Nhân sinh cảm ngộ

Con bạn sẽ xuất sắc nếu dưỡng thành 6 thói quen này

10/11/22, 07:48
Đứa trẻ sẽ trở nên xuất sắc nếu dưỡng thành 6 thái độ này
Đứa trẻ sẽ trở nên xuất sắc nếu dưỡng thành 6 thói quen này (ảnh: 123tadi)

Giáo dục con cái là điều rất quan trọng để thành tựu tương lai sau này của trẻ. Có một số thói quen nên dưỡng thành cho trẻ ngay từ nhỏ.

Nhà giáo dục nổi tiếng Hiệp Thánh Đào đã nói: Giáo dục chính là việc bồi dưỡng thói quen”. Điều đó cho thấy sức mạnh của thói quen là vô cùng to lớn.

Nhà tâm lý học người Mỹ William James chia sẻ: “Gieo một hành động, gặt một thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận”. Chính là nói, thói quen có thể quyết định vận mệnh một đời của con người.

Tuổi thơ là khởi đầu của cuộc đời mỗi người. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quan trọng hình thành thói quen trong các hành vi khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ nên coi trọng việc bồi dưỡng và rèn luyện những thói quen tốt của đứa trẻ. Bao gồm thói quen sinh hoạt, thói quen ứng xử với mọi người và thói quen học tập.

Trước khi trẻ vào cấp 2, các bậc cha mẹ nhất định phải giúp trẻ dưỡng thành 6 thói quen này:

1. Chuyện của bản thân thì tự mình giải quyết

Đứa trẻ từ khi còn nhỏ thì cần phải dưỡng thành thói quen tốt để tự mình làm những việc của mình. 

Bắt đầu từ những điều nho nhỏ như tất của trẻ hãy để trẻ tự mang; quần áo đi học của trẻ hãy để trẻ tự mặc; bài tập của trẻ hãy để trẻ tự hoàn thành; khi gặp sự việc, hãy để trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình theo nhận định của bản thân, để trẻ tự phát triển khả năng tư duy độc lập ngay từ nhỏ. 

Dưỡng thành là gì; Nuôi dưỡng tâm hồn; Thói quen của người thành công
Bắt đầu từ những điều nho nhỏ như giày của trẻ hãy để trẻ tự mang (ảnh: Giasumontessori)

Cuộc đời của trẻ sớm muộn gì cũng là của chính bản thân nó. Vì vậy hãy để đứa trẻ từ khi còn nhỏ có khả năng suy nghĩ độc lập, có ý thức làm những việc của riêng mình. Đến một ngày nào đó bạn cần buông tay đứa trẻ ra thì bạn sẽ không quá lo lắng và đứa trẻ cũng sẽ không quá sợ hãi.

2. Tham gia vào việc nhà và bồi dưỡng ý thức trách nhiệm

Mẹ của Hoa thường giao cho cô bé những việc nhà cố định từ khi còn nhỏ. 

Mẹ nói với Hoa rằng:

Mẹ sẽ chịu trách nhiệm nấu ăn, cha sẽ chịu trách nhiệm rửa chén, còn Hoa sẽ chịu trách nhiệm đổ rác nhé!”

Cho nên, từ nhỏ Hoa đã quen công việc đổ rác mỗi lần thấy thùng rác quá đầy.

Hơn nữa, mỗi khi trong nhà cần mua một món đồ lớn thì đều sẽ mở “cuộc họp” gia đình. Chẳng hạn như khi mua TV, mua ô tô, cha mẹ đều để cô bé tham gia ý kiến.

Hoa lớn trên trong môi trường như vậy, cho nên cô bé luôn có trách nhiệm đối với gia đình. Cô bé luôn cảm thấy mình là một thành viên chính trong gia đình này. Cô bé luôn nghĩ rằng, đây là nhà của chúng tôi, chứ không chỉ là nhà của cha mẹ.

Thói quen là gì; Thói quen của học sinh; Thói quen đọc sách
Cho trẻ tham gia vào việc nhà để trẻ bồi dưỡng ý thức trách nhiệm (ảnh: Chamconchuan)

Rất nhiều bậc cha mẹ đều nghĩ con cái của họ còn nhỏ không biết gì, mọi chuyện đều làm thay và suy nghĩ thay đứa trẻ. Kỳ thực, điều này ngược lại sẽ khiến đứa trẻ mất đi cơ hội rèn luyện bản thân.

3. Dưỡng thành thói quen đọc

Việc đọc mang lại rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như tích lũy vốn từ vựng; nâng cao khả năng ngôn ngữ; cải thiện khả năng viết; mở rộng kiến ​​thức và nâng cao kỹ năng diễn đạt.

Trước khi trẻ 12 tuổi là thời kỳ tốt nhất để phát triển khả năng đọc (cơ sở của khả năng học tập). Đặc biệt là ở trường tiểu học, 6 năm này, có thể nói là không có gì quan trọng hơn là đọc nhiều, cải thiện và phát triển kỹ năng đọc.  

Đứa trẻ sẽ trở nên xuất sắc nếu dưỡng thành 6 thái độ này
Cha mẹ nên làm gương cho trẻ trong việc đọc sách (ảnh: 123tadi)

Chỉ ở giai đoạn này, trẻ mới được đọc nhiều sách vở và mở rộng kiến thức. Bước chuẩn bị sớm này sẽ giúp trẻ phát huy tiềm năng mạnh mẽ trong tương lai.

