Bí ẩn khoa học

Bí ẩn: Viên kim cương hy vọng mang bất hạnh đến cho chủ nhân

18/05/23, 08:08
Bí ẩn: Viên kim cương hy vọng mang bất hạnh đến cho chủ nhân
Viên kim cương Hope (ảnh: Visiontimes)

Trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian ở Hoa Kỳ, có một viên kim cương màu xanh lam, được gọi là Viên kim cương Hy vọng. Điều kỳ lạ của viên kim cương 4,5 carat này là chủ nhân của nó lần lượt gặp bất hạnh sau khi sở hữu nó.

Lai lịch của Viên kim cương Hy vọng

Vào thế kỳ 17, một nhà thám hiểm người Pháp đã tới thăm một thành phố ở Ấn Độ. Trong một tu viện, ông bị thu hút bởi một bức họa được lồng kính. Đó dường như là chân dung của một vị Lạt-ma, bên trong tranh được khảm bởi một viên kim cương màu xanh lam vô cùng tinh mỹ. Nhà thám hiểm lập tức bị mê hoặc, ông đã nhanh tay gỡ xuống và lấy cắp nó mang về nước. 

kim cương; bảo thạch; kim cương Hope
Bên trong một ngồi đền cổ ở Ấn Độ (ảnh minh họa: Vnxpress)

Sau khi trở về nước, ông đã mang viên kim cương dâng cho quốc vương Louis 14. Quốc Vương lập tức bị thu hút bởi vẻ đẹp của nó, bèn ban thưởng cho nhà thám hiểm, ban tặng danh hiệu quý tộc cùng rất nhiều tiền bạc.

Hành trình lưu lạc và lời nguyền chết chóc của viên kim cương

Điểm đến đầu tiên của nó là Pháp, và người đầu tiên nhận sự nguyền rủa từ viên kim cương chính là kẻ đã đánh cắp nó.

Sau khi nhận thưởng hậu hĩnh từ Quốc vương, nhà thám hiểm kia tiếp tục tới Nga. Trong một lần, khi đang đi dạo trên thảo nguyên, thì ông bị một bầy sói chặn đường. Trong lúc vật lộn với bầy sói, ông đã bị chúng ăn thịt.

Mặt khác, tại Hoàng gia, nơi cất  giữ viên kim cương mỹ hảo kia, các tai họa và bất hạnh từ từ ập tới. Đầu tiên là vua Louis Louis XV mới lên ngôi chưa được bao lâu đã mất mạng vì bệnh đậu mùa. Viên kim cương lúc bấy giờ được gọi là “màu xanh của Hoàng gia Pháp”. Vương phi Marie Antoinette của Louis XVI vô cùng yêu thích nó.

kim cương; bảo thạch; kim cương Hope
Vương phi Marie Antoinette (ảnh: Medium)

Kết quả như mọi người đều biết, vị hoàng hậu này đã kết thúc cuộc đời mình trên máy chém khi chỉ mới 37 tuổi.

Trong cuộc cách mạng Pháp, viên kim cương bị thất lạc trong hỗn loạn, sau này nó lại xuất hiện ở Anh. Kể từ khi nó được mua bởi một ông chủ ngân hàng tên là Hope (hy vọng), thì nó cũng được gọi với tên mới là “viên kim cương Hope”. Thế nhưng, sau khi sở hữu viên kim cương, ngân hàng của ông bắt đầu sa sút, cuối cùng phá sản sau khi ông chết. 

Sau đó, viên kim cương lại rơi vào tay một quý tộc Nga. Một trong những nhân tình của ông đã lấy trộm nó, không lâu sau thì ông bị bắn chết một cách đầy bí ẩn.

Viên kim cương lại rơi vào tay hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ, không lâu sau đó, cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra năm 1922. Hoàng gia tan rã, viên kim cương lại bắt đầu vượt đại dương. 

Không biết bằng cách nào, viên kim cương lại xuất hiện tại một cuộc đấu giá ở Mỹ. Sau đó, nó được mua bởi một vị thương nhân ở Washington. Kết quả, vị thương nhân này cũng không thoát khỏi lời nguyền từ viên kim cương. Con của ông chết vì tai nạn, con gái tự sát; sau đó bản thân ông cũng bị tâm thần rồi chết. 

An nghỉ nơi Bảo tàng, kết thúc chuỗi bi kịch chết chóc

Viên kim cương Hope về sau lại rơi vào tay ông vua kim cương ở Mỹ. Ông dùng viên kim cương để quảng cáo trong một thời gian ngắn, sau đó thì tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian.

Thật kỳ diệu, lời nguyền chết chóc về nó cũng như nguồn năng lượng bất hạnh mà nó mang theo dường như đã dừng lại; kể từ khi an phận nằm trong viện Bảo tàng. 

Số phận bi thảm của những người từng sở hữu viên kim cương Hope không khỏi khiến người ta sợ hãi. Dường như nó không cho phép ai có quyền sở hữu nó.

Theo Vision Times

x