Khoa học nghiên cứu rằng cảm xúc có ảnh hưởng đối với thân thể người. Việc đo lường mức độ ảnh hưởng qua chỉ số năng lượng đã được công bố.
Nội dung chính
Năng lượng của cảm xúc
Nhà tâm lý học nổi tiếng David R. Hawkins đã phân tích thứ bậc năng lượng của nhiều loại cảm xúc khác nhau. Kết quả cho thấy cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến thân thể người.
- Tác hại của oán giận: Rút ngắn cuộc sống của bạn.
- Ảnh hưởng của tâm đố kỵ đến sức khoẻ và tinh thần con người.
Mức độ năng lượng được sắp xếp từ 0 đến 1.000: dưới 200 là năng lượng tiêu cực, trên 200 là năng lượng tích cực.
1. Cảm xúc xấu hổ: 20
Không ngờ điều tổn hại nhất tới sức khỏe lại chính là xấu hổ. Cấp độ năng lượng của sự xấu hổ gần với tử vong nhất, nó giống như hành vi tự sát có ý thức. Ở trong trạng thái xấu hổ, chúng ta hận không tìm được một cái lỗ để chui xuống.
2. Áy náy: 30
Cảm giác áy náy thể hiện nhiều phương thức khác nhau ví dụ hối tiếc, tự trách bản thân…
Cảm giác áy náy vô ý thức có thể dẫn tới các chứng bệnh trên thân thể và trong tâm. Cảm xúc này có thể dẫn đến hành vi tự sát bất ngờ. Biểu hiện bề ngoài của áy náy là thường xuyên tức giận, mệt mỏi.
3. Lãnh đạm: 50
Lãnh đạm biểu hiện ra sự nghèo nàn về khả năng tương tác. Người ở thang điểm này không muốn nhận sự trợ giúp. Nó khiến người ta trở thành kẻ bị hại trong nhiều phương diện của cuộc sống. Sự thiếu thốn không chỉ về vật chất, thiếu vận may, không có chí tiến thủ. Trừ khi có người giúp đỡ dìu dắt, nếu không người mang cảm xúc này có thể sẽ vất vả đến chết.
4. Đau khổ: 75
75 là cấp độ năng lượng của sự đau khổ, thê lương, sự thất vọng mang tính ỷ lại. Người ở vào cấp độ năng lượng này họ quá thất vọng, chán nản, sa sút trong cuộc sống.
Người sống trong đau khổ luôn cảm thấy hối tiếc, tự trách mình và bi thương về những điều đã qua. Điều mà họ nhìn về cuộc sống đều là một màu đen xám.
5. Sợ hãi: 100
Từ cấp độ năng lượng này mà nhìn thế giới, thì khắp nơi đều tràn đầy nguy hiểm. Một khi người ta xuất hiện tâm sợ hãi, thì thực sự sẽ có vô số những việc khiến họ cảm thấy bất an. Sau đó, trong tâm hình thành sự sợ hãi mang tính ép buộc. Điều đó gây ảnh hưởng tới cá tính trong quá trình trưởng thành. Cuối cùng dẫn đến tính kiềm chế. Sự kiềm chế, kìm nén làm khởi nguồn cho sự sợ hãi. Loại hành vi ức chế này không thể khiến tinh thần của người ta khởi lên được.
6. Dục vọng :125
Dục vọng khiến con người người cố gắng nỗ lực. Dục vọng làm người ta tiêu hao năng lượng lớn để đạt được mục tiêu; sau đó mong mỏi có được sự đền đáp xứng đáng. Đây cũng là một loại cấp độ dễ hình thành thói quen khó bỏ. Không biết từ bao giờ, phục vụ dục vọng và đam mê còn khiến người ta cảm thấy quan trọng hơn là quan tâm đến bản thân.
Dục vọng cũng có thể tích lũy lâu dần thành tham lam. Tuy nhiên, nguyện vọng chân chính có thể giúp chúng ta bước đến thành công.
