Văn hóa truyền thống

Bài học lịch sử: Giáo hoàng làm sai phải chịu bị cắm đầu xuống đất, bệnh dịch hoành hành

18/02/21, 11:17
Giáo hoàng bị cắm đầu xuống đất
Tranh minh họa bản thảo "Thần khúc" chương địa ngục của Dante (ảnh của họa sĩ Ý thế kỷ 15, Priamo della Quercia, Thư viện Anh)

Trong thời buổi dịch bệnh loạn lạc như hiện nay, cũng thường xuyên nghe được những câu như “Tôi theo Cơ đốc giáo, đã từng được rửa tội, Chúa sẽ bảo vệ tôi bình an cả đời”. Nếu tổ chức một nghi lễ nào đó cũng có nghĩa là nhận được một tấm vé lên thiên đường, vậy tại sao  trong Thần Khúc của nhà thơ Ý thời Trung cổ Dante Alighieri, Giáo hoàng đứng đầu trong nghi thức này lại bị đày xuống địa ngục chịu khổ? Hơn nữa, không chỉ một mình Giáo hoàng, nửa thế kỷ sau khi Thần Khúc được hoàn thành, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở châu Âu…

Thần Khúc là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ vĩ đại người Châu Âu Dante Alighieri, được mệnh danh là danh tác nghệ thuật vĩ đại dẫn dắt, khai sáng nhân loại. Sau hơn 700 năm, tới nay tác phẩm này vẫn được đánh giá cao, và cho là có ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Trong bộ tác phẩm, tác giả dùng nhiều bút mực lên án những nhân viên của Thần làm trái với lời dạy của Thần (giáo hoàng, mục sư…).

Những vị giáo hoàng được đề cập trong “Thần khúc” của Dante, khi còn sống luôn chiếm vị trí cao nhất trong nhà thờ; được tôn trọng ở cấp độ cao nhất trong các nghi lễ. Mọi người nghĩ họ là sứ giả và là người phát ngôn của Chúa. Nhưng về bản chất, phía dưới lớp áo khoác tôn giáo, lại làm ra những việc đáng xấu hổ; đến Thánh Thần cũng không thể khoan nhượng.

Lợi dụng chức trách thiêng liêng, mưu cầu lợi ích cá nhân, Giáo hoàng bị cắm đầu xuống đất

Trong phần 1 của Thần Khúc, chương Các tầng địa ngục, Dante Alighieri được đưa đi du ngoạn địa ngục. Địa ngục có hình dáng giống như một cái phễu, tổng cộng có 9 tầng; đi từ trên xuống dưới, càng đi xuống dưới, linh hồn chịu tội hình càng nặng. 

Trong thơ của Dante, tại tầng địa ngục thứ tư, có các linh mục, giám mục và giáo hoàng vì lòng tham không đáy mà bị đày xuống đây. Tại tầng địa ngục thứ tám, hình phạt rất khốc liệt, ví dụ như ông cụ này: 

Khi đi tới khu vực quỷ dữ thứ ba ở tầng địa ngục thứ tám, Dante đã nhìn thấy ông ta; nhìn thấy bàn chân và bắp chân của ông ta cũng như nhiều linh hồn khác bị bốc cháy; chỉ là lửa trên chân ông ta đỏ hơn những người khác, điều này đã thu hút sự chú ý của Dante. 

Nơi đây được xây bằng những nham thạch đá màu đen xám; tội hồn ở đây đều bị cắm đầu vào hốc đá trên mặt đất; hoàn toàn không nhìn thấy nửa thân trên. 

Dante mô tả kích thước to nhỏ của những lỗ này; không nhỏ hơn hoặc lớn hơn “những nơi rửa tội” trong Bí tích Rửa tội của Thánh John.

Rõ ràng là những tội hồn này cảm thấy không dễ chịu. Dante viết: “Bởi vì chân của chúng run rẩy mạnh bất thường; dù có bị trói bằng gậy và dây thừng, cũng vẫn bị gãy đứt do giãy giụa”.

