Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Hành trình tu luyện của một giám đốc cấp cao

14/01/21, 07:31
Hành trình tu luyện của giám đốc cấp cao
Một gia đình hạnh phúc: Ông Lưu Minh Huy và vợ (ở giữa), con gái, con rể và cháu của họ.

Lưu Minh Huy là giám đốc nhân sự cấp cao của một công ty đa quốc gia. Ông chia sẻ: “Tôi rất may mắn được là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, và tôi hy vọng câu chuyện của mình có thể giúp những người khác đang tìm kiếm một con đường tu luyện như tôi”.

Ông Lưu rất được mọi người nể trọng trong công việc và trong cộng đồng nghề nghiệp chuyên môn. Sự chuyên nghiệp và linh hoạt của ông được nhiều đồng nghiệp đánh giá cao, ông trở thành một hình mẫu trong gia đình và xã hội nhờ sự rộng lượng và tốt bụng của mình.

Đằng sau sự thành công trong cuộc sống, từ nhỏ ông đã luôn hướng đến thế giới Thần Phật, trong cuộc sống ông luôn luôn tìm kiếm một con đường tu luyện. Sau vài lần tìm kiếm và không thành công, cuối cùng ông cũng gặp được con đường trở về chân chính của nhân sinh, đó chính là Pháp Luân Đại Pháp.

Hành trình tu luyện của giám đốc cấp cao
Một gia đình hạnh phúc: Ông Lưu Minh Huy và vợ (ở giữa), con gái, con rể và cháu của họ.

Mong ước từ nhỏ

Ông Lưu Minh Huy, 61 tuổi, làm việc cho công ty Đại Đồng, một trong những công ty đa quốc gia thành lập sớm nhất ở Đài Loan với lịch sử 100 năm. Công ty sản xuất các thiết bị điện tử và phần cứng máy tính, là một thương hiệu quen thuộc của các gia đình ở Đài Loan.

Khi ông còn nhỏ, bà nội của ông Lưu thường đưa ông đến các ngôi miếu để bái lạy. Ông Lưu nhớ rằng đã nhìn thấy nhiều bức bích hoạ trong miếu vẽ cảnh tượng thiên đường, thần tiên, phi thiên, phong cảnh vô cùng đẹp đẽ, còn có những nơi vẽ rất nhiều hình đầu trâu mặt ngựa, hình cắt lưỡi v.v. Rất đáng sợ, không dám nhìn.

Lúc ấy ông tò mò hỏi bà nội, bà nội nói: “Làm chuyện xấu thì chính là người xấu, sẽ bị đọa địa ngục, nếu như nói bậy, nói dối, lừa gạt sau sẽ bị cắt lưỡi; người làm việc tốt, sau sẽ được lên thiên đường.”

Những lời dạy của bà nội đã âm thầm gieo trong đầu ông khái niệm về thiện ác và nhân quả, hơn nữa cũng đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn tu luyện chính pháp sau này của ông Lưu Minh Huy.

Đã từng bước vào tôn giáo, cuối cùng thất vọng rời đi

Khi lớn lên, ông thích đi tới các chùa miếu thăm viếng, đọc kinh phật. Khi ông hơn 30 tuổi, cuộc sống và gia đình ổn định, ông quay lại với việc tìm kiếm con đường tâm linh. 34 tuổi, ông bắt đầu tiếp xúc với một số môn tu luyện, thậm chí cùng vợ tu theo một pháp môn đến sáu, bảy năm và ăn chay trường. Nhưng sau khi thực sự tiến nhập vào trong đoàn thể tôn giáo, ông mới nhận ra rằng rất nhiều người chủ sự của đoàn thể tôn giáo chùa chiền truy cầu quyền lực, tiền bạc, thậm chí còn dính vào chính trị. “Bất kể miếu chùa lớn thế nào, đoàn thể lớn thế nào, tôi phát hiện rằng đều không phải là chân chính dụng tâm tu luyện tâm tính, cảm thấy đều đã biến chất rồi, nên dần dần tôi rút lui.“

Nhưng điều ông Lưu hoàn toàn không ngờ tới là rời khỏi đó khó như thoát khỏi một tổ chức giang hồ. Sau khi ông và vợ ngừng tình nguyện cho tổ chức đó, người chủ sự của đoàn thể tôn giáo kia đã cử người phân phát tài liệu gần nhà ông để bôi xấu. “Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng mình cần bảo trì lý niệm tu thiện, vì vậy chúng tôi không làm gì [với những lời bôi nhọ đó],” ông Lưu nói.