7. Tức giận: 150
Nếu có người có thể vượt qua vòng luẩn quẩn của sự lạnh lùng và áy náy, thoát khỏi sự khống chế của sợ hãi, anh ta bắt đầu có dục vọng. Mà dục vọng lại có thể dẫn đến cảm giác thất bại. Thất bại sẽ dẫn tới sự tức giận.
Tức giận thường biểu hiện thành tâm oán hận và manh nha muốn trả thù. Cảm xúc này dễ gây ra những sự vụ nguy hiểm.
Tức giận cũng đến từ việc dục vọng không được thỏa mãn. Cảm giác thất bại đến từ việc phóng đại dục vọng mà không đáp ứng nổi. Có tức giận là dễ dẫn đến căm hận, cảm xúc này sẽ ăn mòn tâm trí của một người.
8. Kiêu ngạo: 175
So với những cấp độ năng lượng tương đối thấp khác, mọi người có thể cảm thấy cấp độ năng lượng này là tích cực hơn. Tuy nhiên trên thực tế, kiêu ngạo so với các loại cấp độ năng lượng thấp hơn khác chẳng qua chỉ là một cảm giác tốt hơn một chút mà thôi.
Kiêu ngạo tương đương với tính phòng ngự và dễ bị công kích. Bởi bản chất của nó được xây dựng nên từ những điều kiện bên ngoài. Một khi điều kiện không đủ, người kiêu ngạo cũng rất dễ rơi vào cấp độ năng lượng thấp.
Cái tôi bị thổi phồng là nguyên nhân thúc đẩy sự kiêu ngạo. Và cái tôi khi mang đi ma sát với cuộc sống thường rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, xu hướng diễn hóa của kiêu ngạo là ngạo mạn, tự lừa mình dối người, phủ nhận sự thật. Và điều này chống lại sự phát triển của một người từ trong nhận thức. Họ nhất định sẽ gặp phải biến cố lớn.
9. Dũng khí: 200
Ở mức năng lượng 200, động lực bắt đầu xuất hiện. Đây là một điểm quan trọng. Lòng dũng cảm là nền tảng của sự mở rộng bản thân, đạt được thành tích. Sự kiên trì, tính nhẫn nại không dừng lại và quả quyết hành động theo quyết định của bản thân.
Ở mức năng lượng thấp hơn, người ta sẽ cảm thấy trên thế giới dường như không có sự giúp đỡ, là thất bại, kinh hoàng. Nhưng cấp độ năng lượng của dũng khí, khiến cuộc sống có vẻ thú vị, đầy thử thách.
Sống ở cấp độ này, người ta có khả năng nắm giữ vận mệnh trong tay. Vì vậy, sự phát triển và giáo dục cá nhân là những con đường khả thi. Người ta không thể ngăn trở, phá vỡ người có nguồn năng lượng này.
Những người ở mức năng lượng 200 luôn có thể trả lại đủ năng lượng cho thế giới. Những người ở dưới mức năng lượng này liên tục hút năng lượng từ xã hội mà không có tương tác cho đi.
10. Ổn định: 250
Năng lượng đạt đến cấp độ này khiến con người trở nên rất sôi nổi. Người ở mức năng lượng dưới 250, ý thức có xu hướng rời rạc và cứng nhắc. Ở mức năng lượng ổn định, người ta không có tính phân biệt khi đối đãi các vấn đề trong cuộc sống.
Đến mức năng lượng này có nghĩa là cách biệt khỏi kết quả, người ta không còn sợ hãi và sợ thất bại. Đây là cấp độ năng lượng của loại cảm giác an toàn.
Những người đạt đến mức năng lượng này rất dễ hòa đồng và khiến mọi người cảm thấy ấm áp và đáng tin cậy. Vì họ không quan tâm đến tranh chấp, cạnh tranh và phạm tội. Những người như vậy luôn điềm tĩnh, ung dung, không ép buộc người khác phải làm gì.
