Văn hóa truyền thống

Chuyện nhân quả báo ứng chấn động tỉnh Liêu Ninh

31/07/22, 18:03
Câu chuyện nhân quả báo ứng chấn động miền nam Liêu Ninh
Nhân quả báo ứng luôn là quy luật bất biến của vũ trụ (ảnh: Pixabay)

Có những câu chuyện và sự kiện thời gian trôi qua khiến người ta không nhớ rõ. Tuy nhiên, những câu chuyện nhân quả báo ứng sẽ khiến người ta không thể quên.

Người xưa luôn tin vào nhân quả báo ứng

Câu chuyện này không chỉ được mẹ tôi nhiều lần đề cập đến; ngay cả khi cậu tôi còn sống cũng từng chia sẻ câu chuyện xác thực đã xảy ra. 

Đó là sự kiện xảy ra ở nước Mãn Châu, đúng như câu nói trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Người gây họa lập tức gặp nhân quả báo ứng; đồng thời ác báo còn liên đới tới con cháu tử tôn sau này.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau ...
Người xưa luôn tin vào nhân quả báo ứng (ảnh minh họa: Adobe Stock).

Mẹ tôi năm nay đã gần 90 tuổi. Khi còn nhỏ, mẹ từng theo học mấy tháng ở trường tư thục nên có thể biết đọc một vài chữ. Mặc dù văn hóa không cao, nhưng trí nhớ của mẹ lại rất tốt. Những câu chuyện bà kể cho chúng tôi cơ bản đều là những sự việc bà ghi nhớ; không phải đọc được qua sách vở mà lưu truyền lại. Tuổi thơ chúng tôi lớn lên từng ngày từng ngày cùng với những câu chuyện trong ký ức của mẹ.

Mẹ là một người phụ nữ truyền thống vô cùng tin vào nhân quả báo ứng. Bà thường kể những câu chuyện để giáo hóa con cái kiểu như: “Ông bà tích đức cho con cháu”; “Bỏ vợ đến cuối đời cũng không được việc gì”; “Khéo mồm khéo miệng không tốt cho con cháu”. Những lời nói này của mẹ đồng thời cũng là sự nhắc nhở chúng tôi phải tự ước thúc lời nói cử chỉ của mình.

Câu chuyện nhân quả báo ứng chấn động một vùng

Từ xưa tới nay nhân quả báo ứng luôn là quy luật bất biến của vũ trụ. Hiện thế hiện báo, có lúc là báo ứng trong đời này; lại có khi là báo ứng vào con cháu đời sau. Đặc biệt lý giải về vấn đề hiện thế hiện báo, thường có người nhìn nhận rằng khi làm điều xấu sẽ bị báo ứng vào một khoảng thời gian nào đó trong kiếp này; còn việc lập tức gặp báo ứng khi làm điều không tốt là tương đối ít. 

Theo lời mẹ tôi kể, vào thời Nhật Ngụy triều Mãn Châu, tại thành Tây Phục Châu thành phố Ngõa Phòng Điếm nay là tỉnh Liêu Ninh có ngôi làng gồm những người đều mang họ Tôn. Trong làng có một người tên Tôn Trường Đức, một người tên Tôn Bảo Đức. Năm đó cả hai người đều đánh xe ngựa vận chuyển hàng đi làm ăn buôn bán. Hai người thường xuyên kết giao cùng đồng hành, hỗ trợ lẫn nhau. 

Một ngày mùa thu năm nọ, hai người họ vận chuyển vải vóc cho một thương gia. Khi đi qua một sườn núi, Tôn Trường Đức đi trước nghe thấy trong bụi cỏ ven đường có tiếng khóc. Ông liền dừng xe và tiến tới bên cạnh đứa trẻ. Trước đây, tại địa phương này có một phong tục: Nếu nhà ai không nuôi được con mà phải cho đi đều sẽ để mấy đồng bạc gói vào một tờ giấy; đồng thời viết ngày tháng năm sinh của đứa trẻ để vào bọc quần áo và tã quấn đứa trẻ.

