Văn hóa truyền thống

Nhẫn nại vì người khác là gốc của thiện lương

17/10/22, 08:16
nhẫn nại
Tâm nhẫn nại vì người khác hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng thiện lương, biết ngĩ cho người khác (ảnh: vi.aliexpress.com).

Một người có thể bị bôi nhọ thanh danh mà không tranh luận, chịu oan khuất mà không động tâm, người đó đạt đến đỉnh cao của tâm nhẫn nại.

Tu luyện trong Phật giáo cần phải thực hiện “Lục độ vạn hành”; trong “lục độ” này có bao gồm nhẫn nhịn. Còn Đạo giáo chủ trương rút lui bản thân, không xa hoa, trong đối nhân xử thế không tranh giành, v.v… cũng bao hàm nội hàm của chữ Nhẫn.

Cũng bởi lẽ nhân tình thế thái có chỗ không thể nhịn được; cho nên, kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt kiếm tương đấu, cái đó chưa đủ gọi là dũng. Những bậc đại dũng trong thiên hạ, trái lại, thình lình gặp những việc “kinh thiên động địa” cũng không kinh sợ, vô cớ gặp những điều ngang trái cũng không oán giận. Đó mới là biểu hiện lớn của tâm nhẫn nại.

Ngụy lương y – một thầy thuốc y đức

Cha của Ngụy Liêm Phỏng người Thường Châu là một người lương thiện luôn thích làm người khác vui và thông thạo y học. Người đến khám chữa bệnh, không phân biệt giàu nghèo, ông đều chữa bệnh tận tình. Đối với những bệnh nhân quá nghèo ông cho cả tiền khám bệnh và tiền thuốc. Khi gặp người ở vùng quê xa xôi tới khám, thì trước tiên ông đều cho họ ăn chút cháo và bánh; sau khi ăn xong mới bắt đầu kiểm tra mạch.

Ông nói: “Đó là vì họ đã phải đi cả chặng đường dài, đói khát khiến mạch máu sẽ bị rối loạn. Tôi cho họ ăn chút gì đó trước rồi nghỉ ngơi một lát để mạch lắng xuống. Tôi đâu có muốn hành thiện tích đức, chỉ là muốn dùng biện pháp này để hiển thị sự kỳ diệu trong y thuật mà thôi”

Thản nhiên trả lại túi tiền cho bệnh nhân dù mình không lấy

Một lần ông Ngụy được bệnh nhân mời đến nhà trị bệnh. Bệnh nhân bị mất 10 lạng bạc bên cạnh gối. Con trai bệnh nhân nghe lời gièm pha, nghi ngờ ông lấy nhưng không dám hỏi trước mặt. Có người bảo anh ta hãy châm một một nén hương quỳ trước mặt ông. Ông Ngụy thấy vậy lấy làm kỳ lạ hỏi: “Tôi có một chuyện nghi vấn khó xử lý muốn hỏi tiên sinh. Tuy nhiên tôi sợ ông trách mắng nên không dám nói”.

nhẫn nại
Vị lương y không tranh luận ngay cả khi bị oan khuất bởi tâm lương thiện, nghĩ cho người khác (ảnh: Adobestock)

Ông Ngụy nói: “Cậu nói đi, ta sẽ không trách cứ cậu”. Lúc này con trai bệnh nhân mới dám trình bày rõ sự việc. Ông Ngụy nói cậu ta vào phòng kín và nói: “Quả đúng là như vậy. Ta muốn tạm thời lấy để ứng phó với chuyện khẩn cấp. Ta vốn định ngày mai đến thăm khám sẽ bí mật trả lại. Nay cậu đã hỏi ta như vậy ta có thể lập tức lấy trả lại. Xin cậu đừng nói ra bên ngoài”. Rồi lập tức trả lại đúng đủ số tiền.

Vừa rồi khi người con trai bệnh nhân cầm nén hương đang cháy quỳ trước của nhà ông Ngụy, mọi người đều nói ông là người cẩn thận, cao thượng; không nên vu khống người có đạo đức cao, ông ấy không thể có hành động bẩn thỉu này. Khi thấy con trai bệnh nhân lấy được bạc đi ra, mọi người đều đồng thanh bàn tán dị nghị: “Lòng người thật không biết như thế nào mà lần. Sao lại đến mức có hành động như vậy”. Sau đó lời ra tiếng vào bàn tán, gièm pha rất nhiều. Ông Ngụy nghe thấy, sắc mặt vẫn không thay đổi, không thèm để ý. 