11. Chủ động: 310
Thang điểm 310 có thể được coi là cánh cửa dẫn đến một cấp độ cao hơn. Những người ở mức độ bình tĩnh sẽ trung thành hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng những người ở cấp độ chủ động thường sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ. Hơn nữa họ sẽ phấn đấu để đạt được thành công hơn nữa.
Người ở cấp độ này thường trưởng thành nhanh chóng. Họ là những ứng cử viên cho sự tiến bộ của nhân loại.
Những người ở mức năng lượng dưới 200 thường là người khép kín. Nhưng những người ở mức năng lượng 310 thì hoàn toàn cởi mở. Những người ở mức năng lượng này thường chân thành và thân thiện. Họ cũng có xu hướng thành công về mặt xã giao và tài chính. Họ luôn có thể giúp đỡ mọi người và đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội.
Họ cũng sẵn sàng đối mặt với tình trạng nội tại. Họ không gặp phải những rào cản lớn trong học tập. Với khả năng vươn lên từ nghịch cảnh và học hỏi kinh nghiệm, họ đều có thể điều chỉnh bản thân. Họ có thể nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân, và học hỏi điểm mạnh của người khác.
12. Khoan dung: 350
Người ở mức độ năng lượng này là có sự chuyển biến lớn. Đó là hiểu rõ bản thân mới có thể làm chủ vận mệnh của mình. Họ ý thức là chỉ có mình mới có thể tạo ra cuộc sống của mình.
Những người ở mức năng lượng dưới 200 đều không có sức lực. Thông thường họ coi mình là nạn nhân, hoàn toàn chịu sự can nhiễu của cuộc sống. Nguồn gốc của cách nhìn nhận này là; họ cho rằng hạnh phúc và khổ nạn là đến từ điều gì đó ở “bên ngoài”.
Người ở mức độ bao dung, không có điều gì “bên ngoài” có thể khiến họ vui vẻ hay bi thương. Tình yêu thương không ai có thể cho hay lấy. Tất cả đều xuất phát từ bên trong. Khoan dung có nghĩa là để cuộc sống như ý mình. Họ không cố ý tạo thành một mẫu hình cụ thể nhất định.
Những người ở mức năng lượng này không hứng thú đi đánh giá đúng hay sai. Ngược lại, họ sẵn sàng tham gia vào bất cứ cách nào để giải quyết vấn đề. Họ quan tâm hơn đến các mục tiêu dài hạn, tính kỷ luật và tự chủ tốt. Đây là đặc điểm rõ ràng để phân biệt họ với người khác.
13. Sáng suốt: 400
Vượt qua mức năng lượng tương đối thấp của cảm tình hóa, ngưỡng này chính là bước vào giai đoạn của lý trí và trí tuệ. 400 là mức độ năng lượng hình thành của khoa học, y học. Mức độ này biểu đạt khả năng hình thành khái niệm và sự hiểu biết. Kiến thức và giáo dục trở thành tư cách và sự từng trải.
Đây là người từng đoạt giải Nobel, đại chính trị gia và các thẩm phán. Chẳng hạn Einstein, Freud và nhiều nhà tư tưởng khác trong suốt lịch sử đều ở cấp độ quyền lực này.
Nhược điểm của những người ở cấp độ này là họ tập trung quá nhiều vào sự phân biệt về khái niệm, lý thuyết. (tức là họ bận rộn để phân biệt giữa các biểu tượng và những gì chúng đại diện). Sáng suốt, thông minh không thể khiến người ta hướng tới chân lý. Nó chỉ tạo ra nhiều thông tin và tài liệu, nhưng thiếu khả năng giải quyết sự khác biệt về dữ liệu và kết quả.
Bản thân thông minh là một trong những trở ngại lớn nhất đối với mức năng lượng cao hơn. Có rất ít người trong xã hội của chúng ta có thể vượt qua mức này.
14. Cảm xúc yêu thương: 500
Tình yêu thương ở đây không mang nghĩa yêu thương thông thường như miêu tả trong các bộ phim tình cảm lãng mạn. Tình yêu thông thường đó rất dễ kèm theo sự tức giận và bộ mặt giả dối, tính ỷ lại vào đối phương.
