Văn hóa truyền thống

So sánh trang phục của người xưa và ngày nay

11/03/23, 08:11
Nét đẹp trang phục của người xưa hàm chứa điều gì?
Trang phục của người xưa, từng chi tiết nhỏ đều bao hàm đạo dưỡng sinh và dưỡng tính.

Trang phục của người xưa, từng chi tiết nhỏ đều bao hàm đạo dưỡng sinh và dưỡng tính. So sánh với trang phục ngày nay thì có khác biệt gì?

Trong Hồng Lâu Mộng, cô nương họ Giả mẫu búi tóc tròn trên đỉnh đầu, và cài lên đó một chiếc trâm vàng lấp lánh; trước trán là một chiếc băng đô vô cùng tinh xảo, thắt lưng thêu hoa ở eo, mặc áo dài trông rất đoan trang. Vậy nét đẹp trang phục đó của người xưa còn tiết lộ điều gì?

Tại sao người xưa lại đeo đồ trang sức như vây? Điều này có gì khác với cách ăn mặc hở hang, hở bạo của con người ngày nay? Chúng ta cùng tìm câu trả lời từ những hình ảnh trang sức trên đầu, thắt lưng, áo dài, váy dài trong bức hình dưới đây.

Nét đẹp trang phục của người xưa hàm chứa điều gì?
Ảnh: Minh Huệ Net

Mũ phốc đội đầu và trâm cài hoa

Chiếc mũ phốc có nguồn gốc từ thời Đông Hán, đến thời Bắc Chu, nó chính thức được gọi là phốc đầu. Đến thời Tùy Đường, nó trở thành loại mũ yêu thích của mọi tầng lớp xã hội, từ vương hầu, quý tộc cho đến thường dân đều sử dụng mũ như trang phục hàng ngày; nam nữ đều đội được.

Trong sách Trung Hoa Cổ Kim Chú có ghi rằng: “Mũ phốc đầu tên gốc là thượng cân, cũng có tên là chiết thượng cân; dùng 3 thước lụa đen quấn phía sau tóc, là vật dụng thường ngày của người dân. Sau đó, Võ Đế của triều đại Hậu Chu đã cắt nó thành bốn chân và đặt tên là phốc đầu; đến thời nhà Đường, Thị Trung Mã Chu đã chuyển sang sử dụng lụa the thay vì lụa thô; lại thêm hình ảnh Lưỡng nghi ở phía trước và phía sau; mỗi bên có 3 túm, tượng trưng cho Tam tài, bá quan và sĩ tử, thường dân dùng làm trang phục thường ngày”.

Mũ phốc đầu được người xưa làm dựa trên thuyết âm dương ngũ hành; dựa theo Tam tài Thiên – Địa – Nhân. Trời có biến hóa ngày đêm âm dương thay đổi, bốn mùa nóng lạnh, con người có lục phủ ngũ tạng; khí huyết vận hành 12 kinh mạch âm dương và kì kinh bát mạch, thực hư thịnh suy. Trời tròn đất vuông, con người đầu tròn chân vuông; để ứng với Đạo của Trời Đất mà làm điều thiện, việc chân chính. Thuận theo quy luật của Trời đất, âm dương tứ thời mà ít suy tư, tiết chế dục vọng; cẩn thận hành vi, kiềm chế tình cảm, nuôi dưỡng đức hạnh.

Trâm hoa tượng trưng cho điềm lành phú quý, hạnh phúc, lòng biết ơn. Thời xưa, chỉ khi kết thúc các hoạt động như đại lễ; lễ tế Trời, các quan mới về cung, cài trâm hoa để tạ ơn Trời đất. Cũng có ngày lễ, khi mãn tiệc mừng thọ, Hoàng đế ban yến tiệc, ban y phục, phong tước, và ban tân tiến sĩ, yến nghe tin mừng thì mới cài trâm hoa.

Mũ phốc đội đầu và trâm cài hoa

Trong Tống Sử ký có ghi: “Mũ phốc đội đầu, trâm hoa, gọi là đội trâm. Khi dự lễ Trùng Hưng, tế Trời, Minh đường sau khi trở về cung; lễ quan lại người hầu đều cài trâm hoa, ngày lễ tạ ơn Trời đất cũng vậy.”