Tranh minh họa Thần Khúc. Địa ngục tầng thứ 8: Hình phạt những người mua bán thánh chức
Tranh minh họa Thần Khúc. Địa ngục tầng thứ 8: Hình phạt những người mua bán thánh chức (ảnh bản in của họa sĩ thế kỷ 19 Gustave Doray)

Cựu giáo hoàng Nicolaus III bị đày xuống địa ngục

Người có bàn chân bị đốt cháy rõ ràng là khó chịu hơn mọi người; bởi vì ông ta run rẩy mạnh hơn bất cứ ai; chắc chắn là vô cùng đau đớn. Điều này càng làm Dante hiếu kỳ muốn biết đó là ai?

Người bị lộn đầu xuống đất này là cựu giáo hoàng Nicolaus III (Nicolaus PP. III, khoảng 1210 hoặc 1220-1280). Ông ta nghe thấy có người tới. Ông tưởng là tội hồn Giáo hoàng Bonifacio VIII (Papa Bonifacio VIII, khoảng 1235-1303) đã đến sớm để thay thế chỗ và chịu trừng phạt. Ông nghĩ rằng sổ sinh tử mà ông đã xem qua viết sai, vậy nên không khỏi phấn khích mà hét lên: “Ông đã đến rồi à Bonifacio? Sổ sinh tử đã lừa gạt tôi bao nhiêu năm nay. Lẽ nào ông chán ngán tài phú đã đạt được? Ông dùng thủ đoạn lừa gạt để có được người đẹp tuyệt thế; sau đó ông lại vứt bỏ cô ấy!”

Qua những lời này có thể thấy được hành vi của Giáo hoàng đương nhiệm vẫn sống vào thời điểm đó! Ông ta còn đang sống ở dương gian, nhưng địa ngục đã sắp xếp xong vị trí của ông ta ở địa ngục. 

Câu chuyện trong Thần Khúc xảy ra vào năm 1300, và đã trở thành sự thật lịch sử; giáo hoàng Bonifacio VIII khi đó đến năm 1303 mới qua đời. Nói cách khác, Nicolas III phải đợi thêm 3 năm nữa mới có người thay thế ông ta dưới địa ngục. 

Gieo gió gặt bão

Linh hồn Nicholas III có lẽ thấy thất vọng; ông ta nắm lấy chân của mình vừa khóc vừa nói (với Dante): 

“Ông đến đây để tìm hiểu ta là ai à? Nói cho ông biết, ta là giáo hoàng đại nhân có thể mặc pháp y. Họ Orsini của gia đình ta, vì có quyền thế, lòng tham không đáy nhét tiền đầy túi, nên bây giờ bị phạt trong hốc này”. 

Ông ta nói với Dante: “Những người ở phía dưới của ta, đều là những người trước đã làm việc buôn bán chức trách thiêng liêng; họ đều bị lộn đầu xuống đất và nhét trong khe đá. Chỉ đợi người mà ta tưởng nhầm anh là ông ta tới; ta cũng sẽ bị đi xuống tầng địa ngục tiếp theo. Ta bị cắm đầu xuống đất ở đây còn bị thiêu đốt; thời gian có thể dài hơn so với người thay thế của ta. Sau ông ta sẽ có một mục sư vô pháp vô thiên đến từ phương tây; hành vi còn xấu xa hơn cả hai chúng ta cộng lại…” 

Lời quở trách của Dante

Hình minh họa tác phẩm Thần Khúc, chương địa ngục
Hình minh họa tác phẩm Thần Khúc, chương địa ngục (ảnh bản thảo thế kỷ 14, vẽ bởi Jacopo Guido di Puccini, do Thư viện Quốc gia Pháp sưu tầm)

Nghe mấy lời của vị giáo hoàng tham lam này nói, Dante không nhịn được mà bắt đầu trách cứ:

“Hóa ra là như vậy; Chúa của chúng ta trước khi trao chìa khóa tới Thiên quốc cho Thánh Phêrô, đã yêu cầu ông bao nhiêu tiền bạc châu báu? Người không muốn gì cả, chỉ nói: ‘Đi theo ta’”. 