Loại tình yêu này khi bị ngăn trở lập tức có thể chuyển thành sự căm hận. Tình yêu dẫn tới căm hận là nguồn gốc dẫn tới sự giả dối, và những bất hạnh đi kèm.
Tình yêu thương ở cấp độ 500 này là tình yêu vô điều kiện. Tình yêu vĩnh viễn không thay đổi, không dao động, không đến từ các yếu tố bên ngoài.
Tình yêu là trạng thái tồn tại cơ bản của thế giới này. Nhưng yêu thương là sự khoan dung, bồi dưỡng và duy trì sự sống.
Đó không phải tình yêu tính toán trong đầu não, mà là tình yêu từ trái tim. Tình yêu luôn tập trung vào mặt tốt của cuộc sống và nâng cao những trải nghiệm tích cực. Đây là mức độ hạnh phúc thực sự. Chỉ 0,4% dân số thế giới từng đạt đến mức độ tiến hóa ý thức này.
15. Cảm xúc vui sướng: 540
Khi tình yêu càng ngày càng vô hạn, nó bắt đầu trở thành sự vui thích bên trong. Đây là niềm vui phát sinh từ bên trong, không phải hướng ngoại mà cầu. Cấp độ 540 cũng là cấp độ có khả năng hồi phục và độc lập tinh thần.
Đây là mức năng lượng trị liệu của nhiều bậc thánh nhân và những người tu hành ở cấp độ tâm linh cao thượng.
Đặc điểm của những người ở cấp độ năng lượng này là có tính nhẫn nại lớn. Họ luôn giữ thái độ lạc quan và từ bi khi đối diện với nghịch cảnh. Người đạt đến mức năng lượng này có ảnh hưởng rõ rệt đối với người khác. Sự quan tâm thường xuyên của họ sẽ mang lại tình yêu và hòa bình.
Đối với những người ở mức độ năng lượng này, thế giới tràn đầy ánh sáng tươi đẹp và hoàn mỹ. Mọi thứ diễn ra dễ dàng cùng một lúc. Trong mắt họ, đó là chuyện thường tình, nhưng lại được người bình thường coi như một phép màu.
16. Cảm xúc bình hòa: 600
Mức năng lượng này gắn liền với cái gọi là sự xuất sắc, tự hiện thực hóa. Nó rất hiếm, chỉ một trong mười triệu người có thể đạt được nó.
Một khi đạt đến mức năng lượng này, sự phân biệt giữa bên trong và bên ngoài sẽ biến mất và các giác quan là không cần thiết. Những người có mức năng lượng từ 600 trở lên cảm nhận giống như pha quay chậm. Thời gian trong trường của họ di chuyển – không cố định nữa, mọi thứ đều rực rỡ và rạng rỡ.
Trong mắt những người này, thế giới là một dòng tiến hóa. Nó trôi nổi, không ngừng nhảy múa hòa nhịp với sự tiến hóa của cội nguồn vũ trụ.
Đây là một điều phi thường, hiện tượng không thể miêu tả bằng ngôn ngữ. Tất cả tâm trí luôn giữ sự trầm tĩnh lâu dài, không đi phân tích phán đoán. Người quan sát và người được quan sát trở thành một và cùng một người. Người quan sát hòa tan trong nhân chứng và trở thành chính nhân chứng.
Các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc được tạo ra từ những người có mức năng lượng từ 600 đến 700. Nó có thể tạm thời đưa chúng ta đến trạng thái vĩnh hằng.
Mặc dù mỗi người đều trải qua trạng thái tinh thần khác nhau. Tuy nhiên tâm trạng ở lâu trong cảm xúc không tốt sẽ tạo ra những tổn thương đến sức khỏe thân thể.
Như vậy, nếu vào một ngày, nỗi buồn mang tới cho chúng ta những năng lượng không tốt, chúng ta cần làm thế nào để điều chỉnh?
Tác động tích cực vào tiềm ý thức có thể trị bệnh?
