Văn hóa truyền thống

Nhà vua từ chối nghe thứ âm nhạc lả lướt gây mê loạn tinh thần

24/03/21, 17:52
Nhà vua từ chối nghe thứ âm nhạc lả lướt gây mê loạn tinh thần
Âm nhạc lả lướt có thể khiến tinh thần mê loạn (ảnh Pinterest)

Theo quan niệm của người xưa, âm nhạc cũng là một loại hình văn hóa mà Thần truyền ban cho con người, và nó cũng có nhiều công dụng khác nhau. Âm nhạc hay có thể khiến lòng người vui vẻ, tinh thần hứng khởi; đầu óc sáng suốt minh mẫn. Âm nhạc không tốt có thể khiến tâm trạng uể oải chán nản, đắm chìm trong sự u buồn; nó được gọi là thứ âm nhạc lả lướt. Những khúc nhạc thời cổ đại đa phần là tích cực, nhưng cũng có một số ít là không tốt.

Vệ Linh Công từ chối âm nhạc lả lướt của Sư Quyên

Sư Quyên sống vào thời đại của vua Vệ Linh Công. Ông tinh thông hầu hết âm nhạc của các triều đại; còn có thể soạn ra những nhạc khúc mới, dùng để thay thế cho những cổ khúc. Ông từng biên soạn nhạc khúc bốn mùa. Thể hiện âm nhạc mùa xuân thì có “Ly hồng”, “Khứ nhạn”, “Ưng bình”; thể hiện âm nhạc mùa hạ có “Minh Thần”, “Tiêu tuyền”, “Chu hoa”, “Lưu kim”; mùa thu thì có “Thương biểu”, “Bạch vân”, “lạc diệp”, “Xuy bồng”; mùa đông thì có “Ngưng hà”, “Lưu âm”, “Trầm vân”. 

Sư Quyên mang bản nhạc bốn mùa của mình diễn tấu cho vua Vệ Linh Công nghe. Vệ Linh Công sau khi nghe xong thì tinh thần mê loạn; quên luôn cả việc chính sự

Cừ Bá Ngọc thấy vậy mới khuyên nhủ vua Vệ Linh Công: “Sư quyên soạn bản nhạc bốn mùa mặc dù là có khí luật đặc sắc; nhưng thứ âm nhạc lả lướt này nghe xong đều khiến tinh thần người ta mê loạn; so với những cổ khúc phong nhã thì khác biệt hoàn toàn. Thứ âm nhạc này không thích hợp để cho nhà vua nghe”. Vì vậy Vệ Linh Công mới không nghe khúc nhạc bốn mùa này nữa, và lại có thể tập trung vào việc quốc sự. Thần dân Vệ Quốc bởi vậy mà đều ca ngợi Vệ Linh Công anh minh sáng suốt.

Vua Vệ Linh Công từ chối nghe thứ âm nhạc lả lướt
Vua Vệ Linh Công từ chối nghe thứ âm nhạc lả lướt (ảnh hxcpp40)

Sư Quyên thoái ẩn, khúc nhạc mới bị thiêu hủy

Sư Quyên kể từ khi phá vỡ âm luật cổ xưa, soạn khúc nhạc bốn mùa theo kiểu cách mới, thì rất hối hận; cho rằng bản thân đã đánh mất đi phẩm hạnh của một lương thần, vì vậy sau đó đã thoái ẩn; không ai biết là đi đâu. 

Về sau, Cừ Bá Ngọc đã tìm và tiêu hủy tất cả những bản nhạc theo kiểu mới của Sư Quyên; vì lo sợ mọi người sẽ truyền bá thứ âm nhạc lả lướt này. Cho tới ngày nay những bản nhạc của Sư Quyên đã bị thất truyền; chỉ còn ghi chép lại trong sách vở một vài tiêu đề chương và ý tứ của bản nhạc.

Đạo đức quyết định nghệ thuật, nghệ thuật phụ trợ đạo đức

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con người. Vì người xưa đức cao trọng vọng, nên vua Vệ Linh Công mới có thể từ chối nghe thứ âm nhạc lả lướt này; Sư Quyên bởi vì làm ra thứ âm nhạc không tốt mà thoái ẩn; Cừ Bá Ngọc đốt cháy hết những bản nhạc của Sư Quyên. Cũng nhờ vậy mà thứ âm nhạc này không bị truyền rộng ra; giúp đạo đức nhân loại không bị trượt dốc.

Xã hội ngày nay thì ngược lại, do chuẩn mực đạo đức con người đã xuống dốc, nên những ca khúc tràn đầy sắc tình mới có thể chiếm ưu thế; còn âm nhạc phong nhã đã bị cho ra ngoài lề. Điều này càng đẩy nhanh thêm sự suy thoái đạo đức. Đạo đức và nghệ thuật chính là bổ trợ qua lại cho nhau.

Văn hóa nghệ thuật có thể khiến đạo đức tinh thần con người nâng cao lên
Văn hóa nghệ thuật có thể khiến đạo đức tinh thần con người nâng cao lên (ảnh chụp màn hình Youtube)

Vật chất và tinh thần tác động qua lại với nhau

Có người nói nghe nhạc chỉ là để giải trí, làm sao có thể tác động đến hành vi? Nói như vậy thì quả thực đã tách biệt vật chất và tinh thần. Trong khi theo quan niệm của người xưa thì vật chất và tinh thần luôn tác động qua lại lẫn nhau. 

Có một ví dụ rất điển hình về âm nhạc. CIA của Mỹ từng sử dụng nhạc của ban nhạc rock Red Hot Chili Peppers để tra tấn các tù binh là lính thực chiến của kẻ thù dưới thời cựu tổng thống Mỹ George W. Bush. Điều này chẳng phải đã quá rõ ràng hay sao? Âm nhạc không tốt có thể tác động xấu đến con người; thậm chí là tra tấn người khác. 

Ngoài ra, kể đến các hình thức ‘văn hóa’ khác thì còn có trường hợp các bé trai chơi game hành động chém giết rồi học theo và gây ra án mạng; các Youtuber nói tục chửi thề khiến học sinh bắt chước theo, báo chí cũng từng phải lên tiếng về tình trạng chửi tục của các em nhỏ; có bé học theo cách làm trên video mà dẫn đến tử vong…

Tìm về văn hóa truyền thống, cảm nhận phẩm hạnh đạo đức của người xưa qua các tác phẩm nghệ thuật cũng là một cách để nâng cao đạo đức của bản thân. Người xưa nói “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nếu bạn cứ mãi tiếp xúc với thứ văn hóa thấp kém thì rồi phẩm hạnh bản thân có thể bị kéo xuống lúc nào không hay.

Theo Chánh Kiến

x