Trên con đường nhân sinh, từ sâu trong tâm mỗi chúng ta luôn nhớ đến hình ảnh tươi cười, sung túc, pháo hoa; cùng những lời chúc mừng năm mới dành cho nhau mỗi dịp xuân về. Bởi Tết Nguyên đán là thời điểm đặc biệt, mang lại sự vui vẻ và hy vọng cho mọi người.
- Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết Việt
- Truyền thuyết và ý nghĩa hoa đào ngày tết
- Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục đốt Pháo
Tuy nhiên, nhiều người đã không biết được gốc gác và giá trị của ngày lễ truyền thống. Thiên thượng đã định một năm ra bốn mùa gồm Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thời cổ đại ngày Tết “Nguyên đán” chính là ngày “Hoàng lịch tân niên”.
Tết Nguyên đán có lịch sử hơn năm nghìn năm; được cho rằng có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế Chuyên Húc. “Nguyên đán” là hai chữ được xuất hiện sớm nhất Tấn thư: Chuyên Đế lấy ngày đầu tiên tháng giêng khởi đầu, là ngày đầu xuân nguyên đán)
Nguyên 元 có ý là bắt đầu, khởi điểm, mới. Đán 旦chỉ thời điểm bình minh, thông thường chỉ buổi sáng. Nguyên đán 元旦, là ngày đầu tiên bắt đầu một năm mới.
Nội dung chính
Tết Nguyên đán- Tảo trần, quét bụi
Thời khắc giao thừa ngày 30 tháng Chạp là chính thức khởi đầu chuẩn bị bước sang năm mới. Trong dân gian gọi khoảng thời gian trước giao thừa này là ngày đón xuân hay gọi là “tảo trần nhật” (ngày quét bụi).
Tảo trần dịp năm mới có hàm ý là loại bỏ cái cũ, đón tiếp cái mới. Hay có dụng ý là phải đem hết thảy vận nghèo, vận đen quét ra cửa. Tập tục này nhắn gửi nguyện vọng nghênh đón những điều tốt đẹp của mọi người trong dịp năm mới.
Dịp Tết nguyên đán mọi người treo câu đối trong nhà hoặc dán ngoài cửa; không nói điềm xấu; già trẻ đều mặc quần áo mới; nhà nhà đều treo đèn lồng.
Bữa cơm đêm giao thừa
Bữa cơm đêm giao thừa chính là thời điểm đoàn viên, vui vẻ và náo nhiệt nhất. Bữa cơm có đủ các thành viên trong gia đình. Đầu tiên là cả gia đình bái Thần Phật; tiếp đó bái Tổ tiên nhằm cảm tạ một năm qua được Thần linh và Tổ tiên phù hộ.
Bữa cơm đêm 30 có ngụ ý nhiều điều tốt lành; món ăn làm ra cần phải có đầy đủ hương vị và màu sắc và nhất định là phải dư thừa. Bời vì mong muốn sang năm mới điềm lành sẽ tới và ăn mãi không hết.
Vào đúng thời khắc giao thừa: tuổi mới, tháng mới, mùa mới, mọi người bắn pháo hoa biểu tượng cho sự phồn thịnh, vượng khí thông Thiên.
Chúc Tết trong ngày đầu năm mới
Chúc Tết là tập tục truyền thống dân gian. Con người tạm biệt cái cũ, nghênh đón cái mới; chúc cho nhau đạt được những điều tốt đẹp nhất. Theo truyền thống, bố mẹ thường dẫn con cái đến gặp ông bà, họ hàng, bạn bè thân thích; để gửi những lời tốt lành nhất trong năm mới.
Trẻ nhỏ thường tụ lại cúi đầu hành lễ, gọi là Bái niên (Chúc Tết). Chủ nhà sẽ nhiệt tình thiết đãi bọn trẻ bằng kẹo, mứt và bao lì xì (tiền mừng tuổi).
Tục mừng tuổi ngày Tết Nguyên đán
Người lớn thường chuẩn bị tiền mừng tuổi để lì xì cho trẻ nhỏ. Theo truyền thống, tiền mừng tuổi còn có thể ngăn chặn tai họa, được bình an suốt năm.
Tiền mừng tuổi có được sau khi trẻ nhỏ chúc tết mọi người; cũng có thể vào đêm giao thừa lúc trẻ nhỏ ngủ, người lớn đặt dưới gối của trẻ.
Dân gian cho rằng, phát tiền mừng tuổi cho trẻ, thì lúc yêu ma ác quỷ làm hại; trẻ có thể dùng số tiền này trấn áp chúng mà có thể biến dữ hóa lành.
Ngoài ra, tiền lì xì còn có một ý nghĩa khác, đó là tặng cho người lớn tuổi; với mong muốn thêm tuổi, sống trường thọ.
Ngoài ra mùng một đầu năm có phong tục đi chùa, trẩy hội, mua quà vặt. Đây là phương thức giao tiếp và nghỉ ngơi truyền thống, cả năm bận rộn; những ngày này được nghỉ ngơi và thư giãn