhà. Bởi vậy bưởi là một loại quả được người Đài Loan dùng để cúng và ăn trong Tết Trung thu.

3. Chơi đèn lồng, giải câu đố

Người Đài Loan yêu thích thả đèn lồng và giải đố những câu tục ngữ ghi trên đèn đó.

Lễ hội đèn lồng được tổ chức ở Pingxi, Đài Bắc, Đài Loan vào đúng ngày trung thu (ảnh: Cattour).
Lễ hội đèn lồng được tổ chức ở Pingxi, Đài Bắc, Đài Loan vào đúng ngày trung thu (ảnh: Cattour).

Qua hoạt động này, người ta không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh tượng lung linh tuyệt đẹp của hàng vạn chiếc đèn sáng rực. Ngoài ra, họ còn được cùng người thân yêu nguyện ước những điều may mắn, hạnh phúc.

4. Đốt tháp

Ở các đảo nhỏ thuộc Đài Loan còn có những phong tục ngày Trung thu rất khác lạ. Chẳng hạn như làng Renai của thị trấn Nangan, đảo Matsu có phong tục rất độc đáo. Vào ngày Tết Trung thu, người ta sử dụng ngói vỡ chất thành tháp và đổ rác thải vào trong. Ở đỉnh tháp, họ khoét một lỗ để châm lửa vào. Nếu châm trúng là điềm báo may mắn.

Vào dịp Tết Trung thu phong tục nào quan trọng nhất nào?

Người cổ xưa thường tổ chức các nghi lễ tế tự, thờ cúng thần linh và tổ tiên vào mỗi dịp lễ tết. Do đó, tập tục đón tết Trung thu bắt nguồn từ phong tục “Thu tự” (Cúng bái vào mùa thu) và “Bái nguyệt” (Cúng trăng). Việc đầu tiên quan trọng nhất họ nhất định sẽ làm là cúng bái Thần thổ địa và tổ tiên. 

Tục thờ cúng tổ tiên vào đêm trăng rằm (ảnh: Baogiaothong).
Tục thờ cúng tổ tiên vào đêm trăng rằm (ảnh: Baogiaothong).

Nghiên cứu từ nhiều bằng chứng lịch sử, tiết Trung thu của người xưa chỉ là lễ tiết cúng bái Thần Nông. Các quốc gia phương Đông đều lấy nông nghiệp làm gốc. Họ rất coi trọng các nghi thức truyền thống như cúng lễ mặt trời vào mùa xuân, mặt trăng vào mùa thu. 

Đồ tế lễ tiết trung thu được ghi trong sách sử

Khi tới tết Trung Thu, việc được người xưa coi trọng nhất đó chính là cúng tế. Điều này cũng được ghi chép lại trong nhiều thư tịch cổ.

Sách “Phúc Kiến thông chí” có ghi chép về phong tục tổ chức lễ tết này ở phủ Tuyền Châu, Trung quốc. Vật phẩm cúng tế bao gồm: Dùng bánh trung thu, khoai môn để cúng lễ Thần thổ địa và tổ tiên. Trước đó một vài ngày, họ hàng bạn bè người thân biếu tặng nhau bánh, bưởi. Họ cùng nhau uống rượu thưởng trăng, dùng gà làm đồ tế lễ.

Trong “Đài Loan huyền chí” có ghi chép: Trung thu tháng tám, cúng tế thần thổ địa, treo đèn lồng diễn kịch. Buổi tối, văn nhân cùng nhau uống rượu, ngâm thơ. Mọi người làm bánh lớn hình tròn như hình mặt trăng…

Các tài liệu ghi chép trên đây đều mô tả phong tục Tết Trung thu ở Đài Loan. Theo đó chúng ta có thể thấy, người dân các nơi đều lấy việc treo đèn lồng, biểu diễn kịch làm việc cúng tế Thần thổ địa. Đây được coi là việc làm quan trọng nhất.

Vật phẩm được sử dụng nhiều nhất ở Đài Loan

Cũng như người Việt Nam, ngày 15/8 âm lịch hằng năm chính là ngày Tết Trung Thu của Đài Loan. Vào ngày này, họ có tập tục tặng quà cho nhau như một cách thể hiện sự trân quý. Món quà thường thấy nhất là bánh trung thubưởi. Đây cũng được xem là một bản sắc văn hóa Đài Loan độc đáo trong ngày Tết Đoàn Viên.

Những món ăn Trung thu Đài Loan (ảnh: Tổng hợp).