Hành động tàn ác ngay lập tức bị quả báo

Sau khi tới gần đứa trẻ, Tôn Trường Đức nhẫn tâm rũ chăn để đứa trẻ nằm trên nền đất; sau đó ném bọc quần áo vào xe và nhặt mấy đồng bạc bỏ vào túi trước ngực. Tiếng khóc thê thảm của đứa trẻ không làm thức tỉnh lương tri ông ta. Ông ta tàn độc không những không cứu giúp còn có hành động thú tính; lấy bọc quần áo quấn đứa trẻ đặt trước bánh xe, sau đó vung roi đánh xe ngựa chạy qua khiến đứa trẻ tử vong. 

Quả báo. Quy luật vận hành của vũ trụ, theo đó: hành vi mà bạn tạo tác hôm nay (nhân) sẽ nhận kết quả tương ứng (quả) trong tương lai.
Làm điều ác sẽ phải nhận báo ứng (ảnh minh họa: Pixabay).

Người xưa thường giảng, trên đầu ba thước có Thần linh, người đang làm trời đang nhìn. Câu nói này quả thực không sai chút nào. Hôm đó trời trong xanh không gợn mây, đột nhiên trên bầu trời nơi Tôn Trường Đức làm việc xấu xuất hiện một đám mây; đồng thời một tiếng sấm nổ đinh tai nhức óc khiến Tôn Trường Đức lập tức tử vong. 

Trời trong xanh đột nhiên lại có sấm sét xuất hiện khiến người dân xung quanh vô cùng sợ hãi, còn tưởng ở đâu đốt pháo. Tôn Bảo Đức đồng hành cùng Tôn Trường Đức, người đi trước người đi sau nên phía trước xảy ra gì phía sau đều nhìn thấy rõ ràng. Báo ứng ngay trước mặt nhưng ông ta lại cho rằng đó chỉ là trùng hợp. Thật đúng là “không biết sợ trời sợ đất”. Cho rằng đây là cơ hội tốt để mình phát tài, Tôn Bảo Đức ăn trộm mấy cuộn vải trên xe ngựa của Tôn Trường Đức. Sau khi xong tìm đến nhà đứa trẻ bị chết báo chuyện tang ma.

Làm việc ác không chỉ hại bản thân mà còn tích nghiệp cho đời sau

Tuy nhiên việc lúc trước Tôn Bảo Đức cho rằng ngẫu nhiên xảy ra, lại xảy ra với chính bản thân ông ta. Mùa thu năm sau, cũng đúng tháng đó, đúng ngày đó, đúng địa điểm và thời gian đó, Tôn Bảo Đức cũng trùng hợp đi qua đúng chỗ đó và “trùng hợp” bị sét đánh chết.

Luật Nhân Quả và những câu chuyện nhân quả báo ứng ở đời, ác giả bác báo, thiện giả thiện lai. Áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống để tu thân tích đức, ...
Thiện ác hữu báo (ảnh minh họa: secretchina).

Người xưa nói, ông bà tổ tiên tích đức cho con cháu. Thực sự đức có thể tích tụ về sau, nghiệp cũng tích lại cho đời sau. Tôn Trường Đức năm đó đã kết hôn và có con. Nhiều năm sau con cháu ông ta, cháu trai, cháu gái đều gặp chuyện tai bay vạ gió.

Con cháu trong nhà đều cảm thấy vô cùng kỳ lạ nên tìm hỏi người thông tuệ trong làng xem rốt cuộc lý do tại sao. Kết quả một vị tướng xem xong quẻ bói liền nói với họ: “Tổ tiên nhà anh tạo nghiệp quá lớn, đời họ không trả hết nên con cháu đời sau phải tiếp tục thay họ trả nợ”.

Sự việc “trùng hợp” này xảy ra ở khu vực Liêu Ninh đã gây náo động toàn khu vực. Đến nay những người lớn tuổi vẫn ghi nhớ như việc mới xảy ra ngày hôm qua và luôn lấy bài học nhân quả báo ứng đó để răn dạy con cháu.

Theo Visiontimes

Xem thêm:

x