“Thánh Phêrô và những người khác rút thăm lựa chọn Thánh Matthias thay thế cho linh hồn tội lỗi đó (chỉ ra Giuđa Ítcariốt đã phản bội Chúa Giêsu); các tông đồ có yêu cầu Thánh Matthias đưa tiền bạc châu báu hay không?”

“Vì vậy, hãy yên tâm mà ở đây đi; sự trừng phạt mà các ông phải gánh chịu là gieo gió gặt bão; hãy quản lý cho tốt những của cải bất nghĩa của các ông đi; nó khiến các ông dám phản đối Charlie (Chỉ Vua Charlie I của Sicilia). Nếu không phải vì tôn trọng các ông nắm giữ chìa khóa tối cao trong quãng đời vui vẻ của mình, tôi sẽ dùng những từ ngữ nghiêm khắc hơn” 

“Vì sự tham lam của ông, ông giẫm đạp lên những người tốt; nâng những kẻ đạo đức bại hoại lên trời; khiến thế gian trở nên ngày càng tồi tệ và thê thảm…”

Nhân viên Thần chức phạm tội

Hình minh họa Thần Khúc
Hình minh họa Thần Khúc (ảnh của Guglielmo Giraldi, trong Thư viện Vatican)

Những vị giáo hoàng được đề cập trong “Thần khúc” của Dante, khi còn sống luôn chiếm vị trí cao nhất trong nhà thờ; được tôn trọng ở cấp độ cao nhất trong các nghi lễ. Mọi người nghĩ họ là sứ giả và là người phát ngôn của Chúa. Nhưng về bản chất, phía dưới lớp áo khoác tôn giáo, lại làm ra những việc đáng xấu hổ; đến Thánh Thần cũng không thể khoan nhượng.

Họ đã phản bội lại Chúa, phá hoại tinh thần tín ngưỡng thực sự; còn mê hoặc chúng sinh, khiến chúng sinh khó có thể nhìn thấy rõ sự thần thánh và ý nghĩa chân chính của tín ngưỡng. Thậm chí khi đạo đức thế gian trượt dốc, còn khiến con người càng lúc càng rời xa Thần. Những tội lỗi mà họ phạm phải, so với những người bình thường, chỉ có hơn chứ không có kém. 

Không chỉ giáo hoàng, Dante cũng viết rất nhiều về những nhân viên Thần chức. Ví dụ những người giả nhân giả nghĩa cũng ở trong địa ngục: Họ mặc áo choàng mạ vàng, sáng bóng; nhưng thực chất nội tâm bên trong là chì, vô cùng cồng kềnh thô nặng.

Không sám hối không nhận được sự tha thứ của Thần

Trong mô tả về tầng địa ngục thứ tám ở Chương 27, Dante nhìn thấy vị linh mục đang đau khổ và rên rỉ trong quả cầu lửa. 

Tội hồn chịu cực hình nói bản thân từng lừa gạt và dối trá tới mức không gì không làm; thủ đoạn cao siêu, rõ ràng rất xấu xa. Sau khi về già hối hận với những gì từng thích làm, nên tự ăn năn hối cải, đi vào tu viện làm tu sĩ. Nếu không có sự việc xảy ra sau này, sự thành tâm hối cải sẽ được công nhận. Vậy đây là sự việc gì? 

Một vị Đại Tư Tế tìm tới ông ta, muốn ông ta chỉ cách làm thế nào để đánh bại đối thủ; giữ gìn vị trí cao. Đầu tiên vị Tu sĩ này im lặng, sau đó Đại Tư Tế nói: “Trong lòng ông không nên nghi ngờ; từ bây giờ ta miễn xá cho ông. Ông biết rồi, chiếc chìa khóa đóng mở cửa Thiên đàng là ta nắm giữ”. Vậy là vị Tu sĩ đã chỉ cho Đại Tư Tế. Có thể tùy ý đưa ra lời hứa hẹn, nhưng có tuân thủ nó hay không lại là chuyện khác.