Tổ tiên người Đài Loan xưa, từ khi gieo hạt giống xuống đất (vào mùa xuân) họ đã thỉnh cầu Thần thổ địa ban ơn. Họ cầu xin Thần đất hãy ban cho họ một vụ mùa bội thu. “秋祀” – Thu tự” cũng được gọi là “秋报” – Thu báo” chỉ việc người xưa đặc biệt chọn ngày này để cúng bái Thần đất báo cáo thành quả gieo trồng vụ đó. Đồng thời tạ ơn Thần Phật đã bảo hộ mùa vụ khỏi thiên tai, mất mùa.

Hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn tổ chức hoạt động tế lễ này. Nhưng về chi tiết buổi lễ thì do văn hoá mỗi nơi mà có khác biệt đôi chút. Ví dụ vùng Quảng Đông sẽ lựa chọn tổ chức cúng bái Thần và tổ tiên vào buổi trưa. Đài Loan chọn tổ chức cúng buổi tối. Ngoài mì khoai môn, bánh bột nếp, họ cũng dùng thêm các con vật tế thần như trâu, lợn, dê

Nguồn gốc của món mì khoai môn

Người Đài Loan tin rằng: “Ăn mì khoai môn ắt sẽ có khởi đầu tốt đẹp”. Bởi các bậc tiền nhân tin rằng ăn khoai môn vào dịp Tết Trung thu có thể được Thần bảo hộ. Sau này có triển khai mọi sự đều sẽ suôn sẻ, tốt đẹp.

Khoai môn
Theo người Đài loan Khoai môn là một món ăn Trung thu mang lại may mắn (ảnh: Dienmayxanh).

Tết Trung thu, người Đài Loan chủ yếu theo xu hướng là ăn bưởi và bánh trung thu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ăn khoai môn trong Tết Trung thu cũng là một phong tục truyền thống tốt đẹp. Thậm chí nó có thể được gọi là phong tục Tết Trung thu lâu đời nhất. Có thông tin cho rằng nó có thể bắt nguồn từ thời Hán Quang Vũ Đế (tên huý Lưu Tú).

Đội quân chính nghĩa

Chuyện kể rằng năm xưa khi Lưu Tú giương cao ngọn cờ chính nghĩa và muốn lật đổ chế độ của Vương Mãng. Quân của ông đã bị bao vây bởi quân của Vương Mãng sau đó đối diện với hỏa công mãnh liệt.

Vào thời khắc nguy nan, trời mưa to, nên đã dập tắt hỏa hoạn. Binh lính của Lưu Tú giải tỏa được sự căng thẳng của ngọn lửa. Họ lại ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng của loại thực phẩm không biết trên trong không khí.

Mọi người lục tục trên mặt đất một hồi, ngạc nhiên thú vị khi thấy những củ khoai môn dại được nướng chín bằng lửa. Binh sĩ đang đói lả có được bữa no. Sau khi hiểu được Thiên thượng đang bảo hộ mình, tinh thần chiến đấu của Lưu Tú và thuộc hạ nâng lên rõ rệt. Cuối cùng đội quân đảo lộn tình thế, từ bại trận lại giành được thắng lợi.

Món ‘mì khoai môn’ thơm ngon được Thiên thượng ban tặng

Lưu Tú chiến thắng, ông trở thành Hoàng đế sáng lập ra nhà Đông Hán. Một phần thành quả của ông là nhờ vào cơn mưa định mệnh và món khoai môn nướng mà trời đất ban tặng. Để tưởng nhớ sự kiện thần kỳ này, mỗi hộ gia đình được lệnh ăn khoai môn vào dịp Tết Trung thu.

Hán Vũ Đế
Hán Vũ Đế (ảnh: Wikipedia).

Ngoài truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi nhất này, còn có một câu nói khác trong nhân dân. Vào cuối thời nhà Minh, lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng. Trộm cướp hoành hành khắp nơi, những người dân vô tội phải dời gia đình đi nơi khác.

Thật trùng hợp, đúng vào dịp Trung thu thì mọi người thoát khỏi tai họa. Họ lại tình cờ tìm được rất nhiều khoai môn, cuối cùng mọi người đều được ấm no. Từ đó, ăn khoai môn vào Tết Trung thu trở thành một phong tục tốt đẹp được lưu truyền.

Các bạn nghĩ sao về phong tục trong Tết Trung thu của người Đài Loan? Về cơ bản các thủ tục cúng lễ cũng không khác nhiều so với người Việt Nam chúng ta.

Theo Vision Time

x