Học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới là những người tu luyện giữa đời thường. Họ luôn tu tâm, dưỡng tính, hành xử theo Pháp lý Chân – Thiện – Nhẫn trong mọi hoàn cảnh.
Dù là người mới hay cũ thì ai ai cũng thay đổi bản thân. Họ chân thành, không gian dối; chăm chỉ, khiêm tốn… Đó là họ chiểu theo chữ “Chân” mà hành xử. Lấy thiện đãi người, luôn nghĩ cho người khác, bình hòa, thiện lương, ấy là họ tu chữ “Thiện”. Gặp mâu thuẫn hay trong lòng chịu sự ủy khuất, thay vì phản ứng tiêu cực thì họ nhẫn nại, khoan dung, nhìn lại mình để thay đổi, tức là họ thực hiện chữ “Nhẫn” vậy.
Chính vì các học viên Pháp Luân Công nghiêm túc tu luyện, thay đổi bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp nhất nên họ luôn giữ yên ấm gia đình, góp phần ổn định xã hội và làm cho đạo đức hồi thăng.
Nội dung chính
Học viên Pháp Luân Công nơi công quyền luôn làm tốt vai trò của mình
Học viên Pháp Luân Công làm bác sĩ
Sẽ không đặt nặng về tiền bạc, không nhận phong bì của bệnh nhân. Hoặc không lấy tiền hoa hồng của công ty dược phẩm. Họ coi trọng y đức, coi trọng sinh mạng và luôn đối xử tận tình với bệnh nhân. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng để lại sự thiện lương, ân cần, luôn biết nghĩ cho bệnh nhân.
Học viên Pháp Luân Công làm ở toà án
Họ không làm tiền nguyên đơn và bị đơn. Họ không nhận phong bì của các bên nhưng không vì thế mà không có trách nhiệm. Họ luôn xử lý vụ việc một cách công tâm.
Học viên Pháp Luân Công làm giáo viên
Họ yêu thương, gần gũi, truyền hết tâm huyết, kiến thức của mình mà không cần phụ huynh báo đáp. Họ sẵn lòng giúp đỡ những hoàn cảnh, chắp cánh ước mơ cho những tài năng mà không toan tính. Nhất là họ luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh với tấm lòng rộng mở. Giữa giáo viên và trò không có khoảng cách, họ sẵn sàng nhận lỗi trước trò nếu như họ hành xử không đúng Chân – Thiện – Nhẫn. Họ luôn là tấm gương cho học sinh noi theo…
Học viên Pháp Luân Công làm lãnh đạo đương chức
Họ không quá kiêu ngạo kiểu quan chức, luôn gần gũi, nhẹ nhàng, quan tâm tới nhân viên. Trong công việc, họ coi trọng tài năng, tôn trọng nhân viên. Họ coi trọng chất lượng công việc nhưng không phải là chỉ lệnh mà là sự khuyến khích và động viên.
Học viên Pháp Luân Công trong lực lượng vũ trang
Họ tôn trọng luật pháp, phận sự của mình mà tu luyện một cách hài hòa. Họ làm tốt tất cả mọi công việc được giao, trở thành một người tin cậy, từ bỏ những thói hư tật xấu. Họ luôn minh chứng rằng dù họ có ở lực lượng vũ trang nhưng vẫn luôn hoàn thành tốt chức trách và tu luyện cá nhân.
Học viên Pháp Luân Công làm doanh nghiệp luôn coi trọng chữ tín
Nếu học viên Pháp Luân Công làm kinh doanh, họ sẽ không gian lận, bán hàng giả, mà giao dịch công bằng. Họ coi trọng uy tín, chất lượng, chân thành và luôn biết nghĩ, làm lợi cho khách hàng. Họ không đi cửa sau để nhận những hợp đồng béo bở mà thay vào đó là uy tín thật sự của công ty. Trong giao dịch làm ăn, họ không tham dự vào những phong trào tệ nạn như: làm việc trên bàn tiệc, bia rượu hay em út,… Họ coi trọng hiệu quả công việc…
Nếu học viên Pháp Luân Công làm công nhân, họ luôn làm việc chăm chỉ, hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Trong khi làm việc họ luôn mỉm cười, vui vẻ với mọi người cho dù họ có bị đối xử bất công. Họ không nhận phần việc nhẹ mà luôn nhường nhịn, nhẫn nại trong công việc. Họ lấy sự chân thành, thiện lương của mình mà đối đãi với mọi vấn đề.
