Tìm hiểu Pháp Luân Công

Pháp Luân Đại Pháp: Thắc mắc của một số người theo Phật giáo

14/10/20, 02:44
Đại Pháp tựa như chiếc xe tốc hành, khiến con người viên mãn nhanh nhất
Đại Pháp tựa như chiếc xe tốc hành, khiến con người viên mãn nhanh nhất - Thích Chứng Thông

Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa; không có quan hệ gì với Phật giáo. Pháp Luân Công lấy đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” làm chỉ đạo, chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ để tu luyện.

“Pháp Luân Đại Pháp còn có bộ phận tu mệnh, tức là cần thông qua các động tác. Động tác, về một phương diện, tức là dùng công lực lớn mạnh để gia tăng sức mạnh các công năng và các cơ chế, từ đó đạt được ‘Pháp luyện người’”

Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo

Thích Chứng Thông từ nhỏ đã có tâm tu hành, lại khai thiên mục có thể câu thông với các thể sinh mệnh. Sau này đọc kinh sách không còn thấy nội hàm triển hiện nữa. Nên kiên quyết ly khai đạo trường truyền thống, lựa chọn “chân trần cầm bát vân du”. Phương thức cầu Phật Pháp thuần khiết nhất và cũng là khổ nhất của thời đại Phật Thích Ca. Bà tả lại trong một bài thơ:

Một bát cơm nghìn nhà
Cô tăng vạn lý du
Chỉ để thoát sinh tử
Hóa độ khắp xuân thu.

Cầm bát vân du vô cùng gian nan. Ly khai tịnh xá, quần áo, lương thực, nơi ở, thảy đều là không, hỏi sống làm sao đây? Đặc biệt trong xã hội hiện đại không tôn trọng tăng nhân như thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni. Để xin được một chút cơm ăn, phải chịu các loại nhạo báng, nhục mạ… Tuy nhiên hết thảy đều không ngăn được niềm tin hướng về chân lý Phật Pháp của Thích Chứng Thông.

Trải qua muôn vàn thử thách cuối cùng bà đã có thể rơi lệ hạnh phúc mà thốt lên rằng: “Đại Pháp tựa như chiếc xe tốc hành, khiến con người viên mãn nhanh nhất”.

Pháp Luân Đại Pháp khiến con người viên mãn nhanh nhất

Nhiều cao tăng Phật giáo đã đắc được Đại Pháp. Nhưng vẫn còn có rất nhiều những người theo Phật giáo thích tu sửa người khác mà chẳng thực tu. Tu luyện là nghiêm túc phi thường. Mục đích tu luyện của đời người là để làm gì? Cứ đi tu sửa người khác, thế họ đều tu thành rồi thì đối với bản thân có lợi ích gì?

Phật Thích Ca Mâu Ni có giảng về 6 vị cổ Phật; Pháp của những vị Phật đó có thể giống như đúc với pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni không? Chắc là không thể giống như đúc rồi bởi vì nếu không thì cần gì Phật Thích Ca phải đến giảng Pháp độ nhân nữa. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng vào cuối thời mạt Pháp thì sẽ có Phật tương lai tới độ nhân. Pháp của Phật tương lai có thể nào giống như đúc Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni không? Nếu giống như đúc thì cứ dùng Pháp của Phật Thích Ca là được rồi và cũng chẳng có cái gọi là mạt Pháp nữa…

Nhiều cao tăng Phật giáo đã đắc được Đại Pháp

Hỏi và đáp giữa học viên Pháp Luân Công và người bạn theo Phật giáo.

Nhiều người tu bên Phật giáo nói là kinh sách của môn Pháp Luân Công đều ăn cắp những khái niệm của Phật giáo như Phật gia, Phật Pháp…

Mình sẽ hỏi lại thế này…

Học sinh tiểu học có học cộng, trừ, nhân, chia không?

Một bài toán đơn giản có phải dùng đến các phép tính cộng trừ, nhân chia không?

Đương nhiên là có

Bài toán cao cấp có cộng, trừ, nhân chia thì có gọi là bài toán ăn cắp của tiểu học không?

Không

Pháp Luân Công dùng đến những danh từ trong Phật giáo để giải thích nội hàm trong sách của Pháp Luân Công thì sách đó có được coi là kinh sách của Phật giáo không?

Không, nhưng hãy lấy ví dụ nội hàm của 2 môn có khác biệt gì để chứng minh là không ăn cắp đi?

Bạn có luyện 5 bài công pháp giống mình không?

Không

Đấy chẳng phải là điểm khác biệt giữa các pháp môn tu luyện đó sao?

Cũng có lý

Luyện Pháp Luân Công một thời gian không thờ cúng tổ tiên là sao?

Trong kinh điển của Pháp Luân Công không có chỗ nào bảo người ta không thờ cúng tổ tiên.

Vậy chẳng lẽ những bài viết nói không tốt cho Pháp Luân Công là xuyên tạc sao?

Pháp Luân Công dậy người chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn hành xử… nên đương nhiên những thứ giả dối, tàn ác, thích đấu tranh sẽ khó chịu.

Pháp Luân Công có liên quan đến giáo nào không?

Không liên quan, Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật Gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, Đạo giáo cũng như bất kỳ tôn giáo nào kể cả Nho giáo

x