Trong cuộc sống có người được quý nhân giúp đỡ mà gặt hái được thành công. Vậy người như thế nào thì được quý nhân giúp đỡ?
- Quý nhân luôn được Thần Phật bảo hộ
- Thần Phật bảo hộ người tốt như thế nào? Khác biệt ở chỗ có đức tin
Nội dung chính
Người như thế nào là được quý nhân giúp đỡ
Nếu khám phá quy luật của Bát tự sẽ phát hiện một hiện tượng; đó chính là trong số mệnh của những người này đều có một ngôi sao gọi là – Ấn thụ tinh. Trong lúc ngôi sao này là Hỷ dụng thần sẽ xuất hiện tình trạng này. (Hỷ dụng thần là hợp thành của Hỷ Thần và Dụng thần.
Hỷ thần có thể hiểu là một ngũ hành bất kỳ; có tác dụng làm giảm đi thân vượng hay làm tăng lên thân nhược khiến chân mệnh đạt được trạng thái cân bằng giúp tâm an vững trí. Dụng thần: là yếu tố được sử dụng để số mệnh được tốt hơn. Yếu tố này thể hiện dưới dạng ngũ hành và can chi, trong khoa tử bình). Ấn thụ tinh còn được gọi là danh văn tinh, sao Khôi hoặc chuyên về văn chương.
Trong cuốn “Uyên hải tử bình” có câu: “Phu ấn thụ giả, sinh ngã chi vị dã. Ấn thụ chi nhân đa trí, nhi nhất sinh thiểu bệnh, năng ẩm thực phong hậu, hưởng hiện thành tài lộc”. Tạm dịch: Người có Ấn thụ tinh, là người thông minh, cả đời ít bệnh tật, có thể được ăn sung mặc sướng, tài lộc đầy nhà…
Các cổ thư về bát tự, số mệnh đều đề cập rằng: Ấn thụ tinh là ngôi sao chủ về quý nhân. Những người có ngôi sao này được coi là may mắn, trong cuộc đời luôn được quý nhân giúp đỡ. Không cần quá lao tâm khổ tứ, vẫn có thể công thành danh toại.
Những ví dụ thực tế về người được quý nhân giúp đỡ
Dưới đây là một số ví dụ lịch sử về một số người không nghĩ rằng bản thân có thể đắc được vinh hoa phú quý; nhưng họ đã vô tình có được nhờ sự giúp đỡ của các quý nhân.
Câu chuyện về người dân thường Tiêu Hựu ngẫu nhiên được bổ nhiệm làm quan
Trong “Đường quốc sử bổ” có ghi chép câu chuyện:
Vào thời Đường có một người tên Lý Thực, con cháu đời thứ tư của Đạo Vương Lý Nguyên Khanh; được phong làm Ty nông khanh, giám sát hoạt động trưng thu thuế. Ngày nọ, có một người dân thường tên Tiêu Hựu; vì gia đình có việc tang sự nên không thể nộp thuế đúng thời hạn. Lý Thực tức giận cho triệu tập Tiêu Hựu đến. Đúng lúc chiếc xe chở gạo nộp thuế của anh cũng vừa kịp thời đến nơi; nên không bị trị tội.
Lúc này, Lý Thực vừa được hoàng đế ban thưởng; tuy nhiên vị quan phụ trách soạn thảo văn bản lại có việc ra ngoài. Lý Thực vô cùng sốt ruột; tiện miệng hạ lệnh: “Hãy cho gọi người mặc đồ tang phục kia tới đây”. Tiêu Hựu bị gọi đến, và được yêu cầu viết thư cảm ơn cho Lý Thực. Chẳng ngờ anh vô cùng giỏi văn chương nên rất nhanh chóng có thể hoàn thành công việc. Lý Thực vô cùng vui mừng, trước điện Diên Anh đề cử Tiêu Hựu với vua Đường Đức Tông.
Khi vua Đường nghe tin Tiêu Hựu đang chịu tang; liền gia hạn thời gian chờ đợi một vài ngày. Tới khi mãn tang, phong chức quan ngự sử. Dù chỉ là dân thường, bằng tài năng văn chương, thư pháp và hội họa; lại có những thú vui tao nhã như đánh đàn… Tiêu Hựu đã được bổ nhiệm làm quan hoàn toàn ngẫu nhiên. Những người biết chuyện đều mô tả đó là chức quan “Từ trên trời rơi xuống”; cũng có lẽ đó là trong số mệnh có sao làm quan, nên mới được như vậy.