Nếu học viên Pháp Luân Công làm nghề tự do, hay buôn bán, họ cũng coi trọng chất lượng hàng hóa. Không bán điêu, gian dối, không chửi mắng, coi thường khách hàng; luôn vui vẻ trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng. Họ không cạnh tranh với đối thủ, mọi việc đều thuận tự nhiên, thuận mua vừa bán, dù khách hàng có mua chịu họ cùng không sử dụng biện pháp mạnh để đòi nợ. Họ sẵn sàng chịu mất tiền mà không căm phẫn, oán trách bởi họ hiểu rằng có thể mình đã từng nợ họ…
Học viên Pháp Luân Công dù bất kỳ độ tuổi nào đều tu tốt bản thân mình
Nếu học viên Pháp Luân Công là sinh viên, học sinh hay trẻ nhỏ thì tâm hồn thánh thiện, thơ ngây. Các em là những học sinh ngoan ngoãn, ưu tú; không tham gia vào những trò hư tật xấu hiện nay ngoài xã hội. Sự lễ phép, hiểu đạo lý, có giáo dưỡng, không cạnh tranh, luôn nhận phần việc về mình, luôn chăm chỉ học tập, các em khác hơn các bạn. Bởi các em đã hiểu được Pháp lý Chân – Thiện – Nhẫn, dù ở trong môi trường học tập cũng phải học cho thật tốt, trở thành người tốt trong xã hội.
Nếu học viên là người cao tuổi, hay làm công việc nội trợ thì họ buông bỏ việc trách mắng con cái, ngược lại họ không làm phiền các con. Tự mình chăm lo cho bản thân, không ca thán, luôn vui vẻ, giúp đỡ con cái.
Nếu học viên Pháp Luân Công là những thành phần bất hảo, nghiện ma túy, cờ bạc, thậm chí là đồng tính luyến ái thì dù trước họ là ai nhưng khi chân chính bước vào tu luyện họ thật sự thay đổi. Họ đã từng bị gia đình hắt hủi, mất niềm tin; từng bị xã hội coi thường, khinh rẻ hoặc sợ hãi mà tránh xa; từng vào tù ra tội… nhưng giờ họ là người thiện lương, tử tế. Họ từ bỏ hết mọi tệ nạn, tìm công việc chân chính làm ăn và tự lo cho cuộc sống của mình, xứng đáng là người tu luyện Đại Pháp.
Học viên Pháp Luân Công – những tấm lòng cao thượng
Trong xã hội có nhiều người tốt và có nhân cách cao thượng, không riêng chỉ người tu luyện Pháp Luân Công.
Nhưng bất kỳ ai trước khi bước vào tu luyện, đều có những thói hư tật xấu… có người bệnh tật đầy thân. Khi chân chính bước vào tu luyện, nhờ có Pháp lý Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ chỉ đạo, họ thấy được những khiếm khuyết của bản thân.
Họ bắt đầu nghiêm túc tu sửa bản thân, buông bỏ những thói hư, tật xấu, tâm tính, ý nghĩ xấu. Họ đã hoàn toàn thay đổi và khác hẳn với những người khác. Dù con đường buông bỏ nhân tâm là không dễ, có người làm tốt; có người làm chưa tốt nhưng họ đều trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Trong rất nhiều trường hợp, hoàn cảnh, họ thể hiện rõ nhân cách cao thượng của một người tu hành. Những ví dụ này có ở khắp nơi trên thế giới.