Sau khi dứt khoát kiên quyết cùng vợ rời khỏi, trong khoảng thời gian hai, ba năm, ông không hề tùy tiện tiếp xúc với bất kể đoàn thể tôn giáo nào. Mỗi ngày đều chuyên tâm đi làm, chú ý chăm sóc gia đình, không để ý tới những chuyện tu luyện nữa.

Một lần, trên đường đi làm, vừa lái xe vừa nghe tin tức, nghe báo cáo về học viên Pháp Luân Công ở Đại Lục bị hãm hại bắt giam, lúc ấy ông cho rằng Pháp Luân Công chỉ có ở Đại Lục, không biết rằng tại Đài Loan cũng có người luyện, hơn nữa vì đã từng tiếp xúc với tôn giáo khiến cho tâm của ông sinh ra nhiều quan niệm tiêu cực, nên cũng không để tâm suy nghĩ sâu hơn.

Một cuốn sách trả lời tất cả các câu hỏi

Ông Lưu từng bị hen suyễn và ho rất nhiều. Uống thuốc Đông y, Tây y cũng không có tác dụng. Một ngày nọ vào năm 2004, có một người bạn đến thăm, trong cuộc nói chuyện, ông Lưu bị ho khan liên tục, khá nghiêm trọng khiến cho người bạn chú ý. Người bạn chia sẻ rằng anh biết một người sau khi luyện Pháp Luân Công, đã có được tinh thần và thân thể khoẻ mạnh, anh ấy khuyến khích hai vợ chồng thử xem.

Không ngờ, vợ ông Lưu vừa nghe thấy, liền đi đến giá sách và lấy ra một cuốn sách bìa vàng, có chữ Chuyển Pháp Luân.

Hoá ra, vợ của ông Lưu là giáo viên dạy thư pháp, đã từng mở một nhóm đọc sách, có một thành viên đã tặng cho bà một cuốn Chuyển Pháp Luân, nhưng bà lại chưa từng đọc thử. Ông Lưu Minh Huy nghe người bạn nói vậy, đêm hôm đó bắt đầu đọc. Vừa mở sách nhìn thấy ảnh Sư phụ “ngay lập tức cảm thấy sự nghiêm trang, [Sư phụ] mặc âu phục, ánh mắt sáng ngời rất có thần, nhìn thẳng vào tôi.”

Ông Lưu nhận ra pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp vô cùng uyên thâm. Sư phụ giảng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Điều này khiến ông bừng tỉnh. Trước đây tu luyện, không biết phải tu luyện như thế nào, giờ đây tất cả những thắc mắc đều được giải đáp trong cuốn Chuyển Pháp Luân.

Trước kia, ông Lưu đã từng trải qua mấy pháp môn, đều phải có một số hình thức bái sư, còn phải đóng góp, đóng tiền, cống hiến càng nhiều thì công đức càng lớn, nhưng tu luyện Pháp Luân Công hoàn toàn không thu lễ vật hay tiền phí, chỉ nhìn nhân tâm. Ông cho rằng Pháp Luân Công là miền tịnh thổ, khiến cho người ta vô cùng tín phục, không có các nghi thức quỳ lạy, dập đầu bái sư, cũng không ghi danh sách, không tồn tiền, tồn vật, cũng không đi làm chính trị.

Ông chia sẻ: “Những đoàn thể trước đây có mối quan hệ lợi ích tương hỗ với chính trị, còn Pháp Luân Công thì quản lý thả lỏng, muốn học thì học, muốn đi thì đi, đều là tự chủ động, tự yêu cầu, tự mình tinh tấn, như vậy mới thực sự thể hiện ra sự kiên trì đối với tu luyện.” Những đoàn thể tín ngưỡng trước đây đều truy cầu tiền tài, nữ sắc, quyền lực, chính trị, theo cách nhìn của ông Lưu thì hoàn toàn đều không phù hợp với nhận thức của ông từ nhỏ về Thiện.

