Bí ẩn khoa học

Thiền định giúp vượt qua nỗi sợ hãi như thế nào?

20/07/23, 17:43
Thiền định giúp vượt qua nỗi sợ hãi như thế nào?
(Nguồn: Pixabay)

Nghiên cứu khoa học cho thấy thiền định có thể giúp mọi người vượt qua tất cả các nỗi sợ hãi, dù lớn hay nhỏ.

Kelvin Chin, người đã thiền định hơn 50 năm và là đối tượng nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên về thiền định tại Hoa Kỳ vào năm 1971. Ông cho biết thiền đã mang lại “sự ổn định bên trong”, giúp con người có thể đối mặt với những bất ổn và những nỗi sợ hãi trong cuộc sống.

“Tôi luôn nói với mọi người rằng, chúng ta không thể loại bỏ sự không chắc chắn, nhưng chúng ta có thể loại bỏ nỗi sợ hãi liên quan đến nó”, ông Chin cho biết tại hội nghị thường niên của International Association of Near Death Studies vào năm 2021.

Nỗi sợ trên ghế nha sĩ

Vào thời gian rất lâu trước khi thiền trở nên quen thuộc ở phương Tây và người ta có thể tìm thấy các phòng tập yoga ở mọi nơi, một giáo sư tâm lý học và một giáo sư nha khoa đã cùng nhau thử dùng thiền như một cách giúp những bệnh nhân bớt sợ kim gây mê.

Donald R. Morse của Trường Nha khoa Đại học Temple và Bernard B. Cohen của Trường Cao đẳng Bang West Chester đã viết trong một bài báo năm 1983: “Khái niệm cơ bản liên quan là sợ hãi và thư giãn không thể xảy ra đồng thời”.

Họ nói: “Trong thực tế, thứ gây sợ hãi nên được giới thiệu với đối tượng theo các bước tăng dần trong khi cá nhân này ở trạng thái thư giãn nhiều nhất có thể”.

Thí nghiệm yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu thần chú thiền định trong khi được giới thiệu lại các thiết bị hoặc quy trình nha khoa. Bước đơn giản nhất có thể là từ từ ngả người trên ghế bệnh nhân, dần dần đến mức có thể được gây mê.

Vào cuối cuộc nghiên cứu, một trong những kết luận được rút ra là:

Thiền thôi miên là một kỹ thuật chống lo âu nhanh chóng, hiệu quả, có thể được sử dụng trong quá trình giải mẫn cảm có hệ thống”.

Thiền định giúp vượt qua nỗi sợ hãi như thế nào?
Thiền định là kỹ thuật giảm lo âu hiệu quả (ảnh: Nguyện Ước).

Nỗi sợ tái phát của những người sống sót sau ung thư

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Trường Y Harvard đã xem xét các kỹ thuật khác nhau về tâm trí và cơ thể để giảm bớt nỗi sợ ung thư tái phát, và thiền định là một kỹ thuật hiệu quả.

Trong một số trường hợp cực đoan, nỗi sợ ung thư tái phát có thể dẫn đến “sự tuyệt vọng, mất tinh thần và thậm chí là ý định tự tử”, họ viết trong nghiên cứu đăng trên National Library of Medicine.

Một số kỹ thuật được sử dụng để chống lại nỗi sợ hãi này bao gồm thư giãn và thiền định – “thiền chánh niệm, ngồi thiền và/hoặc thiền chuyển động như yoga, thái cực quyền và khí công”.

Kết quả cho thấy:

Việc áp dụng các kỹ năng cơ thể – tâm trí để nhắm mục tiêu vào nỗi sợ tái phát ung thư dường như có hiệu quả, mặc dù vẫn còn chỗ để cải tiến nhiều hơn”.

Kỹ thuật thiền Kundalini Yoga cho tâm lý ung thư và là liệu pháp tiềm năng cho bệnh ung thư” của tác giả David S. Shannahoff-Khalsa ghi lại quá trình và kết quả nghiên cứu được thực hiện trên những bệnh nhân ung thư đã sử dụng thiền để giúp giảm bớt nỗi sợ hãi liên quan đến căn bệnh của họ.

Shannahoff-Khalsa đã viết rằng, kỹ thuật thiền định này có thể được sử dụng cho những bệnh nhân có nhiều nhu cầu khác nhau, bao gồm giảm bớt “Mệt mỏi, Lo lắng, Trầm cảm, Sợ hãi và Tức giận; Đối phó với những thách thức về tinh thần; và Biến suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực”.

“Vào năm 1990, tôi có cơ hội đầu tiên để kiểm tra việc ‘kiểm soát nỗi sợ hãi’. Tôi đã thử với một phụ nữ 38 tuổi. Người này hỏi tôi có thể dạy gì cho cô ấy để giúp cô ấy vượt qua nỗi sợ hãi khủng khiếp về cái chết mà cô đang trải qua… Sau khi cô ấy hoàn tất xong quá trình thử nghiệm, người chồng đã nói: “Em yêu, sau 2 đến 3 tháng anh mới thấy em cười”. Cô ấy viết chia sẻ với tôi rằng:

“Tất cả những suy nghĩ tiêu cực của tôi đang chuyển thành những suy nghĩ tích cực”.

Cho dù là mục tiêu nào, điều khó nhất là kiên trì đến cùng. Shannahoff-Khalsa chia sẻ rằng theo quan sát của ông, một số bệnh nhân của ông đã dừng lại khi họ thấy đủ cải thiện để họ vượt qua trong khi chỉ một tỷ lệ nhỏ sẽ tiếp tục cho đến khi họ khá hơn 100%. Shannahoff-Khalsa cho biết:

Thách thức lớn nhất là việc thực hành thường xuyên và độc lập. Bệnh nhân ung thư có thể có nhiều động lực hơn so với nhóm khác. Bởi họ nhận thấy sự nhẹ nhõm và lợi ích tức thời có thể đạt được thông qua thực hành, đặc biệt nếu bệnh nhân có mong muốn mạnh mẽ để có một cuộc sống bình thường”.

Nếu bạn muốn có thể đối phó với các nỗi sợ, có thể thử tham gia lớp thiền online miễn phí tại đây.


Theo The Epoch Times

x