Văn hóa truyền thống

Con gái hiếu thảo, thay cha báo ân không lời oán trách

01/11/21, 08:23
Con gái hiếu thảo, thay cha báo ân không lời oán trách
Con gái hiếu thảo, thay cha báo ân không lời oán trách (ảnh minh họa pinterest)

Con gái hiếu thảo nhẫn chịu đòn roi, thay cha báo ân không lời oán trách, khi biết năng lực thực sự của cô thì mọi người không khỏi cảm phục.

Con gái hiếu thảo, thay cha báo ân

Trong tác phẩm “Hài Đạc” của Thẩm Khởi Phượng vào triều Thanh có chép lại một câu chuyện kể rằng: Thời nhà Thanh, có một người quê ở Quảng Đông, đảm nhiệm chức án sát sử (chức quan phụ trách các vấn đề về luật pháp) ở Hà Nam; là một vị quan chính trực ngay thẳng. Ông biết rằng có một người họ Nhiếp bị vu cáo giết người; do bị tra tấn nên đã phải nhận tội bừa. Vị án sát sử này phải rất khó khăn mới rửa oan được cho người họ Nhiếp kia.

Người họ Nhiếp này vô cùng cảm kích, liền mang con gái tên là Thư Nhi, tặng cho vị án sát sử làm con sen (a hoàn). Án sát sử thấy anh ta thật lòng thật dạ, nên mới đồng ý giữ Thư Nhi lại.

Vợ của vị án sát sử quản giáo người làm rất nghiêm khắc; ngoài quét dọn nhà cửa bếp núc, còn phải biết may vá thêu thùa. Thư Nhi vì không biết may vá nên ngày nào cũng bị đánh mắng thậm tệ. Những lúc như vậy nàng chỉ cúi đầu nhẫn chịu không nói năng gì.


Con gái hiếu thảo; Hiếu thảo là gì; Hiếu thảo nghĩa là gì
Chịu đòn roi cũng không lời oán trách (ảnh minh họa pinterest)

Gặp lúc nguy nan, thể hiện bản lĩnh

Về sau, vị án sát sử bởi vì mắc sai lầm mà bị cách chức trở về nhà. Nửa đường phải đi qua một rừng cây, trong rừng lại có một nhóm cướp. Đứng đầu băng cướp này là một người tên là Tái Trương Thanh Lưu Tiêu, biết dùng đạn lưu tinh; mỗi lần xuất thủ là có thể bắn ra 5 viên, hơn nữa lại vô cùng chuẩn xác. 

Kẻ đứng thứ hai của đám cướp tên là Thiết Quải Tử Chu Kiện; rất giỏi dùng thiết quải trượng, từng dùng quải trượng đánh vào trống đá làm cho trống đá nát tan như bột. Bọn cướp này hoành hành bá đạo, nha dịch cũng không dám làm gì chúng. Án sát sử biết rõ tình huống này, nên lúc đi qua rừng thì rất cẩn thận phòng bị.

Lúc ấy hoàng hôn đã buông xuống, chợt nghe trong rừng có tiếng gió rít. Án sát sử sợ hãi hai chân run lẩy bẩy. Vợ án sát sử tái mặt, đám người hầu, nô bộc, phu xe cũng đều hoảng hốt lo sợ. 

Lúc này Thư Nhi lại ung dung mà nói: “Đám chuột nhắt này, sao dám mạo phạm xe của đại nhân. Nếu như chúng muốn chết thì ta sẽ cho chúng chết”. Nàng xin cưỡi ngựa và đi lên phía trước. Nàng tuy tay không tấc sắt nhưng vô cùng dũng cảm. 

Không lâu sau quả nhiên gặp được đám cướp, nàng mắng: “Cẩu nô tài, không biết Nhiếp Thư Nhi ở Hà Nam sao?” Đám cướp cười nói: “Chúng ta chỉ muốn Tiền Nhi, Sao (tiền giấy) Nhi, chứ muốn Thư Nhi để làm gì?” Thư Nhi giận tím mặt quát: “Ngày giỗ của các ngươi đến rồi, còn dám đùa cợt sao?” 