Trong cuốn sách có tên “Liệu pháp gợi ý”, giáo sư y học người Pháp Hippolyte Bernheim đã đề cập đến vấn đề này. Ông đưa ra trường hợp một bệnh nhân bị liệt lưỡi, mất khả năng nói. Mọi cách điều trị đối với anh đều không hiệu quả.
Ông bèn thử nghiệm “liệu pháp gợi ý”, ông nói với bệnh nhân rằng, có một thiết bị mới – nó sẽ chữa khỏi bệnh. Trên thực tế, ông chỉ đưa cái nhiệt kế vào trong miệng của bệnh nhân. Nhưng anh ta nghĩ đó chính là một thiết bị đặc biệt hiệu quả. Ít phút sau, bệnh nhân thực sự có thể la hét và lưỡi đã được hồi phục bình thường.
Hippolyte nhận định, bệnh nhân có thể kỳ vọng chữa lành bằng sức mạnh của niềm tin. Tức là bác sĩ hướng bệnh nhân đến suy nghĩ rằng phương pháp này thực sự hiệu quả.
Thử nghiệm trên đã chứng minh, tiềm ý thức của con người có tác dụng phục tùng những ám chỉ gợi ý. Nó có thể tự kiểm soát các chức năng, cả cảm giác và tình trạng của cơ thể.
Chữa bệnh bằng phương pháp điều chỉnh cảm xúc
Trung y nhìn nhận, thay đổi cảm xúc thái quá có thể dẫn tới mắc bệnh. Nhưng có thể lợi dụng chính những lý luận tương sinh tương khắc trong cảm xúc để trị bệnh.
Từ rất sớm, các bác sĩ trung y đã dùng đến liệu pháp tâm lý trị liệu, gọi là “Ý liệu”. Phương pháp trị liệu tâm lý thường có hiệu quả đáng kinh ngạc so với phương pháp trị liệu bằng thuốc.
Sách “Đông y bảo giám” có ghi: Muốn trị bệnh, trước tiên cần điều trị nhân tâm, cần giữ tâm cho chính. Tâm thái bình tĩnh giúp người bệnh không còn tư tưởng lo ngại, không còn những suy nghĩ ngông cuồng, bất bình. Bệnh nhân tự suy ngẫm về lỗi lầm của bản thân, tìm nguyên nhân và giải pháp. Tâm trí họ được giải thoát khỏi những cung bậc cảm xúc tiêu cực. Từ đó đạt được trạng thái nhiên tự thanh tịnh, bệnh tình tự nhiên biến mất không cần dùng thuốc.
Trong “Bản thảo kinh sơ” thời nhà Minh có nói rằng: ‘dùng lý trí để loại bỏ nhận thức, dùng lý trí để loại bỏ tình cảm. Đây gọi là tâm bệnh còn phương pháp trị bệnh gọi là tâm dược y’.
Y học cổ truyền Trung Quốc luôn coi trọng tác dụng quan trọng của yếu tố tâm lý trong điều trị. Dưới đây là một số liệu pháp còn lưu truyền cho đến ngày nay.
1. Liệu pháp “cạnh tranh cảm xúc”
Trong sách “Tố vấn âm dương ứng tượng đại luận” và “Tố vấn ngũ vận hành đại luận” chỉ rõ: “Giận quá sẽ làm tổn hại gan, nhưng sự bi ai có thể ức chế cái giận. Mừng vui quá sẽ làm tổn hại tim, nhưng sự sợ hãi ức chế được cái vui mừng. Lo âu tư lự sẽ làm tổn hại dạ dày, nhưng sự giận dữ thì ức chế được sự lo âu. Ưu sầu bi ai quá sẽ làm tổn hại phổi, nhưng sự vui mừng có thể làm tan biến nỗi bi ai. Sợ hãi quá sẽ làm tổn thương thận, nhưng sự lo âu, tư lự sẽ ức chế được nỗi sợ hãi”.