Nhẫn nại vì người khác là biểu hiện của sự thiện lương

Không lâu sau bệnh nhân bình phục. Khi mọi người quét dọn giường chiếu, nhà cửa phát hiện số bác kia dấu dưới đệm. Cả nhà sợ hãi và hối hận nói: “Đồ vốn không bị mất đi, lại đi hãm hại một người có đạo đức cao thượng như vậy, phải làm sao bây giờ. Có lẽ phải lập tức tới nhà thầy lang, trả lại số tiền cho ông trước mặt mọi người để ông không bị hiểu lầm và nói xấu nữa”.

nhẫn nại
Lương thiện là cách tốt nhất để thay đổi sinh mệnh của mỗi người trở nên hạnh phúc hơn (ảnh: Pixabay).

Vậy là hai cha con bệnh nhân nọ lại đến nhà ông Ngụy, họ vẫn quỳ trước cửa với nén nhang trên tay. Ông Ngụy thấy vậy mỉm cười nói: “Hôm nay làm như vậy là lại có chuyện gì thế?”.

Cha con bệnh nhân xấu hổ nói: “Số bạc trước đây bị mất thực ra là không mất, chúng tôi trách nhầm ông rồi, thật đáng chết quá. Hôm nay chúng tôi tới trả lại bạc cho tiên sinh. Tiểu tử ngu xi ngốc nghếch không hiểu chuyện, xin tùy ông đánh mắng”.  Ông Ngụy mỉm cười đỡ cha con họ dậy và nói: “Cái này có gì đâu, đừng để tâm nhé”.

Chịu oan khuất mà không động tâm là đỉnh cao của sự nhẫn nại

Con trai bệnh nhân hỏi ông: “Hôm đó tôi nghe lời người ta gièm pha vu oan cho ông, tại sao tiên sinh chấp nhận nghe lời miệt thị gièm pha mà không giải thích lời nào khiến tôi phải xấu hổ tới tận hôm nay. Hôm nay mặc dù đã được tiên sinh rộng lòng tha thứ nhưng liệu ông có thể nói cho chúng tôi biết nguyên nhân tại sao ông làm vậy được không?“.

Ông Nguy cười nói: “Cha cậu và ta là đồng hương hàng xóm láng giềng, xưa nay ta vốn biết tính ông ấy siêng năng cần kiệm. Đang bệnh nặng nếu cha cậu nghe thấy mất bạc sẽ tiếc của khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn, thậm chí sợ không dậy nổi. Vì vậy ta thà chịu chút ủy khuất mang tiếng xấu để cha cậu biết rằng tìm được của đã mất; trong lòng từ sầu muộn có thể trở nên vui mừng, bệnh tình tự nhiên sẽ khỏi”.

Nghe vậy, hai cha con đều quỳ gối, dập đầu và nói: “Cảm ơn ân đức cao dày của ngài, không màng danh tiếng của mình bị bôi nhọ mà cứu tính mạng của tôi. Xin cho tôi kiếp sau được làm trâu làm ngựa để báo đáp”. Ông Ngụy mời cha con họ vào nhà, thiết đãi tiệc rượu vui vẻ.

Hôm đó, những người đứng xem vô cùng đông đúc. Họ đều nói rằng hành động của ông Ngụy quả thực nằm ngoài dự đoán của mọi người. Kể từ đó, danh tiếng của ông ngày càng lan rộng.

Nhẫn nại giúp người khác cũng là giúp chính mình

Tô Thức thời Bắc Tống có nói: “Thất phu kiến nhục, bạt kiếm nhi khởi, đĩnh thân nhi đấu”, nghĩa là: Kẻ thất phu chịu nhục liền rút kiếm ra chiến đấu với người khác; tuy nhiên điều này không được cho là dũng cảm. Người bình thường khi bị hiểu lầm hoặc xúc phạm, khó có thể nhịn nổi cái khẩu khí này.

Có thể bị bôi nhọ thanh danh mà không tranh luận, chịu oan ức trước mặt mọi người mà không động tâm quả thực là điều hiếm có. Tuy nhiên, lúc đó trong lòng ông Ngụy chỉ hy vọng bệnh tình của bệnh nhân có thể thuyên giảm nên dù bị vu oan, ảnh hưởng tới thanh danh, bị mang tiếng là kẻ trộm ông cũng không động lòng. Khi bệnh nhân hiểu rõ sự tình và tìm tới cảm ơn, ông cũng không tỏ vẻ kiêu ngạo, hống khách, tỏ rõ quan điểm thần thái bổn phận và đạo đức làm người, làm nghề cần có. 

Ông Ngụy cả đời chỉ một lòng hành thiện tích đức, nên phúc báo truyền tới hậu thế muôn đời sau. Con trai ông là Ngụy Liêm Phòng sau khi đỗ tiến sĩ, được phong quan phụ trách một tỉnh. Khi ông thượng thọ 80 tuổi, được hoàng thượng sắc phong, con cháu cũng đỗ đạt hiển vinh.

Quả thực, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, gieo nhân nhẫn nại vì người khác, tất gặt phúc báo. 

Theo Visiontimes

Có thể bạn quan tâm:

x