Đám cướp kinh hồn bạt vía

Báo ơn cha mẹ; Báo đáp ân tình; Báo đáp ân nhân
Thư Nhi thể hiện bản lĩnh, đám cướp được một phen kinh hồn bạt vía (ảnh minh họa pinterest)

Đám cướp tức giận, đột nhiên bắn tới một viên đạn. Thư Nhi dùng hai đầu ngón tay phải nhẹ nhàng bắt lấy. Đám cướp lại bắn một viên đạn nữa tới, Thư Nhi liền đưa tay trái lên bắt lấy. Viên thứ ba bắn tới, Thư Nhi lại dùng răng cắn chặt lấy viên đạn.

Đám cướp kinh hãi, lại tiếp tục bắn đạn tới, Thư Nhi thuận thế ngả người ở trên ngựa, dùng hai chân kẹp lấy viên đạn. Nói ra thì chậm nhưng sự việc diễn ra rất nhanh. Khi viên đạn thứ 5 bay đến, Thư Nhi dùng hai chân đạp một cái; chỉ nghe một tiếng ‘keng’, hai viên đạn văng ra xa gần 50m. 

Thư Nhi nhảy lên, nhổ viên đạn trong miệng ra, cười nói: “Tặc nô bản lĩnh chỉ như này thôi sao?”

Lúc này, một tên cướp múa thiết quải hung hãn lao tới. Thư Nhi dùng tay đoạt lấy thiết quải trượng, bẻ thành 3 đoạn; lại dùng tay mà vặn, cây thiết quải trượng liền mềm ra như bông, sau đó nàng ném xuống đất. 

Thư Nhi cười nói: “Có cái cây gậy làm xiếc đó mà cũng cầm tới dọa người, thật quá buồn cười!” Hai tên đầu sỏ cực kỳ hoảng sợ. Thư Nhi tiện tay ném ra hai viên đạn đã chụp lúc nãy; đạn lao vun vút và lập tức đoạt mạng hai tên này. 

Đám lâu la hoảng sợ vô cùng, lập tức quỳ xuống xin tha mạng. Thư Nhi nói: “Đám các ngươi chẳng phải là làm bẩn tay ta hay sao?” Nói xong liền mắng một trận rồi đuổi đi ngay.

Hết lòng báo ân, không lời oán trách

Có hiếu với cha mẹ; Có hiếu là gì; Báo đáp là gì
Báo đáp ân nhân, không bao giờ dám tỏ ra bất kính (ảnh minh họa pinterest)

Thư Nhi ung dung cưỡi ngựa quay trở lại và bẩm báo với án sát sử: “Nhờ đại nhân phù hộ, cuối cùng đã hoàn thành sứ mệnh”. Án sát sử và vợ đều rất ngạc nhiên. Một lát sau họ mới hỏi Thư Nhi: “Ngươi có công phu cao cường như vậy, tại sao không chịu động tới kim thêu?” 

Thư Nhi nói: “Tiểu nhân đã quen với cây thương, cây kiếm từ năm 11, 12 tuổi; còn thêu thùa may vá thì trước giờ chưa từng làm qua. Cầm kim trên tay thì không biết phải làm như thế nào, cho nên mới không học được”

Lại hỏi: “Nhiều lần đánh ngươi, tại sao ngươi chỉ cúi đầu nhẫn chịu” Thư Nhi nói: “Phụ thân nói tiểu nhân phải báo đáp ân đức của đại nhân. Cho dù chỉ phản ứng một chút nào đó, thì cũng là bất kính với đại nhân, tiểu nhân sao dám làm như vậy được?”

Vị án sát sử và vợ vô cùng cảm động, liền khen ngợi Thư Nhi: “Thật là hiếu thảo! Thật là hiếm thấy!”. 

Đây cũng là mỹ đức của người xưa, con gái hiếu thảo nghe lời cha mẹ, dù chịu khổ thế nào cũng không một lời oán trách.

Theo Chánh Kiến

x