Học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc
Cục phó quản lý huyện Song Minh đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân
Vương Chính Lễ, cục phó quản lý khu thủy lợi huyện Song Minh, tỉnh Vân Nam. Ông đã nhiều lần giành được các chứng nhận danh dự do huyện Song Minh, Cục Bảo tồn nước tỉnh Vân Nam và Hệ thống thuỷ lợi cấp quốc gia trao tặng.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, Vương Chính Lễ thường bị chóng mặt và choáng váng do mắc các bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là huyết áp cao. Vào thời điểm đó, trong đơn vị của họ có rất nhiều người tập Pháp Luân Công, mọi người đều công nhận rằng nó có tác dụng thần kỳ đối với việc chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ, Vương Chính Lễ cũng tập theo, kết quả là sau một tuần tu luyện, các bệnh tật của ông đều hết.
Ông đã nghiêm khắc yêu cầu bản thân theo các tiêu chuẩn về Chân Thiện Nhẫn, và đạo đức cũng đề cao rất nhiều. Khi đó, công việc ông phụ trách liên quan đến các dự án kỹ thuật, có rất nhiều quy tắc bất thành văn trong công việc như nhậu nhẹt, phong bì,… vô cùng phổ biến. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Vương Chính Lễ, ông từ chối nhận quà và làm việc theo nguyên tắc. Ông thường xuyên nhận được khen ngợi của các cấp.
Chủ nhiệm khoa ở Vũ Hán tu luyện Đại Pháp, y đức đồn xa
Bà Hoàng Lợi Bình, gần 80 tuổi, nguyên giáo sư Trung; Tây y ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Bà nổi tiếng với các nghiên cứu khoa học về phụ khoa đặc biệt là trong điều trị “vô sinh”.
Hoàng Lợi Bình bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 12/1995. Chỉ trong ba tháng, chứng hoa mắt đã biến mất, sau đó chứng đau nhức toàn thân cũng biến mất. Điều tuyệt vời hơn nữa là Pháp Luân Công không chỉ khiến thân thể khoẻ mạnh; mà còn yêu cầu đạo đức cao thượng. Kể từ đó, cách nhìn của bà về cuộc sống đã có một sự thay đổi lớn.
Trước khi tu luyện, bà treo bằng khen, giải thưởng kín 4 bức tường của phòng chẩn trị. Sau khi tu luyện, bà gỡ bỏ hết để tránh làm tổn thương các bác sĩ khác.
Trước khi tu luyện quà cáp, phong bì bà đều nhận hết. Sau khi tu luyện, bà đã từ chối nhận quà cáp của bệnh nhân, nếu không tránh được thì gửi đến nhà trẻ hoặc hỗ trợ phúc lợi cho cán bộ y tế của khoa… đôi khi còn tặng quà cho bệnh nhân để cảm ơn họ.
Sau khi nghỉ hưu, mặc dù Hoàng Lợi Bình không treo bảng hiệu hành nghề; nhưng bệnh nhân truyền nhau đến tìm bà. Bà luôn nhiệt tình tiếp từng bệnh nhân, chẩn đoán kỹ càng; kê đơn cẩn thận, không kê đơn đắt, không tốn phí đăng ký.
Học viên Pháp Luân Công ở Canada cứu trẻ rơi xuống sông băng
Ngày 9/3/2002, Trần Nho Khánh, nghe thấy tiếng hô cứu, vội chạy ra bờ sông cách đó hơn 200 m. Khi đến nơi thấy một bé gái đang vùng vẫy trong hố băng cách bờ sông khoảng 10m. Do thời tiết ấm lên, băng tan, bé gái trong khi chơi đùa cùng các bạn; không may giẫm phải lớp băng mỏng và rơi xuống sông. Trần Nho Khánh đã cứu được cô bé và nhận được phần thưởng cao quý từ Bộ Di trú Quebec ngày 17/11/2003.
