Văn hóa truyền thống

Tiền tài từ đâu mà có? Hai câu chuyện tỉnh ngộ

13/01/22, 08:08
Tiền tài từ đâu mà có? Hai câu chuyện tỉnh ngộ
Tiền tài phải chăng cứ cầu là được? (ảnh minh họa Pinterest)

Tiền tài đương nhiên đa phần mọi người đều thích, nhưng tiền tài từ đâu mà có? Chúng ta thử xem Phật Pháp lý giải vấn đề này như thế nào.

Phật Pháp có thuyết về nhân quả luân hồi; nhân quả trong quá khứ, hiện tại, tương lai cứ liên tục tuần hoàn không đầu không cuối. Nếu như chúng ta trong quá khứ rất keo kiệt, chưa từng bố thí; như vậy cho dù kiếp này có được di sản trăm triệu thì cũng chưa chắc đã được hưởng. Nếu như trong quá khứ bố thí nhiều, kết nhiều thiện duyên; vậy thì kiếp này dù có sinh ra trong gia đình nghèo khổ, thì sau khi lớn lên cũng sẽ được hưởng phúc báo đầy đủ.

Thái tử và người ăn mày

Chuyện kể rằng, có một người trong tiền kiếp đã tích được rất nhiều phúc báo; vì vậy kiếp này đầu thai vào làm thái tử tôn quý. Lại có một người khác trong tiền kiếp keo kiệt bủn xỉn; vì vậy kiếp này trở thành một người ăn mày nghèo khổ.

Thái Tử bởi vì đã từng làm nhiều việc thiện trong tiền kiếp, nên từ nhỏ tính tình khảng khái, hào phóng, bố thí rộng rãi; thậm chí còn đem bảo vật trong quốc khố mà bố thí cho những người dân nghèo khổ. Quốc vương không chấp nhận được việc này, trong lúc tức giận đã đuổi thái tử ra khỏi hoàng cung. 

Thái tử lưu lạc khắp nơi trên đường phố, không có gì ăn, cuối cùng phải đi ăn xin. Về sau thì gặp được người ăn mày kia, cả hai trở thành bạn bè tốt của nhau; kết bạn cùng đi, lang thang khắp chốn.

Tiền tài từ đâu mà có; Tiền tài là gì; Tiền tài và danh vọng
Thái tử đột nhiên bị mất hết tiền tài danh vọng (ảnh minh họa Pinterest)

Ở một quốc gia lân cận, quốc vương đột nhiên qua đời, nhưng lại không có con để kế thừa vương vị. Các đại thần vô cùng lo lắng, bắt đầu đi tìm kiếm khắp nơi; muốn tìm một người có đủ phúc đức để kế nhiệm quốc vương, quản lý quốc gia. 

Một ngày nọ, thái tử và người ăn mày kia lang thang đến quốc gia này. Thái tử đi mệt quá, mới nằm dưới một cái cây mà nghỉ, người ăn mày thì đi ra ngoài xin ăn.

Bánh nướng kẹp vàng

Lúc này đúng lúc mấy vị đại thần đi qua nơi này. Họ nhìn thấy thái tử ngủ say dưới gốc cây, cũng phát hiện một việc kỳ lạ: Mặt trời tuy xê dịch, nhưng bóng của cái cây thì lại không rời khỏi thái tử; trước sau vẫn che cho chàng khỏi bị nắng. Các đại thần vô cùng vui mừng, nhận định thái tử là người có đại phúc đức; vì vậy mới gọi chàng tỉnh dậy và mời chàng về làm quốc vương.

Tiền tài địa vị; Phúc báo là gì; Phúc báo người thiện
Nhờ làm nhiều việc thiện trong tiền kiếp mà có được đại phúc báo (ảnh minh họa Adobestock)

Sau khi thái tử lên làm quốc vương thì vẫn nhớ về người ăn mày kia; cũng muốn cho anh ta có được cuộc sống đầy đủ. Nhưng mà nhất thời tìm không thấy đâu. Vì vậy thái tử mới nghĩ ra một biện pháp: Chàng nướng mấy cái bánh, và ở trong một cái bánh kia thì bí mật bỏ vào đó một miếng vàng. Sau đó mới phái một người thuộc hạ đi tìm người ăn mày, rồi tặng số bánh này cho anh ta. 

Tiền tài từ đâu mà có? Là do phúc báo mỗi người

Người thuộc hạ đi tìm kiếm khắp nơi, cuối cùng cũng tìm thấy người ăn mày, liền lấy bánh ra tặng cho anh ta. Người ăn mày cầm từng cái bánh lên ước lượng, phát hiện một cái bánh nặng hơn bình thường. Anh ta không biết là bên trong có kẹp vàng, ngược lại còn cho rằng miếng bánh này chưa chín; vì vậy mới lấy cái bánh đó trả lại cho người thuộc hạ: “Cái này trả lại cho anh”.

Có thể thấy phúc báo là do nhân quả quyết định. Mỗi người đều có tiền tài nên được có của chính mình; đây chính là do ‘nhân’ đã gieo ở đời trước. Vì vậy chúng ta nếu có phúc báo đầy đủ, thì dù không tranh với ai thì tiền tài cũng không thiếu thốn.

Công chúa Thiện Quang

Câu chuyện thứ hai này là ở trong “Phật thuyết Ba Tư Nặc vương Thiện Quang duyên kinh”. Kể rằng, vua Ba Tư Nặc có một người con gái tên là công chúa Thiện Quang; nàng được vua cha cưng chiều hết mực. 

Một ngày nọ, vua Ba Tư Nặc nói với công chúa: “Con gái à! Con sinh ra trong gia đình đế vương, vinh hoa phú quý như vậy, cần phải cảm tạ ta mới được”. Nhưng công chúa Thiện Quang lại tín phụng Phật Pháp, cho rằng tội phúc là tự làm tự chịu, vì vậy mới nói với phụ vương: “Con sở dĩ được làm công chúa, cũng không phải là do phúc của cha, mà là do phúc báo con đã tích lũy được trong tiền kiếp.”

Phúc báo con người; Phúc báo nghĩa là gì; Phúc báo cát tường
Công chúa tín Phật, tin vào nhân quả luân báo (ảnh minh họa Conceptodefinicion.de)

Vua Ba Tư Nặc nghe vậy thì rất tức giận, ông muốn chứng minh quan điểm của công chúa Thiện Quang là sai lầm; vì vậy mới đem nàng gả cho một người ăn mày trẻ tuổi. Công chúa Thiện Quang và người ăn mày sau khi kết hôn, thì phát hiện ra ở một lỗ thủng ở trong nhà của người ăn mày có một kho báu rất lớn. Nhờ vậy mà nàng lại giàu sang phú quý không kém gì vua Ba Tư Nặc.

Từ hai câu chuyện trên, chúng ta nên có quan niệm đúng đắn về tiền tài. Không cần quá tham lam, càng không thể vì tiền tài mà đánh mất đạo đức. 

Tiền tài từ đâu mà có? Chính là lấy đạo đức làm gốc, làm lợi cho người khác chính là cái gốc của phúc báo.                       

Theo Vision Times

Xem thêm video:

x