Câu chuyện về vị quan bị nói xấu nhưng lại được thăng quan
Trong “Tiên tiến di phong” có ghi chép. Văn Định Công Dương Phổ là người Thạch Thủ, Hồ Quảng; đại học sĩ thời đầu vua Minh Anh Tông, sau đảm nhiệm chức tể tướng. Khi đó con trai ông từ quê lên kinh thành thăm cha.
Công Dương Phổ hỏi con trai: “Trong các huyện mà con đi qua; quan huyện ở địa phương nào tốt?”
Người con trai nói: “Khi con đi qua Giang Lăng, huyện lệnh ở đó rất tệ”
Công Dương Phổ hỏi: “Tại sao?”
Người con trai nói: “Khi tiếp đãi con ông ấy quá qua loa đại khái”
Qua tìm hiểu, Công Dương Phổ biết rằng quan huyện nơi đó là Phạm Lý người Thiên Đài. Ông âm thầm ghi nhớ trong lòng. Không lâu sau ông tiến cử người này làm tri phủ Đức An. Quả nhiên Phạm Lý làm việc rất tốt, bách tính đều yêu quý, ca ngợi.
Sau đó Công Dương Phổ lại đề cử ông làm Tả bố chính sử Quý Châu. Có người khuyên Phạm Lý nên viết thư cảm ơn Công Dương Phổ. Phạm Lý nói: “Tể tướng vì triều đình mà bổ nhiệm người; không vì tình riêng mà làm việc bất minh, có gì mà phải cảm ơn”.
Trước sau Phạm Lý không viết lời cảm tạ Công Dương Phổ. Cho tới khi ông qua đời, Phạm Lý mới tới viếng bày tỏ lòng tri ân. Ông được thăng quan, thực tế vì ông làm việc chính công vô tư, phẩm đức cao quý; việc đó đến bản thân ông cũng không ngờ tới.
Chàng thư sinh được quý nhân giúp đỡ
Theo “Xuất minh – Ngọc đường tùng ngữ”. Dương Vinh là đại học sĩ tại Cẩn Thân điện kiêm thượng thư bộ Công dưới triều Minh. Một lần, ông đã xúc động vì một câu thơ hay trong bài thơ tiễn biệt nên đặc biệt chú ý đến tác giả. Hóa ra đó là Khuất Phòng, xuất thân thừ huyện Côn Sơn. Vị quan này đã âm thầm ghi nhớ tên của người này.
Ngày nọ, La Vĩnh Niên, tri huyện Côn Sơn tới kinh thành có việc và tới bái kiến Dương Vinh. Ông nhân cơ hội hỏi thăm: “Ở Côn Sơn có một người tên gọi Khuất Phòng. Đó là người như thế nào?”
La Vĩnh Niên lúng túng vì không thể trả lời.
Sau đó Dương Vinh lại hỏi: “Đó là một thư sinh, ông không biết à?”. La Vĩnh Niên càng xấu hổ hơn và cáo từ ra về.
Sau khi vị tri huyện trở lại Côn Sơn, ông đã đặc biệt đến thăm thư sinh này và làm quen với anh ta. Không lâu sau đó, triều đình ra sắc lệnh tiến cử hiền tài có phẩm hạnh cao quý trong địa phương; La Vĩnh Niên đã đề cử vị nho sinh này.
Câu chuyện về vị quan thanh liêm Hoàng Tông
Vào thời Tống Huy Tông, huyện lệnh huyện Mân Thanh, Phúc Châu tên là Hoàng Tông, rất kính trọng và tin tưởng vào Thần Phật, thích ăn chay; hiếu kính với cha mẹ. Ông là người chính trực, uy nghiêm. Càng không giao du và săn đón những kẻ quyền quý. Vì thế các thế lực tham quan rất căm ghét ông.
Thời đó Đạo giáo đang thịnh hành, có không ít đạo sỹ đức cao vọng trọng, được mọi người hoan nghênh tiếp đãi. Thượng thư trong triều lúc ấy là Hoàng Miện Trọng đang đảm nhận chức Thái thú Phúc Châu, nghe nói các đạo sĩ vì dân chúng mà làm pháp sự, được dân chúng kính trọng nên sinh lòng đố kỵ và ác niệm.
