Khiến người tỉnh ngộ, câu chuyện “Sư tử đỏ mắt” trong truyền thuyết đã linh ứng ở cõi người
Trong lịch sử văn hóa thần truyền Trung Hoa, lưu truyền một câu chuyện cổ “Khi tượng sư tử đỏ mắt”. Đó là điềm báo hoạ sắp đến.
Nội dung chính
Chuyện sư tử đỏ mắt
Khi sư tử đỏ mắt hãy rời làng lên núi
Ở ngôi làng nọ, đạo đức của người dân đã trở nên vô cùng xấu xa và bại hoại, không còn tin vào Thần Phật, nhân quả. Thiên Thượng muốn thiêu hủy ngôi làng này. Nhưng Địa Tạng Bồ Tát vì muốn cứu vớt người lương thiện ở đó, nên cho họ một cơ hội.
Bồ Tát liền hạ phàm, đi vào làng và hóa thân thành một ông lão ăn mày nghèo khổ, rách rưới. Ông lão đi đến từng nhà gõ cửa để xin ăn; mong tìm thấy những con người còn tấm lòng lương thiện. Nhưng không ai cho ông lão một miếng cơm.
Khi ông đến cuối làng thì nhìn thấy có một bà lão đang thắp hương cúng thờ Phật, bèn tiến đến trước cửa xin ăn. Thấy ông lão già nua tập tễnh đi không vững đến xin ăn; bà đắn đo một lúc rồi nói: “Tôi chỉ còn một bát cơm này thôi. Xin biếu cụ một nửa. Còn một nửa để cúng Phật.”
Địa Tạng Bồ Tát thấy người phụ nữ này tâm địa thiện lương, rất thành kính Phật; nên trước khi đi đã chỉ tay vào đôi tượng sư tử bằng đá đặt ở cổng làng và nói: “Nữ thí chủ quả là nhân đức. Hãy nhìn xem hai bức tượng sư tử đá to lớn ở đình làng kia. Lúc nào trông thấy mắt sư tử chuyển sang màu đỏ, thì chính là sắp có nạn lụt. Đến lúc đó hãy rời làng lên núi thì sẽ được bình an”.
Nhiều người không tin lời cảnh báo nên đã không thoát khỏi kiếp nạn
Người phụ nữ nghe thấy vậy vô cùng sửng sốt. Bà lập tức đem chuyện mà mình vừa nghe được nói cho tất cả mọi người trong thôn làng. Nhưng không ai tin lời bà, thậm chí còn giễu cợt, châm chọc, nói rằng: “Nực cười! Làm gì có chuyện tượng sư tử đỏ mắt!”, “Đúng là người si nói mộng. Mê tín! Mê tín!”. Cho dù người dân không tin. Nhưng bà vẫn một mực tận tình khuyên bảo thuyết phục mọi người.
Bà nhớ kỹ lời dặn của ông lão ăn mày. Mỗi ngày đều đi xem mắt của tượng sư tử đá. Trong thôn có đám thanh niên chơi bời lêu lổng. Ngày nọ cố ý dùng sơn nhuộm đỏ rực mắt sư tử đá; muốn chế giễu biến bà thành trò cười cho thiên hạ.
Mọi người trong thôn chứng kiến cảnh bà lão hớt hải chạy; ai cũng ôm bụng cười sặc sụa; chê cười bà thật giỏi lừa gạt. Bà lão vẫn một mực không ngừng kêu to hơn. Thế nhưng không có ai để ý tới bà, cũng không có ai nghĩ rằng sắp có nạn. Cuối cùng bà lão đành chạy một mình lên núi.
Liền ngay sau lúc đó, lũ bất ngờ từ đâu tràn đến. Bà vừa chạy vừa quay đầu nhìn lại chỉ thấy nước lớn dâng lên thật nhanh. Trong chốc lát đã nhấn chìm toàn bộ ngôi làng trong biển nước.