Học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam
Mua nhầm xe ăn trộm, vất vả tìm khổ chủ để hoàn trả vô điều kiện.
Ngày 10/6/2020, anh Hồ Hoàn Tú, 27 tuổi, một người làm nghề điện lạnh ở Bình Dương; mua một chiếc xe máy ở trên mạng với số tiền 30 triệu VND. Tuy nhiên, trong quá trình làm giấy tờ xe thì anh Tú không thể liên lạc được với người bán xe. Nghi ngờ về tính bất minh của chiếc xe này; anh đã tiến hành kiểm tra thông tin và biết được nó là một chiếc xe ăn trộm. Lương tâm của anh cứ day dứt; anh nghĩ người chủ của chiếc xe này chắc sẽ rất đau buồn vì bị mất xe; và có thể đây là một tài sản lớn đối với người đó.
Sau khoảng 1 tháng vất vả tìm kiếm, cuối cùng anh đã có thể liên hệ được với người chủ của chiếc xe là chị Phương (25 tuổi). Trong buổi hẹn gặp để trả xe vào ngày hôm đó (18/7), chị Phương và những người bạn của mìn; đã rất ngạc nhiên khi biết anh Tú muốn trả lại xe vô điều kiện.
Anh Tú nói: “Em là người tu luyện Pháp Luân Công, tu theo Chân – Thiện – Nhẫn. Sư Phụ dạy em phải biết suy nghĩ cho người khác trước. Khi biết là xe ăn trộm, em nghĩ đến cảm giác của chủ xe, nên tìm cách để trả lại xe…”
May khẩu trang suốt mùa dịch tặng bà con
Khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu xuất hiện và lan rộng tại Việt Nam; khẩu trang trở thành vật phẩm quan trọng. Chị Thùy Dung, thợ may, học viên Pháp Luân Công Bắc Ninh; đã miệt mài may khẩu trang tặng miễn phí cho bà con. Tuy hoàn cảnh của chị còn nhiều khó khăn; chỉ có hai mẹ con đi ở trọ.
Hàng ngày, chị kết hợp làm việc và may được từ 100 chiếc khẩu trang trở lên; kiểu dáng phong phú. Chị tặng cho bất kỳ ai có nhu cầu mà không cần báo đáp. Ban đầu, địa phương nghi ngờ chị Dung có mục đích đằng sau hành động đó. Hàng ngày theo dõi và cuối cùng họ hiểu rằng chị Dung cũng chỉ là xuất phát từ lòng tốt mà thôi.
Chung tay trợ giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt
Các tỉnh miền Trung – Việt Nam từ đầu tháng 10 năm 2020; liên tiếp gặp bão, dẫn đến lũ chồng lũ. Cả nước hướng về miền Trung trong những ngày này. Trong số những đoàn hảo tâm, có sự chung tay của rất nhiều học viên Pháp Luân Công trên cả nước. Họ nhanh chóng cùng triển khai, thành lập những nhóm nhỏ; phân công công việc, chuẩn bị chu đáo các nhu yếu phẩm cần thiết. Lương thực, thuốc men, gạo, quần áo, tiền mặt,… được thu gom từ nguồn các học viên các tỉnh. Kết hợp với các học viên tại địa phương vùng lũ; họ tổ chức thành từng đoàn mang đồ cứu trợ đến tận tay bà con.
Khi làm từ thiện, họ không phải làm lấy lệ, họ khác các đoàn tài trợ khác. Họ khắc phục mọi khó khăn, vất vả; nguy hiểm tìm đến tận vùng sâu vùng xa, vùng bị cô lập. Món quà tặng bà con cũng được các học viên chuẩn bị chu đáo; quần áo được phân loại, dùng nilong bao bọc cẩn thận… Tấm lòng nghĩ đến bà con, sự nhiệt tình, chân thành của các học viên; đã mang lại niềm cảm động sâu sắc nơi mảnh đất đầy nắng gió, bão lũ miền Trung.