Phương pháp điều chỉnh cảm xúc bất thường này căn bản là việc: Người ta sử dụng một cách có ý thức một hoạt động tình cảm khác để kiểm soát hoặc điều chỉnh bệnh do một kích thích nào đó gây ra, nhằm đạt được mục đích chữa khỏi bệnh.
2. Liệu pháp chuyển giao
Mục đích của phương pháp này là đánh lạc hướng sự chú ý của bệnh nhân khỏi căn bệnh. Chuyển giao sự chú ý của họ sang những nơi khác bằng cách thay đổi môi trường xung quanh, tránh những kích thích không tốt.
Di chuyển (chuyển giao) có thể khiến cảm xúc của một người thay đổi hoặc cũng vẫn là cảm xúc đó nhưng chuyển sang một người khác hoặc sự việc khác. Cũng có thể thông qua việc giao lưu trao đổi với người khác hoặc đọc sách mà thay đổi tâm tính và cảm xúc.
Sách “Bệnh án hướng dẫn lâm sàng bệnh án” viết: Cảm xúc suy nhược, bởi vì người ta để những suy nghĩ tiêu cực tiềm tàng quá lâu trong tâm trí. Hội chứng trầm cảm nghiêm trọng nhưng có thể thay đổi.
Phương pháp cụ thể phù hợp với từng người. Tuỳ người, tuỳ bệnh mà áp dụng các phương pháp khác nhau như chơi nhạc cụ, vẽ tranh, đọc sách, tập luyện thể thao, khí công, thiền định…vv… để bồi đắp cảm xúc tích cực. Có như vậy mới đạt được mục đích chữa khỏi bệnh.
3. Liệu pháp thuận theo cảm xúc và mong muốn
Sách ‘tố vấn di tinh biến khí luận’ chỉ rõ: “Hệ chi bệnh giả, sổ vấn kỳ tình, dĩ tòng kỳ ý”. Nghĩa là: Nguyên nhân của nhiều loại bệnh là xuất phát từ tình, cần điều trị từ trong tâm. Đây cũng là một trong những liệu pháp thuộc về tâm lý.
Tuy nhiên, đôi khi sự khuyên bảo thuyết phục để một người thay đổi trạng thái cảm xúc không đạt được mục đích trị bệnh. Trong xã hội coi trọng dục vọng cá nhân như ngày nay, nguyên tắc trị bệnh như liệu pháp “thuận theo mong muốn” là rất phù hợp.
Chẳng hạn một người do thiên tai mà mất đi nhà cả và người thân khiến tình chí của họ hoảng hốt, đau khổ, thất thần. Thông qua các sự việc như chia sẻ, quan tâm, cứu trợ… tinh thần của họ sẽ khởi lên và những cảm xúc tiêu cực sẽ dần vơi bớt.
4. Liệu pháp cảm ứng ngôn ngữ
Trong sách “Tố vấn di tinh biến khí luận” có viết: “Bế hộ tắc dũ, hệ chi bệnh giả, xổ vấn kỳ tình, dĩ tòng kỳ ý, đắc thần giả xương, thất thần giả vong”. Nghĩa là: Cần đóng cửa thật chặt. Đầu tiên cần có được sự tin tưởng của bệnh nhân bằng cách bày tỏ thái độ đồng tình với họ. Hỏi thăm chi tiết tình hình bệnh tật, lợi dụng cách khuyên bảo khiến bệnh nhân nói rõ bệnh tình và đau khổ.
Đây cũng là phương pháp dùng ngôn ngữ khơi gợi để điều trị bệnh về tinh thần. Tinh thần không còn lo sợ, không còn cảm thấy tuyệt vọng, sắc mặt bệnh nhân trở nên rạng ngời, mạch đập bình hòa, thần khí thịnh vượng khiến bệnh tình nhanh chóng khỏi.
Cảm xúc là có ảnh hưởng rất lớn đối với thân thể người. Như vậy để đảm bảo một thân thể khoẻ mạnh, chúng ta nên giữ tâm trạng thật tích cực.
Theo Sound of Hope