Ông ta ra lệnh cho 12 viên huyện lệnh dưới quyền của mình trưng thu thuế các đạo sĩ. Dùng thủ đoạn kinh tế để vơ vét tiền của, dùng thủ đoạn chính trị mà chèn ép các đạo sĩ này. 11 huyện của Phúc Châu đều chấp hành theo mệnh lệnh, thu mấy trăm vạn tiền thuế từ các đạo sĩ; chỉ có duy nhất một mình Hoàng Tông là không chấp hành lệnh đó.
Hoàng Tông cho rằng, tín đồ của đạo gia tuyên dương cái thiện, theo đuổi điều chân thật, khởi xướng đức hạnh, có ích với xã hội và hợp với lòng dân; không thể vơ vét và chèn ép họ như thế được. Hơn nữa, triều đình cũng chưa từng ban bố lệnh trưng thu thuế của giới đạo sỹ, nên không thể tùy tiện làm như thế. Trước sau gì, ông đều kiên quyết không chịu làm.
Tham quan mưu kế hại người nhưng không thắng nổi ý trời
Quan Thái thú vẫn thúc giục, Hoàng Tông bèn lấy lương bổng 4 tháng của mình thay thế cho tiền thuế thu của giới đạo sỹ, giao nộp cho quan Thái thú. Thái thú thu được tiền rồi, trong lòng vẫn chưa thỏa mãn. Nhưng cũng không thể hoạch tội Hoàng Tông, bởi vì những việc ông làm đều phù hợp với pháp lý, cho nên đành âm thầm nuôi hận trong lòng.
Một thời gian sau cơ hội để trừng trị Hoàng Tông đã đến. Triều đình muốn phái một người làm Liêm phỏng sứ (chức quan điều tra các quan lại), đến các nơi để thị sát điều tra các cấp quan lại. Lần đó, ông này được phái tới Phúc Châu. Liêm phỏng sứ và Thái thú đều là những kẻ chuyên ăn hối lộ, làm chuyện phi pháp và đều rất căm hận Hoàng Tông.
Liêm phỏng sứ điều tra Phúc Châu xong, trở về kinh thành gặp viên quan nào trong triều cũng đặt điều bôi nhọ Hoàng Tông. Mọi người đều cho rằng: “Chuyến này Hoàng Tông chắc chắn bị xúi quẩy rồi”.
Một hôm, Liêm phỏng sứ vào cung để hầu hạ Hoàng thượng. Tống Huy Tông đột ngột hỏi: “Khanh đi Phúc Châu thị sát, trong số 12 viên huyện lệnh dưới quyền, thì ai là huyện lệnh hiền đức?”.
Liêm phỏng sứ không dự đoán trước được Hoàng thượng lại hỏi câu này, sợ đến mức thất kinh, lúng túng không biết phải trả lời ra sao mới có lợi cho mình. Hoàng thượng hỏi lại lần nữa, ông ta đang quýnh quáng, thì đột nhiên nhớ ra được một cái tên Hoàng Tông. Thế là, Liêm phỏng sứ liên tục kêu : “Hoàng tông hiền đức! Hoàng tông hiền đức!”.
Thanh liêm, chính trực nên được trời trợ giúp
Ngay trong ngày hôm đó, Hoàng thượng hạ thánh chỉ: “Thăng cấp cho Hoàng Tông làm quan Thông phán Chương Châu”.
Liêm phỏng sứ ra khỏi cung, thì đầu óc thanh tỉnh trở lại, miệng lưỡi cũng không còn cứng đơ như trước. Ông ta vô cùng hối hận: “Lẽ ra không nên nói tốt cho Hoàng Tông như thế”.
Trở về nhà, ông ta kể chuyện này cho người nhà nghe. Có người nói: “Chuyện này đúng là quỷ thần xui khiến! Là chuyện mà ông không muốn làm nhất, thì cuối cùng lại phải làm”.
Không lâu sau, quan lại trong triều cũng biết được chuyện này. Họ bàn tán với nhau: “Hoàng Tông là người hiền đức nên được trời phù hộ, chuyển họa thành phúc”. Ngay cả Liêm phỏng sứ cũng ngậm ngùi nói: “Hoàng Tông thực sự là người hiền được trời giúp”. Trong tâm ông còn hàm chứa cảm xúc chấp nhận, không thể làm gì thay đổi được điều ấy.
Từ xưa đến nay những người thông hiểu về tướng mệnh và tin tưởng vào nhân quả đều tin rằng “người tốt được trời trợ giúp”. Một người mà may mắn, được quý nhân giúp đỡ cũng là do đã làm điều tốt mà được hưởng.
Theo ntdtv