Tu luyện Pháp Luân Công mang lại sự an hòa cho sinh mệnh

Ông Lưu Minh Huy trước đây thường hay suy nghĩ: “Con người ta vì sao lại đến thế giới này? Con người từ đâu mà đến?” Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, ông đã minh bạch, “trước đây đọc qua bao nhiêu sách nhưng đều không biết, bây giờ thì biết rồi. Sư phụ đưa ra rất nhiều ví dụ, hóa ra Phật Pháp là như vậy.”

Điều khiến ông vui hơn nữa là, rốt cuộc đã biết “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Ông cũng đã minh bạch như thế nào mới là một người tốt thật sự. “Sư phụ giảng ra những Pháp lý thật thâm sâu, nhưng lại dùng phương pháp và cách giải thích rất đơn giản dễ hiểu, hết sức dung dị.” Ông cảm thấy vô cùng chấn động.

Sau khi đọc hết cuốn Chuyển Pháp Luân, ông Lưu chủ động tìm hiểu thêm các thông tin liên quan khác của Pháp Luân Công, và tìm được một điểm luyện công gần nhà. Ông tham gia nhóm luyện công và chứng ho khan của ông đã biến mất sau ba tháng.

“Thật kỳ lạ, lúc mới bắt đầu tu luyện, tôi ho rất nhiều. Sau đó, lâu lâu mới ho một hai lần, cuối cùng thì đã hết hẳn.”

Sau khi đọc các bài giảng khác của Sư phụ, ông đã hiểu ra nguyên nhân của nghiệp bệnh, ngoài ra ông cũng đã đọc nhiều câu chuyện của các học viên khác, nhiều học viên đến từ Đại Lục, sau khi tu luyện bệnh tật đã khỏi hẳn. Ông nhận ra có nhiều người giống như mình, tín tâm tu luyện tăng lên rất nhiều.

Ông Lưu Minh Huy nhận ra rằng: “Pháp Luân Công đích thị là Đại Pháp của vũ trụ”, bất kể gặp mâu thuẫn gì, trước hết phải tìm xem bản thân có vấn đề gì không. Trong xã hội hiện thực, cần tu luyện một cách vững chắc, khi gặp phải vấn đề, nếu không có pháp lý Chân Thiện Nhẫn chỉ đạo, sẽ dễ dàng hành xử giống như người thường, tùy tiện mắng mỏ, đánh, thậm chí ẩu đả với người khác. Thế nhưng, “có Pháp ở trong tâm, dùng Pháp để đánh giá bản thân, sinh mệnh

điều đầu tiên là tìm vấn đề ở bản thân mình, thực tu vững chắc trong xã hội hiện thực, gặp phải vấn đề nếu không có pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn để chỉ đạo, thì sẽ dễ dàng sa vào người thường, cần mắng cứ mắng, cần đánh cứ đánh, thậm chí ẩu đả với người khác. “Có Pháp ở trong tâm, dùng Pháp để cân nhắc bản thân, sinh mệnh được an hòa.”

Tiên tha hậu ngã, thay đổi tính cách nóng nảy

Ngoài việc thân thể cải biến, điều khiến ông Lưu Minh Huy xúc động nhất là tâm tính đề cao, cải thiện lớn nhất chính là tính hấp tấp. Áp lực trong công việc khiến ông thiếu kiên nhẫn, dễ dàng xung đột với đồng nghiệp và người nhà. Sau khi tu luyện, trong khi luyện bài công pháp thứ tư, câu “hoãn, mạn, viên” khiến ông phải suy nghĩ: “Đúng rồi, sao mình không hoãn một chút, mạn một chút, viên dung một chút nhỉ?”

Trước khi tu luyện, ông Lưu thường vượt đèn vàng và có lần suýt gặp tai nạn. Ông cũng có thói quen đua với người khác để trở thành người đầu tiên phóng xe khi đèn chuyển sang màu xanh. Sau khi tu luyện, ông ngộ ra rằng lái xe như thế rất mạo hiểm, đặc biệt nếu một người lái xe khác đi tới cũng đang cố vượt đèn vàng, vì vậy ông đã không làm vậy nữa.