Câu chuyện “Sự lún xuống của thành Sơn Dương”
Có câu chuyện “Sự lún xuống của thành Sơn Dương” có thật tại Trung Quốc, cũng làm những người quen thuộc với câu chuyện trên nhiều suy ngẫm và cảm nhận.
Thành phố phồn hoa thịnh vượng
Ở một vùng biển trong vịnh Hàng Châu chôn vùi một thành phố từng một thời phồn hoa thịnh vượng tên Cố Ấp thành.Dân gian thường gọi là “Thành Sơn Dương”.
Ở khu vực ven ven biển Sạ Phố lưu truyền một câu vè có lịch sử hơn nghìn năm: “Thành Sơn Dương chìm xuống, thành Sạ Phố nổi lên”. Theo ghi chép trong sách sử, thành Sơn Dương vốn có tên gọi Cố Ấp thành, hay còn được gọi Đông Cố thành. Theo Cửu Sơn Bổ Chí:”Cố Ấp thành cao 1 trượng chu vi ba dặm, thuộc quản lý của huyện lỵ Hán Hải Diêm; lại có Hoành Phố Thông từ thành xuống biển”. Bởi thành thuộc Cửu Sơn Dương, vì vậy được gọi tên Sơn Dương thành. Tòa thành này đã bị chìm xuống biển vào cuối thời Đường.
Đây vốn là tòa thành cổ nghìn năm tuổi, đã từng là huyện lỵ của huyện Hải Diêm hơn 180 năm. Đến cuối thời nhà Đường đây là một thành phố thịnh vượng; dân cư đông đúc, thị trường phát triển; người dân có kinh tế phồn vinh, cuộc sống ổn định.
Vì tha hoá đạo đức khiến thành phố chìm trong thù hận, oán than
Sau đó, khu trung tâm náo nhiệt của thành xuất hiện nhiều quý tộc giàu có từ phương bắc. Họ đều mặc áo dài, đầu đội mũ lễ phục; vai đeo ống tre trúc, tay cầm tẩu thuốc. Họ dựa vào quyền lực chính trị câu kết với nhau, tùy ý thôn tính;cướp đoạt tài sản của dân chúng. Hàng ngày còn hoành hành ngang ngược, áp bức người dân.
Một thời gian sau, nhiều người dân địa phương cũng học được thủ đoạn lừa gạt, hãm hại gian lận này. Người giàu và người nghèo dần càng trở thành thù địch của nhau, coi nhau là kẻ thù. Cuối cùng những người có địa vị quyền thế câu kết với phú thương làm điều xấu, hãm hại bách tính. Còn một số người nghèo không an phận vì muốn mau chóng trở nên giàu có cũng bắt đầu ăn cắp, cướp đoạt. Một tòa thành yên bình, tốt đẹp bị chìm đắm trong không khí ngột ngạt xấu xa. Tiếng oán than khắp nơi. Người dân bị oan không nơi kiện tụng, khổ không nói lên lời.
Ai tin Thần sẽ thoát kiếp nạn
Ngày nọ, có một ông lão râu tóc bạc phơ bán dầu lưu lạc tới tòa thành. Khi đi trên đường gặp những người tốt thì nói với họ: “Lũ lụt sắp nhấn chìm thành Sơn Dương”. Tuy nhiên, đến tận ngày mùng 2 tết mọi người đều không ai tin lời ông nói. Đến ngày mùng 3, khi ông lão tới cổng Nam Thành, trời đã gần tối, thì gặp nhà của hai mẹ con nọ. Người mẹ tốt bụng thấy ông lão bán dầu đến giờ vẫn đi khắp nơi chưa có chỗ cư ngụ; bèn mang trà và cơm canh nóng mời ông lão ở lại dùng bữa.
Sau bữa cơm, ông lão ngỏ ý muốn lấy dầu vừng để cảm ơn mẹ con họ. Nhưng hai mẹ con không chịu khăng khăng muốn lấy trứng gà trong nhà để đổi cho ông. Vốn đã cảm thấy nản lòng thoái chí với những người dân trong thành Sơn Dương; nay gặp người tốt như mẹ con quả phụ thì sao có thể không chia sẻ.