Sau khi Tu sĩ qua đời, Thiên sứ áo đen không đưa ông ta tới những nơi khác, mà đưa thẳng xuống địa ngục. Nguyên nhân vì ông ta dâng tặng kế sách lừa đảo. Thiên sứ áo đen nói: “Một người không biết sám hối, sẽ không thể nhận được sự ân xá; Một mặt ăn năn hối cải, đồng thời lại làm ra việc mâu thuẫn, tiếp tục phạm tội; như vậy cũng không được, càng không thể được miễn tội”. 

Kẻ phản bội ở tầng địa ngục sâu nhất

Tầng địa ngục thứ 9 trong Thần khúc của Dante
Tầng địa ngục thứ 9 trong Thần khúc của Dante (ảnh tranh khắc gỗ minh họa Thần Khúc năm 1491)

Tầng thứ 9 của địa ngục, được chia thành 4 giới – Caina giới: Những kẻ bán đứng người thân; Antenora giới: Những người bán đứng phản bội tổ quốc (thuộc nhóm đoàn thể); Tolomea giới: Người phản bội khách hàng; Judas giới: Kẻ phản bội ân nhân.

Trong giới Judas, những kẻ Ítcariốt, Brutus, Cassius (những kẻ tham gia vào âm mưu ám sát Julius Caesar) lần lượt bị quỷ Satan cắn ba lần. Những kẻ phản bội, phản nghịch, đều có mặt tại đây; trong đó có tổng giám mục và tín đồ nhà thờ. Linh hồn họ bị chôn vùi trong hồ băng; khuôn mặt lộ ra ngoài, sắc mặt tái xanh, hàm răng run rẩy kêu la; chịu sự tra tấn bằng hình phạt đóng băng này vĩnh viễn. 

Trong đó Tolomea giới còn có một đặc điểm: Một linh hồn của kẻ phản nghịch; nhục thể của ông ta bị ma quỷ chiếm giữ, quản lý nhục thân này, cho đến tận cuối đời của sinh mệnh; còn linh hồn lại bị rơi xuống tầng địa ngục thâm sâu này để chịu khổ. 

Vì vậy, khi một tội hồn nói với Dante, ông ta là người của giáo hữu Alberigo, Dante ngạc nhiên hỏi: “Ồ, lẽ nào ông đã chết rồi?”. Chúng ta có thể lý giải, người mà Dante nhìn thấy này vẫn đang sống tại thế gian, nhưng nhục thân của ông ta đã bị ma quỷ chiếm giữ và điều khiển; linh hồn đã ở trong địa ngục. 

Nhiều người hành ác nơi nhân gian thực sự chính là ma quỷ

Điều này cũng là để nhắc nhở nhân loại ngày này, những người chúng ta nhìn thấy đang làm ra những hành động giống như ma quỷ đó, thực tế họ đúng là ma quỷ; chỉ là khoác lên mình bộ da người mà thôi. 

Đọc tới đây, chúng ta thực sự có thể nhìn thấy dưới lớp áo choàng tôn giáo, cũng có các chủng các loại hành vi tội ác khác nhau. Sự trừng phạt trong địa ngục, cũng nằm ngoài dự đoán của những tội nhân này. Họ khoác chiếc áo choàng tôn giáo, nhưng lại không hiểu được Thần; nếu không đã không phạm phải nhiều tội lỗi để bị ném xuống địa ngục chịu khổ như vậy. 

Có lẽ nhiều người cho rằng, Thần Khúc chẳng qua chỉ là một bộ tác phẩm văn học, nhưng những việc xảy ra sau đó lại hoàn toàn là sự thật lịch sử. 