Một số cha mẹ có thể nói rằng con tôi không thích đọc sách.  Đó là vì trẻ chưa hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ, không có hoàn cảnh đọc sách trong môi trường gia đình. 

Vì vậy, cha mẹ nên làm gương và cho đứa trẻ một tấm gương yêu thích đọc sách để con cái học theo.

Bạn có thể đọc sách cùng con. Bạn cũng không cần giới hạn con mình đọc các tác phẩm kinh điển. Hãy bắt đầu từ sở thích của con bạn. Chỉ cần để con bạn phát triển thói quen đọc sách và đọc sách trong tâm thái bình tĩnh. 

4. Học cách lựa chọn để biết cách chọn lọc

Cha của Tuấn sẽ thỏa thuận với cậu bé mỗi lần đưa Tuấn đi siêu thị. 

Ông ấy sẽ nói với Tuấn rằng: “Lần này chúng ta đi siêu thị, con chỉ có thể chọn một thứ, khoai tây chiên hoặc đồ chơi. Nếu con chọn khoai tây chiên thì con sẽ có thứ gì đó ngon để ăn. Nếu con chọn đồ chơi thì cũng rất tốt, vì đồ chơi có thể chơi được rất lâu”.

Lần đầu, Tuấn chọn khoai tây chiên, người cha để cậu bé nhanh chóng lựa chọn giữa nhiều nhãn hiệu và nhiều hương vị khác nhau. 

Tuần sau, khi cậu bé lại cùng cha đi siêu thị, cậu ấy đã chọn đồ chơi. 

Chúng ta không thể có nhiều thứ trong cuộc sống của mình cùng một lúc. Quá trình trưởng thành chính là quá trình phải “lựa chọn” hết lần này đến lần khác. Bồi dưỡng khả năng lựa chọn của trẻ cũng là dưỡng thành thói quen tư duy. 

Đứa trẻ sẽ trở nên xuất sắc nếu dưỡng thành 6 thái độ này
Bồi dưỡng khả năng lựa chọn của trẻ cũng là dưỡng thành thói quen tư duy (ảnh: Beyeume)

Điều này sẽ cho đứa trẻ những mục tiêu rõ ràng của riêng mình khi đưa ra những lựa chọn lớn trong cuộc sống sau này của mình. Và những người có mục tiêu riêng càng sớm thì cơ hội thành công càng lớn.  

5. Dưỡng thành thói quen sinh hoạt có quy luật

Giúp trẻ hình thành các thói quen sinh hoạt đều đặn, chẳng hạn như dậy lúc mấy giờ, ăn sáng, mấy giờ làm bài tập, mấy giờ đọc sách và mấy giờ đi ngủ. 

Những điều nhỏ nhặt tưởng chừng như bình thường này lại không dễ kiên trì một cách lâu dài.

Nhưng nếu trẻ có thể quen với đồng hồ sinh học như vậy. Điều đó không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn rất có lợi cho việc lập kế hoạch và sắp xếp tổng thể những việc trẻ làm khi lớn lên. 

Đứa trẻ sẽ trở nên xuất sắc nếu dưỡng thành 6 thái độ này
Dưỡng thành thói quen dậy sớm rất có lợi cho trẻ (ảnh: Elite-symbol)

Những đứa trẻ lớn lên với thói quen sinh hoạt có quy luật sẽ tự lập kế hoạch cho mọi việc chúng làm. Hơn nữa, chúng có sức bền tốt hơn những đứa trẻ khác.

Để đứa trẻ có thể kiên quyết thực hiện và hoàn thành kế hoạch thì cha mẹ phải hết sức khẳng định, động viên, thậm chí khen thưởng ngay từ khi còn nhỏ. Những đứa trẻ có kế hoạch và tuân theo nó sẽ có nhiều khả năng thành công hơn khi lớn lên. 

6. Học cách lắng nghe và vui vẻ giúp đỡ người khác

Mỗi đứa trẻ đều có cách nghĩ và hiểu biết của riêng mình về thế giới. Vì vậy, chúng rất nóng lòng muốn được chia sẻ với những người khác. Những bậc cha mẹ thông minh luôn biết cách lắng nghe con cái một cách cẩn thận và kiên nhẫn. Lắng nghe một đứa trẻ là sự tôn trọng lớn nhất đối với chúng.

Khi cha mẹ lắng nghe con cái, họ cũng nên nói với con mình rằng, chúng cũng cần kiên nhẫn lắng nghe người khác. Bạn có thể nói với con rằng: “Ý kiến của người khác nghe cũng có vẻ thú vị”. Điều này sẽ giúp trẻ học cách tôn trọng ý kiến ​​của người khác và biết cách giúp đỡ người khác. Bất kỳ ai cũng đều yêu quý đứa trẻ như vậy.

Khi lớn lên, những người biết cách lắng nghe người khác và sẵn sàng giúp đỡ người khác, sẽ có khả năng giao tiếp tốt với mọi người và sẽ có nhiều mối quan hệ hơn. 

Các bậc cha mẹ hãy chú ý dưỡng thành thói quen tốt cho trẻ ngay từ nhỏ, như vậy tương lai của trẻ sẽ rộng mở hơn.

Theo CMoney

x