Ông nói với Đăng Hoa, người con trai của góa phụ: “Thành Sơn Dương giờ có nhiều người đại nghịch hung ác, tệ nạn, tội ác chồng chất. Ngọc hoàng đại đế đã hạ lệnh nhấn chìm toàn thành. Cứ mỗi sáng sớm, cậu phải đi tới cửa miếu thành hoàng quan sát đôi sư tử. Nếu mắt sư tử biến thành màu đỏ, là thời điểm tòa thành bị nhấn chìm. Hãy lập tức cõng mẹ cậu lên hướng tây bắc để chạy nạn”.
Ai không tin Thần sẽ bị huỷ diệt
Sau khi nghe lời dặn của ông cụ, Đăng Hoa vô cùng tin tưởng. Ba ngày sau đều tới cổng miếu quan sát. Vừa lúc đó có một người mổ lợn thấy cậu bèn hỏi chuyện. Sau khi nghe cậu bé kể sự tình, người đồ tể cho cậu là ngu ngốc và chế nhạo.
Sáng sớm hôm sau, vì muốn đùa giỡn Đăng Hoa; người đồ tể bèn lấy bát tiết lợn bôi vào mắt tượng sư tử. Đăng Hoa nhìn thấy mắt tượng sư tử đá chuyển thành đỏ, vội vàng trở về cõng mẹ chạy về hướng Tây Bắc, vừa chạy vừa hô lớn: “Thành Sơn Dương sắp bị chìm xuống rồi, nhanh chay đi thôi”. Mọi người xung quanh đều cho rằng cậu này bị thần kinh nên không để ý, chỉ có số ít người sợ Đăng Hoa gặp nạn nên chạy theo sau cậu.
Đăng Hoa cõng mẹ tới chân núi thì không động đậy được nữa. Không ngờ, chẳng bao lâu sau khi cậu chạy đi, mọi người phát hiện những vùng đất nơi cậu chạy qua đều lõm xuống, thủy triều cuồn cuộn ở nơi xa kèm theo sóng gió hung hãn tiến tới.
Lúc này nhiều người mới nghĩ tới tìm cách thoát nạn thì đã không kịp nữa. Nơi mẹ con cậu đứng, đất không bị lõm xuống, mép nước ngang gần dưới chân. Cậu quay đầu nhìn lại, thấy xa xa thành Sơn Dương đã chìm trong biển nước; đến cả ngọn núi Vương Bàn cao lớn ngay cạnh thành cũng đều bị nước biển nhấn chìm, chỉ còn nhìn thấy đỉnh núi nhỏ. Những người chạy theo cậu đều cùng đi vào vịnh Trần Sơn Đường Gia. Nhiều năm sau, Sạ Phố thành xinh đẹp được xây dựng nơi đây.
Toàn bộ thành phố Sơn Dương bị chìm xuống, chỉ có một số người tốt như Đăng Hoa có thể sống sót.
Sự lựa chọn thiện ác sẽ quyết định số phận của mỗi người
Qua truyền thuyết lịch sử này có thể thấy: Thiện tâm thiện niệm của con người vô cùng quan trọng, ai có thể giữ vững thiện niệm, thì có thể đi tới bước cuối cùng. Ai mất đi thiện niệm, vì lợi ích và tham vọng làm đủ mọi việc ác; chỉ có thể nhận được ác báo và hủy diệt. Đồng thời, còn có thể thấy: Trước khi đại kiếp nạn ập đến với thế gian, Thần sẽ thông qua một người bình thường nhắn gửi để cứu vớt thế nhân, dùng mọi phương thức để điểm hóa, giúp nhân loại thức tỉnh, khảo nghiệm nhân tâm từng người, lựa chọn người có thể được đắc cứu. Tuy nhiên người đó liệu có thể được cứu độ hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chọn lựa của họ.
Theo secretchina