Sau khi Thần Khúc xuất hiện, bệnh dịch hạch hoành hành tại châu Âu

Giáo hoàng bị cắm đầu xuống đất
Nhiều người bị nhiễm bệnh dịch hạch ở Florence năm 1348 (ảnh wellcomeimages.org, CC-BY-4.0)

Theo Bách khoa toàn thư Encyclopædia Britannica, ước tính từ năm 1347 đến năm 1351, bệnh dịch hạch hay còn gọi là “Cái chết đen” đã quét qua châu Âu; cướp đi sinh mệnh của 25 triệu người. Theo Nhà biên niên sử người Pháp thời Trung Cổ Jean Froissart, số người tử vong chiếm 1/3 tổng dân số châu Âu lúc đó.  

Trước khi Cái Chết đen ập đến vào thời Trung Cổ, giống như mô tả của Thần Khúc, mặc dù hầu hết các quốc gia châu Âu đều tin vào tôn giáo, nhưng sự sa ngã của nhiều nhân viên Thần Chức khi đó, đã trở thành chất xúc tác trực tiếp nhất cho sự trượt dốc nhanh chóng của đạo đức toàn xã hội. 

Giám mục, Linh mục đều làm trái với lời thề, ngang nhiên nuôi dưỡng nhân tình; còn xuất hiện sự việc nữ tu sĩ có con ngoài giá thú hoặc bỏ trốn với nhân tình; những người phụ trách công việc tôn giáo thì tranh đấu gay gắt; vì danh vì lợi mà hủ bại sa đọa. Tình người của đại đa số bách tính thì lãnh đạm, thờ ơ, hoang phí, buông thả, thô tục…

Sau khi Cái chết đen lây lan tới Venice, Pisa và Florence của Italia – Những thành phố sa đọa là bối cảnh xảy ra nhiều tội ác được miêu tả trong Thần Khúc, cũng không thoát khỏi kiếp nạn; hơn nửa người dân của các thành phố này bị tử vong. Florence trở thành thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nặng nề nhất ở Ý. 

Thời kỳ mạt Pháp, thế gian cũng đầy rẫy những việc loạn bậy

Gần 700 năm sau, khi tới thế kỷ 21 hôm nay của chúng ta, khi nghe tới những sự việc bê bối lạm dụng tình dục của các giáo sĩ công giáo thì đã không còn cảm thấy xa lạ; hay các tin tức về việc nhà thờ Hồi giáo ở Trung Quốc hiện nay còn phải treo quốc kỳ học hiến pháp; các Nhân viên Thần Chức đóng vai hồng quân tới núi Tỉnh Cương để tập huấn giáo dục về lòng yêu nước, yêu đảng.  

Những hành vi phản bội làm trái với yêu cầu của Thần nói trên chỉ có hơn chứ không kém với những gì Dante mô tả trong thời đại của ông. Đối với nhân loại mà nói, là vô cùng nguy hiểm. Hiện tại, dịch bệnh lại lần nữa bùng phát trở lại; chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 8 tháng 1 đến 15 tháng 1, 9 giám mục ở 3 Châu lớn trên thế giới bị nhiễm Covid-19 mà tử vong. Điều này không thể không khiến mọi người suy ngẫm và đặt câu hỏi. 

Thời điểm Đại phán xét cận kề, giữ tâm thiện lương để được bình an

Thực tế, hiện tại chính là đã tới thời khắc cuối cùng trước thời điểm Đại Phán xét được miêu tả trong các tôn giáo và dự ngôn. Tới khi đó, Đấng cứu thế – vương của các vương sẽ thực hiện phán quyết cuối cùng. 

Điều duy nhất những người thiện lương có thể làm vào thời khắc này chính là nắm giữ quan niệm đạo đức truyền thống; lấy đây làm tiêu chuẩn để phân biệt thật giả và nhận thức được chân ngôn của bậc Thánh giả; bởi vì quan niệm đạo đức truyền thống chính là Thần quy định và lưu lại cho con người thế gian. 

Hy vọng những người thiện lương đều có thể được cứu rỗi, bình an vượt qua đại kiếp nạn; hướng tới một tương lai mỹ hảo chưa từng có từ trước tới nay.

Theo Sound of hope

x