Hầu hết các sĩ đại phu thời Đường đều thích đeo trâm hoa. Có một câu chuyện “bốn vị tể tướng đeo trâm hoa” được lưu truyền khắp thiên hạ. Chuyện kể rằng bốn người Hàn Kỳ, Vương Khuê, Vương An Thạch, Trần Thắng cùng một thời gian, cùng một chỗ; đều cài một chiếc trâm hoa giống nhau. Về sau, bốn người họ lần lượt trở thành thừa tướng. Chú rể thời Tống cũng có phong tục cài trâm hoa. Mục Lễ cưới trong Lễ thư của Tư Mã Quang viết: “Tập tục chú rể mới đội hoa thắng, che trên đầu, mất dung mạo của trượng phu.”

Ngoài ra, mũ phốc, trâm hoa, băng đô trán còn có một công dụng hữu ích khác mà ít người biết đến; đó là bảo vệ huyệt bách hội trên đầu khỏi gió và lạnh. Đông y cho rằng: “Đầu là nơi hội tụ của dương khí, còn gọi là tủy hải”. Nếu tủy hải không đủ thì đầu quay cuồng, tai ù, cổ tê, mắt hoa, mắt nhìn không rõ, chậm chạp nằm dài. Thái tử nước Quắc đột ngột hôn mê; Biển Thước châm cứu huyệt Bách hội khiến thái tử sống lại cải tử hoàn sinh.

Đai thắt lưng

Chúng ta nhìn thấy nam nữ trong hình, bên hông thắt một chiếc thắt lưng; vị trí thắt lưng chính là vị trí đới mạch tuần hoàn của cơ thể. “Đới mạch bắt đầu từ xương sườn phía dưới, đi vòng quanh cơ thể một vòng, phía trước rủ xuống như một chiếc đai lưng; buộc những mạch này lại, khiến trên dưới thường hằng không đổi; muốn khống chế quản thúc nó thì buộc đai thắt lưng.” Đới mạch chủ yếu khởi tác dụng ước thúc tất cả các kinh mạch theo chiều dọc hoạt động bình thường.

Trong sách “Nạn kinh” có viết: “Đeo đai thắt lưng là để trừ bệnh, lăn tăn như ngồi trong nước. Mạch thái xung và mạch nhâm là biển của các kinh mạch… Mạch nhâm là nơi dưỡng thai của người phụ nữ. Mạch đốc là biển đốc thúc dẫn dắt kinh mạch của nữ nhân. Ba mạch xung, nhâm, đốc tuy cùng xuất phát nhưng khác đường; cùng nguồn mà ba chi nhánh, đều là lạc dẫn mạch”.

Trong “Phụ khoa ngọc xích” viết rằng, dây đai thắt lưng dùng đai ngũ sắc. Cho biết ham mê sắc dục sẽ hại thận, sinh bệnh dưới bụng. Ngũ sắc tương ứng với Can chủ màu xanh lục, Tâm chủ là màu đỏ, Tỳ chủ là màu vàng, Phế chủ là màu trắng, Thận chủ là màu đen.

Mũ phốc đội đầu và trâm cài hoa

Nếu con người có ham muốn buông thả, hành động bừa bãi thì đới mạnh sẽ gây liệt dương, thiếu khí, thận hư, tủy khô, lưng cứng không duỗi được, chân nặng, đi lại khó khăn.

Trong “Biển Thước – Tâm Thư” ghi chép, việc phòng the mệt mỏi mà thận bị tổn hại thì sinh phong (đột quỵ); bệnh lâu ngày thì dương vật chảy mủ, thận mệt, tứ chi lạnh; bụng trướng đau, phân có máu, xương cốt tổn thương; đau lưng và phát sinh các bệnh dưới đai lưng của phụ nữ.

Cho nên, bậc trí tuệ dưỡng sinh là thuận theo sự thay đổi nóng lạnh của bốn mùa; chế ngự thất tình lục dục; giữ được chính khí bên trong thì tà khí bên ngoài không vào được, như vậy mới được trường thọ.

Áo khoác dài và váy dài

Ta thấy trong ảnh, nam nhân vận áo khoác dài từ đầu gối đến mắt cá chân, chân đi giày da cao cổ; dáng vẻ hiên ngang, uy nghiêm. Nữ tử váy dài quét đất, dáng vẻ kiêu sa đài các. Vì sao người xưa mặc áo dài, váy dài?

Như mọi người đều biết cơ thể con người có 12 kinh lạc và kì kinh bát mạch. Kỳ kinh bát mạch gồm có mạch nhâm, mạch đốc, mạch đới, mạch xung, mạch âm duy, mạch dương duy, mạch âm khiêu, mạch dương khiêu. Tác dụng của chúng là chứa đựng dùng khi không đủ, và tích trữ khí thừa.