Ông cũng thay đổi tâm thái khi mua vé tàu về quê ở Hoa Liên. Đôi khi vé đã bán hết, ông thường bực tức, lo lắng và sẽ phàn nàn rằng một số công ty du lịch hoặc quan chức có thể đã tích trữ vé. Sau khi tu luyện Đại Pháp, suy nghĩ cũng thay đổi và ông không còn lo nghĩ việc tranh mua vé nữa. Ông nghĩ cùng lắm thì mua vé đứng cũng ổn. Không ngờ, có lần, mặc dù ông mua vé ngay trước khi tàu khởi hành, ông lại mua được một vé ngồi vì có người vừa trả lại một vé.

Công ty của ông cũng có phương tiện đưa đón nhân viên, và ông Lưu thường muốn đến sớm để có được chỗ ngồi tốt. Sau khi tu luyện Đại Pháp, ông nhận ra điều này thật ích kỷ.

Có rất nhiều ví dụ như vậy trong tất cả các khía cạnh cuộc sống của ông. “Tôi hoàn toàn đồng ý với các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp và sẽ kiên trì tu luyện tập,” ông nói.

Ông nói rằng, những trải nghiệm tiêu cực của ông với các đoàn thể tôn giáo giống như một khảo nghiệm mà suýt chút nữa đã ngăn cản ông đến với Pháp môn chân chính.

Một người cha ấm áp

Vợ của ông Lưu là một nhà thư pháp. Vì những trải nghiệm tiêu cực trước đây với một số nhóm tôn giáo, lúc đầu bà cảnh giác với việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của ông Lưu. Nhưng sau khi chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ về sức khỏe và thể chất của chồng, bà trở nên rất ủng hộ. Bà đã tham dự các sự kiện để giúp quảng bá Shen Yun thông qua hoạt động thư pháp của mình và nói với các sinh viên của mình về buổi biểu diễn.

Hành trình tu luyện của giám đốc cấp cao
Bà Lưu (thứ hai bên trái) tại một sự kiện quảng bá Shen Yun

Hai cô con gái của họ cũng nhận thấy rằng người cha nghiêm khắc của họ đã thay đổi và trở nên kiên nhẫn và ân cần. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, cô con gái nhỏ của ông đã tìm được một công việc về công nghệ thông tin. Một hôm, cô về nhà lúc nửa đêm sau khi làm thêm giờ. Cả bố mẹ đều mắng cô và doạ sẽ khóa cửa nếu cô còn về muộn. Cô con gái khóc lóc và cảm thấy bị ngược đãi.

Ngày hôm sau, sau khi học Pháp và biết rằng hành động của mình không đúng. Ông đã xin lỗi con gái, khiến cô rất bất ngờ. “Con không ngờ cha có thể nói xin lỗi”, con gái của ông cười nói.

Một giám đốc được kính trọng

Khi đối đãi mọi việc như một người tu luyện, ông đã dễ dàng giải quyết các vấn đề gia đình cũng như các mối quan hệ trong công việc. Sự trung thực và cởi mở của ông nhanh chóng chiếm được lòng tin của đồng nghiệp.

Là giám đốc nhân sự cấp cao tại công ty của mình, đôi khi ông Lưu thấy mình rơi vào tình huống khó khăn. Cấp trên muốn cho một số nhân viên lớn tuổi nghỉ hưu, và thậm chí ra lệnh cho ông thực hiện việc đó. Cân nhắc lợi ích của cả công ty và nhân viên, ông thường có thể tìm ra giải pháp có lợi cho cả hai bên.

Ví dụ, sau khi một số nhân viên nghỉ hưu, họ vẫn còn một số khoản vay phải trả. Ông Lưu sẽ thông báo những khó khăn của họ cho quản lý cấp trên và giúp người về hưu có thể làm cố vấn cho công ty, tạo ra một phương án đôi bên cùng có lợi, vì công ty vẫn có thể hưởng lợi từ chuyên môn của nhân viên kỳ cựu, nhưng không phải trả mức lương cao như trước.

Hơn một chục đồng nghiệp của ông Lưu đã cùng ông luyện Pháp Luân Đại Pháp vào giờ nghỉ trưa.

Ông Lưu rất biết ơn Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp đã giúp ông từ bi hơn và mang lại cho ông nhiều trí huệ để giải quyết các vấn đề phức tạp tại nơi làm việc và ở nhà.

Trong thời gian rảnh rỗi, ông cũng tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp ở Trung Quốc Đại Lục thông qua các kênh khác nhau. Ông hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc và nhiều người sẽ có cơ hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Theo Minh Huệ

x