Trong “Nạn kinh – 28 nạn” có viết: “Âm du, dương duy, duy lạc ở thân, tích chứa; nên không thể chảy quanh khắp thân để tưới cho các kinh được. Thế nên dương duy khởi nguồn ở nơi hội tụ của các khí dương, âm duy khởi nguồn ở nơi các khí âm giao hội với nhau”. Như vậy dương duy là nơi dương khí hội tụ, âm duy là nơi khởi nguồn ở nơi các khí âm giao nhau.

Trang phục của người xưa, từng chi tiết nhỏ đều bao hàm đạo dưỡng sinh và dưỡng tính.
Cuộc thi Thiết kế Hán phục Toàn cầu năm 2010 (ảnh: Edward Dai/The Epoch Times)

Người xưa ví bát kỳ bát mạch của con người như kênh rạch, biển hồ. Khi khí huyết trong cơ thể cường thịnh, nó được tích trữ ở kì kinh bát mạch. Khi khí huyết trong cơ thể suy nhược, cần khí huyết của kì kinh bát mạch để bổ sung. Việc tích trữ và tưới này đều cần mạch âm và mạch dương để duy trì. Mạch âm duy, mạch dương duy, mạch âm khiêu, mạch dương khiêu đều bắt đầu từ chỗ khớp mắt cá chân. Vì vậy, chiếc áo khoác dài và váy dài đóng vai trò như một tấm chắn; chúng bảo vệ lượng máu dư thừa trong cơ thể, để có nguồn tưới dồi dào.

Trang phục biến dị ngày nay có hại sức khỏe

Chúng ta đều hiểu rõ trang phục của người xưa; từng cái nhỏ nhặt trong cuộc sống đều bao hàm đạo dưỡng sinh và dưỡng tính. Vậy y phục của con người ngày nay có những chỗ nào trái ngược với Đạo dưỡng sinh dưỡng tính của người xưa?

Ngày nay, dù là dạo phố hay đi ngoài đường, chúng ta đều thấy những người đàn ông và phụ nữ mặc quần áo có những lỗ thủng. Mùa hè mặc váy hở lưng, hở bụng, hở đùi. Có người mặc quần cạp trễ không thắt lưng, mùa đông hở mu bàn tay, hở mắt cá chân. Có người đầu bù tóc xõa…

Những kiểu ăn mặc này được người xưa coi là y phục bất chính; dễ thu hút tà khí và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Do cơ thể con người có rất nhiều huyệt đạo quan trọng phân bố ở các vị trí như trên đầu, cổ, vai, lưng, khớp gối, mắt cá chân… Nếu thường xuyên để hở những vị trí này thì sẽ khiến dương khí trong thân thể bị thất thoát ra ngoài; hàn tà xâm nhập, làm tắc nghẽn huyệt đạo, xâm nhập vào tạng phủ.

Nét đẹp trang phục của người xưa hàm chứa điều gì?
Ảnh: VnExpress

Người xưa ăn mặc là để bảo vệ mình khỏi bị ngoại tà xâm nhập. Ngoài việc mang lại cảm giác mỹ quan, trang phục của người xưa còn khiến người ta không sinh ác tâm, dã tâm. Trang phục ngày nay hoàn toàn ngược lại; để lộ hoàn toàn những bộ phận cần che chở nhất của cơ thể; dẫn đến những điều xấu xa xâm nhập. Đó là lý do người xưa 50 tuổi mới đau vai gáy; nhưng người ngày nay mới ngoài 20 tuổi đã bị đau vai gáy. Hơn nữa, nó còn khiến người ta sinh ra tà niệm, sinh ra những suy nghĩ sai trái; đối với mình đối với người đều không có lợi.

Nhất là vào dịp Tết Trung Nguyên (rằm tháng 7), Quỷ môn mở. Người xưa thường dặn người nhà rằng, buổi tối không nên phơi quần áo ngoài trời; nhất là quần áo trẻ em, để tránh những thứ như ma quỷ bám vào quần áo; không tốt cho con người. Nếu ai đang sử dụng các vật dụng như quần áo, giày dép, mũ, túi xách, trang sức ma quỷ, có hình đầu lâu… thì tốt nhất không nên sử dụng. Vì ma quỷ trông thấy đồng loại sẽ dễ cộng hưởng, mang đến những điều không tốt lành.

Theo Minh Huệ

x